II.5 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ BẢO QUẢN SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bê tông chế tạo một số cấu kiện xây dựng nhà ở, công suất 80000 m3 năm (Trang 109 - 120)

II. 1.2 Kho cốt liệu

3. Tính chọn thiết bị phụ trợ

II.5 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ BẢO QUẢN SẢN PHẨM

rĩ)ề án tết nghiệp____________________3CỈIÚU r()ật Mỉệu Oũãíị ^Đựtiíị

II.5.1. Cơ Cấu tổ chức hệ thống kiểm tra chất lượng sản xuất

Một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm bê tông cốt thép là tổ chức đúng đắn hệ thống kiểm tra chất lượng sản xuất.

Cơ sở của việc tổ chức hệ thống ấy không chỉ là kiểm tra chất lượng sản phẩm đã chế tạo xong và phân loại theo yêu cầu quy phạm mà còn kiểm tra thường xuyên sự tuân thủ các chế độ công nghệ ở mỗi thao tác của quá trình công nghệ. Còn gọi là kiểm tra thao tác hay kiểm tra thường xuyên.

Toàn bộ công tác kiểm tra phẩm chất kỹ thuật sản phẩm trong quá trình sản xuất có thể chia làm 2 loại:

+ Kiểm tra thường xuyên chất lượng của các cấu kiện trong quá trình chế tạo. Trong đó ké cả kiểm tra chất lượng của vật liệu ban đầu và bán thành phẩm.

+ Kiểm tra nghiệm thu chất lượng của sản phẩm đã chế tạo xong để lập minh chứng kỹ thuật cho sản phẩm.

Ngoài ra còn có một công tác kiểm tra thường xuyên trong quá trình sản xuất đó là kiểm tra phòng ngừa. Mục đích là để xem xét trạng thái và sự làm việc của thiết bị công nghệ, kích thước khuôn, độ chính xác của các thiết bị cân đong trong phân xưởng trộn....

Khi kiểm tra kỹ thuật trong sản xuất cần chú ý đến việc tổ chức kiểm tra và điều chỉnh tự động các quá trình công nghệ riêng rẽ theo chương trình đã định cũng như sử dụng các phương pháp hiện đại để thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm, áp dụng các tiêu chuẩn IS09002 cho quá trình sản xuất. Việc này cho phép nâng cao độ chính xác, rút ngắn thời gian và giảm nhẹ lao động của công tác kiểm tra kỹ thuật đi rất nhiều.

Công tác kiểm tra chất lượng trong sản xuất do bộ phận KCS chịu trách nhiệm như:

+ Bộ phận kiểm tra chất lượng của nhà máy. Bộ phận này chịu trách nhiệm kiểm tra thường xuyên sự tuân thủ các chế độ qui tắc công nghệ đã được qui định trong quá trình sản xuất và chất lượng của sản phẩm đã chế tạo xong.

+ Bộ phận thí nghiệm có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng vật liệu ban đầu và bán thành phẩm cũng như chất lượng của bê tông trong cấu kiện.

Tổ chức hệ thống kiểm tra chất lượng sản xuất quan hệ mật thiết với cơ cấu sản

II.5.2. Tổ chức kiểm tra chất lượng sản xuất tại các phân xưởng: 1. Trạm trộn hỗn họp bê tông:

rĩ)ề án tết nghiệp____________________3CỈIÚU r()ật Mỉệu Oũãíị ^Đựtiíị

Quản đốc phụ trách trạm trộn điều hành hoạt động của trạm dưới sự giám sát của phó giám đốc và giám đốc.Thường xuyên kiểm tra chất lượng các ngăn của bunke cát, đá, xi măng trên trạm trộn. Tuân thủ nghiêm ngặt cấp phối đã thiết kế. Thử độ sụt của hỗn hợp bê tông trước khi ra khỏi trạm. Hàng ngày ghi chép đầy đủ các số liệu về cấp phối sử dụng ximăng nào, loại cát đá nào. Mang khuôn mẫu đến thử độ sụt, đúc mẫu, mang toàn bộ số liệu về phòng KCS. Hàng ngày trạm kiểm tra cân xi măng, cân cốt liệu, nếu có sai lệch phải làm vệ sinh và chỉnh lại cân. Khi vận hành máy trộn phải thường xuyên theo dõi hoạt động của máy trộn. Khi bộ phận nào không hoạt động phải báo ngay cho người chịu trách nhiệm xử lý. Thường xuyên kiểm tra lượng vật liệu trong các ngăn của bunke dự trữ. Chiều cao vật liệu trong các ngăn của bunke chứa không được chênh lệch nhau quá tránh hiện tượng ngăn có nhiều vật liệu, ngăn ít vật liệu hoặc không có vật liệu gây đổ vách ngăn. Đối với các bunke chứa xi măng thì khi sử dụng ngăn chứa xi măng nào thì phải ghi rõ vào mẻ trộn để theo dõi lượng xi măng trong bunke. Hai mươi ngày phải kiểm tra một lần van an toàn và làm sạch lưới lọc của xiclo lọc bụi.

2. Kho cốt liệu, xi măng, sắt thép:

Thường xuyên kết hợp với phòng KCS để kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu nhập về nhà máy. Theo dõi, ghi chép đầy đủ lượng nguyên vật liệu nhập kho xem có đúng về qui cách, chủng loại và số lượng không.

3. Phân xưởng cốt thép:

Quản đốc phân xưởng kiểm tra, đối chiếu với bản vẽ thiết kế các yêu cầu kỹ thuật của các linh kiện, khung cốt thép đã chế tạo xong.

4. Phân xưởng tạo hình:

Quản đốc và các nhân viên kỹ thuật kiểm tra kỹ thuật từ khi bắt đầu lắp khuôn đến khi hoàn thành sản phẩm. Ghi ký hiệu sản phẩm, đóng dấu nghiệm thu phân loại sản phẩm. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng sản phẩm của phân xưởng mình sản xuất.

5. Phong KCS :

Là phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm. Nhiệm vụ của phòng KCS :

- Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu ra vào nhà máy.

- Thử tính chất cơ lý như : khối lượng thể tích, khối lượng riêng, độ ẩm, độ

dẻo cấp

phối cốt liệu...

- Thí nghiệm cấp phối bê tông 112

rĩ)ề án tết nghiệp____________________3CỈIÚU r()ật Mỉệu Oũãíị ^Đựtiíị

I- Kiểm tra chất lượng trong quá trình chế tạo sản phẩm

Công tác kiểm tra thường xuyên trong quá trình chế tạo các cấu kiện bê tông cốt thép gồm có:

1. Kiểm tra phẩm chất khi chế tạo hỗn hợp bê tông chính là:

Kiểm tra phẩm chất của vật liệu để chế tạo bê tông, kiểm tra độ ẩm của cốt liệu để

bớt lượng nước khi cân nước cho mẻ trộn. Kiểm tra độ chính xác của cân đong vật liệu thành phần, cũng như kiểm tra độ lưu động, độ cứng, độ phân tầng của hỗn hợp

bê tông.

2. Kiểm tra mác của cốt thép

Kiểm tra đường kính các thanh cốt thép, cường độ của mối hàn, kích thước của các linh kiện và khung cốt thép đã chế tạo xong, sự phù hợp về kích thước của chúng.

Kiểm tra sự đúng đắn của việc chế tạo và lắp đặt các chi tiết chờ trên khung cốt thép, kiểm tra lớp chống rỉ...

3. Kiểm tra chất lượng dầu lau khuôn, vị trí của các khung cốt thép và các linh kiện

cốt thép riêng biệt trong khuôn.

Kiểm tra chất lượng đổ khuôn và lèn chặt bê tông trong khuôn, chất lượng hoàn thiện bề mặt hở của cấu kiện.

4. Kiểm tra chế độ gia công nhiệt (Nhiệt độ và thời gian)

Cường độ của bê tông sau khi gia công nhiệt, chất lượng các bề mặt của cấu kiện sau khi tháo khuôn cũng như chất lượng gia công và hoàn thiện bề mặt các cấu kiện.

Công tác kiểm tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở các biểu đồ công nghệ đã lập sẵn cho từng loại sản phẩm.

Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu ban đầu để chế tạo bê tông cốt thép được tiêu chuẩn hoá trong các qui phạm Nhà nước hay các tiêu chuẩn kỹ thuật. Còn các chỉ tiêu thực tế về tính chất của vật liệu được ghi trong các chứng minh kỹ thuật kèm theo khi vật liệu được đưa về nhà máy. Nhưng phẩm chất của chúng vẫn phải được kiểm tra lại. Việc thí nghiệm phải tiến hành theo các phương pháp tiêu chuẩn hiện hành. Nhưng cũng có thể tiến hành theo các phương pháp thí nghiệm nhanh đã sử dụng nhiều trong thực tế.

II. Kiểm tra cường độ của sản phẩm, cấu kiện bê tông 113

rĩ)ề án tết nghiệp____________________3CỈIÚU r()ật Mỉệu Oũãíị ^Đựtiíị

trường hợp để kiểm tra cường độ chịu nén của sản phẩm thì dùng phương pháp không phá hoại như phương pháp đo độ cứng.

1. Phương pháp phá hoại:

Chia các sản phẩm được sản xuất thành các lô. Mỗi lô 100 sản phẩm. Trong mỗi lô lấu một mẫu sản phẩm đại diện để kiểm tra.

+ Kiểm tra chất lượng ống.

Đưa ống lên thiết bị kiểm tra và đặt tải trọng lên dọc theo chiều dài ống. Tăng tải trọng q cho đến khi xuất hiện vết nứt có chiều rộng b=0,3(mm). Kiểm tra tải trọng q với tải trọng thiết kế. Nếu q có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị của tải trọng thiết kế thì đạt yêu cầu.

Tăng tiếp tải trọng q đến khi sản phẩm bị phá hoại. Kiểm tra tải trọng phá hoại của ống dẫn nước.

+ Với hỗn hợp bê tông:

Xác định cường độ chịu nén bằng cách nén các mẫu hình lập phương và mẫu hình

trụ với các kích thước quy định. Việc chế tạo mẫu để thí nghiệm kiểm tra cường độ thực của bê tông được tiến hành bằng chính các phương tiện và thao tác được dùng để chế tạo các sản phẩm. Để kiểm tra cấp phối đã lựa chọn của hỗn hợp bê tông theo cường độ và sự phù hợp với mác đã định của nó, các mẫu kiểm tra thường được chế tạo theo quy phạm Nhà nước.

Trong các phân xưởng sản xuất, ở mỗi một ca trên mỗi tuyến công nghệ sản xuất ta lấy ít nhất hai lượng thử của hỗn hợp bê tông trong cùng một cấp phối. Thể tích của lượng thử này được tính toán đủ để chế tạo một xêri mẫu kiểm tra để xác định cường độ xuất xưởng của bê tông trong cấu kiện. Ngoài ra mỗi ngày một lần từ lượng thử đã lấy của hỗn hợp bê tông của mỗi cấp phối người ta chế tạo một xêri mẫu kiểm tra khác để kiểm ra sự phù hợp cường độ thực tế của bê tông với mác thiết kế của nó ở tuổi 28 ngày cứng rắn trong điều kiện tiêu chuẩn. Trong nhà máy còn lấy các lượng thử phụ để chế tạo các mẫu kiểm tra với mục đích xác định cường độ công nghệ của bê tông trong các thời hạn trung gian.

2. Phương pháp không phá hoại:

Sử dụng phương pháp bắn bê tông để xác định độ cứng của bê tông. Từ đó gián tiếp xác định được cường độ của bê tông. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản,

dễ dàng, sản phẩm không bị phá hoại. Nhưng có nhược điểm là không đánh giá hết và đúng đắn sự làm việc thực tế của sản phẩm.

rĩ)ề án tết nghiệp____________________3CỈIÚU r()ật Mỉệu Oũãíị ^Đựtiíị

III. Kiểm tra chất lượng sản phẩm đã chế tạo xong.

Trước khi xuất xưởng các sản phẩm bê tông ra khỏi nhà máy. Ta tiến hành kiểm tra theo các bước sau:

- Kiểm tra hình dáng và kích thước của cấu kiện. - Chất lượng bề mặt và mức độ hoàn thiện. - Chất lượng cốt thép, chi tiết chờ, móc cẩu lắp. - Chất lượng bê tông theo cường độ chịu nén.

Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm do nhân viên kỹ thuật thuộc bộ phận kiểm tra kỹ thuật tiến hành trong quá trình nghiệm thu các sản phẩm.

Các cấu kiện thường được chia thành lô khi nghiệm thu. Số lượng cấu kiện mỗi lô

được qui định trong các quy phạm Nhà nước tương ứng. Lô gồm các cấu kiện cùng một cỡ loại được chế tạo trong một thời gian không quá 10 ngày trước khi nghiệm thu theo cùng một công nghệ và cùng một loại vật liệu. Số lượng cấu kiện trong một lô không được vượt quá: khi thể tích một cấu kiện từ 0,2 -K),3m3 là 700 cái. Khi thể tích cấu kiện từ 0,3-ỉ-l m3 là 300 cái. Khi thể tích cấu kiện từ ln-2m3 là 150

cái.

1. Kiểm tra bằng cách xem xét bên ngoài và đo:

Cấu kiện phải có hình dáng hình học đúng với độ chính xác của kích thước trong các giới hạn cho phép qui định.

Độ chính xác về kích thước và hình dạng hình học của cấu kiện (phẩm chất bề mặt của góc vuông, độ thẳng của các mép, cạnh...) được kiểm tra bằng các dụng cụ đo với độ chính xác đến lmm. Nếu chỉ một trong số các cấu kiện đã chọn trước để kiểm tra không thoả mãn những yêu cầu về hình dạng, kích thước nói trên thì phải tăng số lượng cấu kiện cần kiểm tra lên gấp đôi hay cả lô, trị số các dung sai cho phép so với các kích thước kế của cấu kiện được quy định trong quy phạm và tiêu chuẩn hiện hành.

2. Kiểm tra chất lượng của cốt thép

Tiến hành kiểm tra vị trí của cốt thép ngay trên cấu kiện đã được chọn để kiểm tra

hình dáng và kích thước. Số lượng cấu kiện dùng để kiểm tra có thể được quy định trong các quy phạm Nhà nước hay điều kiện kỹ thuật đối với loại cấu kiện ấy. Hoặc có thể lấy không dưới 1% khi số lượng cấu kiện trong 1 lô là 500 cái hoặc nhiều hơn nữa và trên 5 cái khi khối lượng cấu kiện trong một lô dưới 500 cái. Để kiểm

rĩ)ề án tết nghiệp____________________3CỈIÚU r()ật Mỉệu Oũãíị ^Đựtiíị

Kiểm tra đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông được tiêu chuẩn hoá bởi 2 chỉ tiêu: cường độ trung bình thực tế đối với các khối lượng kiểm tra và cường độ cho phép tối thiểu của bê tông trong các xêri mẫu kiểm tra riêng biệt trong cùng một khối lượng ấy. Nếu thoả mãn các tiêu chuẩn qui định thì cường độ bê tông coi là thoả mãn.

Trong nhà máy bằng cách sử dụng các chỉ tiêu đã được tiêu chuẩn hoá để đánh giá

cường độ và độ đồng nhất của bê tông.

4. Kiểm tra khả năng chịu lực của sản phẩm.

Thí nghiệm trực tiếp cấu kiện với tải trọng giống như tải trọng sử dụng để đánh giá khả năng chịu lực của sản phẩm theo cường độ về độ cứng và khả năng chống nứt, khi các chỉ tiêu phẩm chất của sản phẩm đã kiểm tra ở trên không đạt yêu cầu. Trình tự số lượng cấu kiện được lựa chọn để tiến hành thí nghiệm, trị số của tải trọng, sơ đồ thí nghiệm, phương pháp xử lý kết quả thí nghiệm được tiến hành theo quy phạm Nhà nước. Sau khi kiểm tra phải lập biên bản và ghi lại kết quả thí nghiệm. Trong biên bản ghi rõ các kết luận về đánh giá cường độ, độ cứng, độ chống nứt của cấu kiện và của cả lô kiểm tra.

IV. Đề mác và lập chứng minh kỹ thuật của sản phẩm.

Các sản phẩm khi đã kiểm tra thoả mãn yêu cầu của quy phạm tương ứng hay điều

kiện kỹ thuật được đề mác bằng sơn không rửa được. Trong mác ghi rõ số chứng minh kỹ thuật của sản phẩm, ký hiệu và tem của nhà máy chế tạo. Số của nhân viên kỹ thuật thuộc bộ phận kiểm tra.

Tem của nhà máy là dấu kiểm tra quy ước (con dấu của bộ phận kỹ thuật). Chỉ đóng dấu lên sản phẩm khi có số chứng minh kỹ thuật bên cạnh ký hiệu của sản phẩm. Điều này có nghĩa là sản phẩm đã được bộ phận kiểm tra kỹ thuật nghiệm thu và có thể xuất kho cho người tiêu dùng. Chứng minh kỹ thuật được làm thành 2 bản, một giao cho khách hàng, còn một giữ lại nhà máy.

II.6. An toàn lao động

Đối với nhà nước ta công tác an toàn lao động được đặc biệt chú trọng, con người là vốn quý, con người tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động sẽ dẫn đến những hậu quả không lường, không những thiệt hại về mặt kinh tế mà còn gây thiệt hại đến tính mạng của con người. An toàn lao động trước hết là người lao động phải được bảo vệ an toàn trong quá trình sản xuất, là được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động và thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn lao động. Trong từng ngành khác nhau thì việc trang bị các thiết bị bảo hộ là khác nhau, sao cho phù hợp với từng công việc trong từng116

rĩ)ề án tết nghiệp____________________3CỈIÚU r()ật Mỉệu Oũãíị ^Đựtiíị

mỗi người phải có một trình độ tay nghề vững vàng, sử dụng thành thạo các thiết bị máy móc trong dây chuyền công nghệ mà mình đảm nhiệm. Song song với các yếu tố trên thì vấn đề sức khoẻ cũng là rất quan trọng, bất kỳ một công việc gì dù nhỏ hay lớn thì yếu tố sức khoẻ quyết định sự thành công rất lớn. Có sức khoẻ trong lao động ngoài việc đạt được năng suất chất lượng còn đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động đều tránh được tai nạn rủi ro trong sản xuất. Trong nhà máy để đảm bảo tuyệt đối an toàn, ngoài việc trang bị kiến thức cũng như trang thiết bị cho từng người

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bê tông chế tạo một số cấu kiện xây dựng nhà ở, công suất 80000 m3 năm (Trang 109 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w