0
Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Đa dạng hoá chế độ pháp lý thực thi công việc của công chức

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ XÂY DỰNG LUẬT CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM (35 TRANG) (Trang 27 -29 )

Trong phần lớn các nước, công vụ khởi đầu được xem là một khối đồng nhất từ trung ương đến tận cơ sở từ ngành này sang ngành khác đang có chiều hướng đa dạng hóa. Chính vì vậy, cùng với sự phân chia các loại công vụ, hệ thống pháp luật cũng cần điều chỉnh thích ứng. Đã xuất hiện nhiều chiều hướng có tính chất khá phổ biến: đa dạng hóa theo cấp lãnh thổ, theo tầm quan trọng của các chức năng và theo quy chế tổ chức trực thuộc.

1.2.5.1. Theo các cấp lãnh thổ

Tại các nhà nước liên bang (Đức, Mỹ, Canada) hệ thống công vụ chia thành: - Liên bang

Hệ thống công vụ liên bang chiếm khoảng 10% đến 20% tổng số người (công chức) làm việc trong hệ thống công vụ chung. Hệ thống công vụ bang và địa phương đông hơn nhiều và vừa phục tùng các nguyên tắc cơ bản do Hiến pháp và các luật liên bang quy định, vừa tiến triển phù hợp với các quy tắc riêng biệt của mỗi bang.

Đối với một số nước, (Bỉ) có đặc trưng về sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ, đã kéo theo đa dạng hóa các chế độ công vụ.

Phân quyền càng ngày càng có nhiều biểu hiện trong các nước đơn nhất cũng là một yếu tố làm đa dạng hóa. Cùng với cơ chế phân cấp thực thi công việc của nhà nước có hai hệ thống công vụ là công vụ trung ương và công vụ địa phương. Hệ thống công vụ địa phương, có thể không ít thì nhiều, độc lập trong cách thức tuyển dụng và quản lý nhân sự.

Cùng với sự phân chia các cấp độ công vụ theo lãnh thổ cũng kéo theo cần phải có hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh các nhóm công vụ đó. Luật công vụ có thể chia ra cho nhóm trung ương và công vụ cho hệ thống chính quyền địa phương (ví dụ Nhật bản có hai đạo luật công vụ - cho chính phủ trung ương và cho chính quyền địa phương)

1.2.5.2. Theo chức năng

Một yếu tố làm đa dạng hóa khác nảy sinh từ chiều hướng đa dạng hóa quy chế công vụ nhà nước theo loại chức năng thực hiện. Theo hướng này, hệ thống công vụ được phân chia thành nhiều nhóm chức năng, không phân biệt theo quy mô lãnh

thổ (trung ương, tỉnh, huyện,v.v.). Mỗi một nhóm chức năng đó có thể được xem xét trong một đạo luật riêng hoặc chung nhau một số đạo luật.

Loại chức năng và cơ quan thực hiện các chức năng là một yếu tố ngày càng được lưu ý nhiều trong chiều hướng đa dạng hóa các thể thức hoạt động của nhà nước. Ví dụ, một số chức năng quan trọng (thuế, hải quan,v.v.) được giao cho các cơ quan trung ương; một số công vụ có thể chuyển xuống chính quyền địa phương theo nguyên tắc tản quyền, ủy quyền. Các loại công chức khác như giáo viên, y tế và những nhà cung cấp các loại dịch vụ công, được điều chỉnh bởi các văn bản khác, quy định các quy tắc tuyển dụng và chức nghiệp theo kiểu khác, gần với luật lao động hơn.

Tóm lại: Chế độ pháp lý của nhóm người được gọi là “công chức” được quy định

cả trong Hiến pháp, luật cũng như quy định đặc biệt trong Luật công vụ. Tùy theo mức độ cụ thể mà chế độ pháp lý đó được quy định bởi “Luật công vụ” hay quy chế công vụ, công chức.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ XÂY DỰNG LUẬT CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM (35 TRANG) (Trang 27 -29 )

×