Các văn bản liên quan đến việc quản lý tài nguyên nước hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh (Trang 61 - 97)

6. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA NGHIÊN CỨU

5.2.1. Các văn bản liên quan đến việc quản lý tài nguyên nước hiện

Để bảo vệ và quản lý tài nguyên nước dưới đất, cho đến nay nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp quy như:

-Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13.

-Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của chính phủ về quy định chi tiết thi hành một sốđiều của luật tài nguyên nước.

-Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ban hành quy định về việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất.

-Quyết định 17/2005/QĐ-UBND ngày 9/2/2006 của ủy ban nhân dân thành phố

về quy định quản lý tài nguyên nước trong địa bàn TP.HCM.

-Quyết định 69/2007/QĐ-UBND ngày 3/5/2007 ban hành quy định hạn chế và cấm khai thác nước dưới đất trên địa bàn TP.HCM.

-Quyết định 77/2007/QĐ-UBND ngày 22/5/2007 quy định giá tính thuế tài nguyên nước trên địa bàn TP.HCM.

-Nghịđịnh số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ - Quy định chi tiết một sốđiều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

-Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ - Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

-Nghị định số 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ - Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

-Quyết định số 06/2007/QĐ-UBND của UBND huyện Bình Chánh về ban hành quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn huyện Bình Chánh.

-Chỉ thị số 02 - CT/HU của Huyện ủy Bình Chánh về tăng cường sự lãnh đạo

đối với công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

-Nghịđịnh số 38/2011/NĐ-CP của Chính phủ - Sửa đổi bổ sung một sốđiều quy

định về thủ tục hành chính của Nghịđịnh số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004, Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 và Nghị định số

160/2005/NĐ - CP ngày 27 tháng 12 năm 2005

5.2.2. Các gii pháp đang được áp dng

Vấn đề khai thác và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên nước dưới đất là một phần của lĩnh vực bảo vệ và phát triển môi trường. Ngày nay, bảo vệ môi trường đã trở

thành vấn đề bức thiết của quốc gia, đặc biệt những thành phố lớn có nền công nghiệp phát triển, mật độ dân số cao.

Đối với TP.HCM nói chung cũng như huyện Bình Chánh nói riêng, nguồn nước dưới đất có trữ lượng dồi dào là nguồn nước chủ yếu của dân cư. Tuy nhiên, chất lượng nước dưới đất ngày càng bị suy giảm do sự phát triển kinh tế, đô thị hóa nhanh chóng trên địa bàn Huyện và lượng bổ cấp thì hạn chế do nguồn nước mặt ô nhiễm. Các nhà quản lý đã đề xuất nhiều giải pháp khác nhau và áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đưa ra đều có mặt lợi – hại và hiệu quả của nó đem lại không phải lúc nào cũng khả quan.

Qun lý ngun nước dưới đất

Từ nhiều năm nay, TP.HCM đã bắt tay thực hiện các biện pháp nhằm quản lý nguồn nước dưới đất.

Xây dựng hệ thống các trạm quan trắc nước dưới đất để tiến hành thu thập, thống nhất quản lý số liệu điều tra, quan trắc về chất lượng môi trường. Hoạt động của các trạm quan trắc giúp xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ, cập nhật dữ liệu về chất lượng môi trường, dự báo sự biến đổi về chất lượng và trữ lượng của nước dưới đất trong tầng nước khai thác, các hiện tượng lún mặt đất và xâm nhập mặn. Tuy nhiên, công tác khảo sát nguồn nước còn chưa sát với thực tế, số lượng các trạm quan trắc quá ít vì vậy việc giám sát diễn biến số lượng, chất lượng nước ngầm, dự báo cạn kiệt, xâm nhập mặn, biến đổi môi trường còn nhiều hạn chế. Cho tới hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu hay số liệu đáng tin cậy về con số trữ lượng động, trữ lượng tĩnh của các tầng chứa nước, đây là khó khăn lớn nhất cản trở công tác lập bản đồ ô nhiễm và xây dựng các kế hoạch quản lý lâu dài.

TP.HCM đang tiến hành quy hoạch các khu dân cư, khu công nghiệp, khu vực bãi rác, bãi chôn lấp, nghĩa trang nhằm hạn chế gây nhiễm bẩn cho các tầng nước bên dưới. Song song đó, các nhà quản lý đang tiến hành rà soát lại các nguồn ô nhiễm để

có biện pháp xử lý và khắc phục.

Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa 63

GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

Thành phốđã có định hướng cấm và hạn chế khai thác nước ngầm từ lâu. Các cơ

quan chức năng xây dựng bản đồ vùng cấm và hạn chế khai thác nước ngầm trên địa bàn thành phố, trong đó, huyện Bình Chánh nằm trong vùng hạn chế khai thác. Ngày 3/5/2007, Ủy ban nhân dân TP.HCM đã ban hành Quyết định 69/2007/QĐ-UBND quy

định hạn chế và cấm khai thác nước dưới đất trên địa bàn TP.HCM. Nhưng đến nay việc triển khai còn gặp nhiều trở ngại:

• Chưa đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt cho người dân sống trong vùng cấm khai thác.

• Chưa xây dựng được lộ trình thực hiện cụ thể cùng các biện pháp để đảm bảo người dân và các cơ quan, đơn vị tuân thủđúng.

• Chưa có quy định rõ ràng về công tác xử lý trong các trường hợp khai thác trái phép.

Từ năm 2010, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Chánh đã nhận chỉ đạo ngưng cấp giấy phép khai thác nước dưới đất nhằm hạn chế việc khai thác trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác này chỉ có hiệu quả một thời gian đầu do hệ thống quản lý còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp, hộ sản suất, kinh doanh không xin được giấy phép từ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tiến hành kê cao trữ lượng khai thác để xin giấy phép từ chính Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM. Một số khác doanh nghiệp nhỏ lẻ thì tiến hành khoan giếng trái phép. Mặc dù có nhiều trường hợp sai phạm nhưng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Chánh chỉ có thể xử lý

được một vài trường hợp. Các lý do cản trở công tác này có thểđược nêu ra như sau: • Các đơn vị vi phạm nằm trong khu vực chưa có hệ thống nước cấp của thành phố, nếu không tiến hành khai thác nước dưới đất thì doanh nghiệp sẽ không có nước

để hoạt động và sản xuất.

• Nhiều khu vực chất lượng nước cấp không ổn định, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sản phẩm.

• Lượng nước cấp không cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

Thay đổi ngun nước

Chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng đã có kế hoạch nghiên cứu, thiết kế và xây dựng phương án đưa nước sạch, nước hợp vệ sinh về địa bàn Huyện. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho việc lắp đặt đồng hồ nước đến từng hộ gia đình. Các đơn vị cấp nước đã cho đào tạo nguồn nhân lực, vận hành thiết bị một cách tốt nhất, đảm bảo chất lượng nguồn nước đầu ra của các trạm cấp nước.

Song, vấn đề khoan khai thác nước dưới đất chỉ được hạn chế một phần. Nhiều nơi, mặt dù đã có hệ thống cấp nước sạch nhưng người dân không sử dụng hoặc chỉ sử

• Cơ cấu giá nước chưa phù hợp: chi phí sử dụng nước cấp còn cao so với thu nhập của người dân.

- Đơn giá nước của Chợ Lớn – SAWACO (đã bao gồm phí BVMT 10% và VAT 5%) vào khoảng 6.095 đồng/m3 (sử dụng trong định mức, 4m3/người/tháng), 11.730 đồng/m3 (sử dụng vượt định mức, 4 – 6 m3/người/tháng) và 13.310 đồng/m3 (sử dụng trên 6m3/người/tháng).

- Đơn giá nước của Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn (đã bao gồm phí BVMT 10% và VAT 5%) vào khoảng 3.795 đồng/m3 (sử

dụng trong định mức, 4m3/người/tháng), 5.980 đồng/m3 (sử dụng vượt định mức, 4 – 6 m3/người/tháng) và 8.050 đồng/m3 (sử dụng trên 6m3/người/tháng). • Trong khi đó, tại các nguồn nhỏ lẻ, người dân chỉ cần bỏ vốn ban đầu để khoan giếng nước sau đó tự khai thác nên chỉ tốn tiền điện để bơm nước. Chi phí sử dụng nước giếng khoan của người dao chỉ dao động khoảng 2.000 – 3.000 đồng/m3.

• Một vài nơi trong khu vực nghiên cứu chất lượng nước dưới đất khá tốt so với nước cấp, trữ lượng lại dồi dào nên người dân không chịu thay đổi nguồn nước sử

dụng.

• Một số xã như Đa Phước, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B hay vùng sâu của các xã Bình Lợi, Hưng Long vẫn chưa có hệ thống cấp nước, buộc người dân phải sử dụng nước giếng hoặc nước mưa.

Khc phc ô nhim, ci thin cht lượng ngun nước dưới đất

Song song với việc quản lý khai thác nguồn nước, phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UBND huyện Bình Chánh còn tiến hành các công tác xử lý và khắc phục hậu quả:

• Tiến hành thanh kiểm tra đột xuất việc khai thác nước dưới đất và hoạt động BVMT của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn. Kiểm tra và xử phạt các trường hợp khai thác nước không phép, không đúng yêu cầu kỹ thuật, xả chất thải, nước thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý hoặc xử lý không đạt chuẩn.

• Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước và bảo vệ môi trường sống xung quanh.

• Tổ chức các buổi vệ sinh môi trường vớt rác, lục bình trên các tuyến kênh, rạch ô nhiễm với sự tham gia của dân quân, đoàn viên thanh niên và sinh viên tình nguyện.

• Tổ chức thu gom, dọn sạch các bãi rác tự phát trên các tuyến đường và dọc theo kênh, rạch.

Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình triển khai như được sự đồng thuận, tham gia của người dân thì các công tác này vẫn gặp một vài khó khăn

Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

SVTH: Khưu Thị Kim Thoa 65

GVHD: ThS. Nguyễn Kim Chung

• Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn còn lén lút xả nước thải vào môi trường, khoan khai thác nước không xin phép. Khi bị cơ quan chức năng kiểm tra, một vài cá nhân có hành động chống đối, cản trở. Các chủ doanh nghiệp thường viện lý do tránh mặt trong các đợt thanh tra gây khó khăn cho công tác thanh tra.

• Một số doanh nghiệp vi phạm không được huyện tái cấp phép kinh doanh vẫn không có hành động khắc phục hậu quả, mặt khác, doanh nghiệp xin giấy phép kinh doanh tại đơn vị có thẩm quyền cao hơn để hoạt động.

• Về phía người dân, một số bộ phận ý thức chưa cao, không giữ gìn vệ sinh môi trường, tiến hành vứt rác bừa bãi ra môi trường.

• Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân còn hạn chế, không được tổ chức thường xuyên. Công tác vận động người dân tham gia không hiệu quả.

5.2.3. Đề xut gii pháp

a. Các giải pháp về quản lý

Từ quá trình tìm hiểu, đánh giá hiện trạng khai thác và công tác quản lý nguồn nước dưới đất, em xin được đề xuất một số giải pháp sau:

Hoàn chnh li h thng qun lý và các quy định x pht

- Để có thể kiểm soát được tình hình khai thác và sử dụng nước dưới đất, việc

đầu tiên mà các nhà chức trách phải thực hiện là hoàn chỉnh lại hệ thống quản lý của mình. Tại địa bàn huyện Bình Chánh, tuy đã có quy định về hạn chế khai thác nước dưới đất và quyết định ngưng cấp phép khai thác, nhưng tình trạng khoan giếng vẫn diễn ra.Bên cạnh đó là các hoạt động gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp, mặc dù đã bị xử phạm mà vẫn còn tiếp diễn.

- Các cơ quan nhà nước cần hoàn thiện quy trình và thống nhất giữa các cấp với nhau trong việc cấp giấy phép khai thác, giấy phép kinh doanh, tránh các trường hợp

đã từng xảy ra trên địa bàn huyện nhưở huyện ngưng cấp phép, đình chỉ hoạt động sản xuất nhưng ở cơ quan cấp thành phố lại tiến hành cấp phép hoặc tái cấp phép cho cơ

sở hoặc doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp dù bị phạt nhiều lần nhưng vẫn không xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Vấn đềđặt ra ởđây là mức phạt quá nhẹ so với chi phí xử lý, bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Do đó, đa phần doanh nghiệp thường chọn cách đóng phạt mỗi khi bị phát hiện vi phạm Hậu quả của việc không thống nhất quản lý dẫn đến khó khăn trong quá trình xử lý vi phạm sau này. Vì thế, cần phải tiến hành những dự thảo về tăng mức phí xử phạt vi phạm trong lĩnh vực môi trường và nhanh chóng áp dụng vào thực tế.

Đưa nước sch đến tng h gia đình

- Việc đưa nước sạch về địa bàn huyện đã được thực hiện từ lâu nhưng vẫn không mấy hiệu quả. Gần 500 hộ dân được cấp nước sạch nhưng không sử dụng hoặc

sử dụng với lượng rất ít gây lãng phí trong đầu tư hệ thống. Trong khi đó, tại xã Bình Lợi người dân phải sử dụng nước không hợp vệ sinh. Một số xã khác, nguồn nước giếng khoan bị ô nhiễm, chất lượng nước kém, nhưng vẫn chưa có nguồn nước sạch thay thế.

- Nhiều nơi, do nhà dân khi xây dựng không làm hệ thống dẫn nước vào nhà (do giếng khai thác đặt ở trong nhà), nên nước sạch chỉ được đưa tới trước cửa, gây bất tiện cho việc sử dụng. Hệ thống dẫn nước xuống cấp làm giảm chất lượng nước, thất thoát nước, làm gia tăng chi phí sử dụng.

- Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, ưu tiên đưa mạng lưới nước sạch đến các khu vực như xã Đa Phước, Phong Phú, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai.

Đây là các xã nằm trong khu vực ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm như nghĩa trang, bãi chôn lấp rác, khu công nghiệp...

- Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ nguồn vốn lắp đặt đường ống nước máy cho những hộ gia đình nghèo không đủđiều kiện lắp đặt.

T chc tuyên truyn giáo dc nhn thc ca người dân

• Việc tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân trong việc sử dụng nguồn nước dưới đất, không gây ô nhiễm và bảo vệ môi trường hầu như không được quan tâm đến trong thời gian qua. Các hoạt động tuyên truyền chỉđược tổ chức một vài lần mỗi năm nên không thểđánh mạnh vào nhận thức của người dân, không kêu gọi được sự tham gia và không tạo thành thói quen hằng ngày. Các cách tuyên truyền hiệu quả:

+ Treo băng rôn, áp phích tại các tuyến đường chính của xã, huyện, các khu vực tập trung dân cư, khu vực gần trường học, bệnh viện, cơ quan nhà nước… Nội dung tuyên truyền về hạn chế sử dụng nước dưới đất, kỹ thuật xử lý nước giếng trước khi sử

dụng, không xả rác bừa bãi, sử dụng tiết kiệm nước và các nguồn tài nguyên. Hình thức giáo dục này đã được sử dụng hiệu quả tại tỉnh Bến Tre và đang được áp dụng tại các quận nội thành như quận 5, quận 8, quận 10.

+ Xây dựng các bảng thông tin tại từng ấp, tổ nhân dân, sau đó đăng tin về các mối nguy hại trong việc khai thác nước bừa bãi, những ảnh hưởng của việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh đối với sức khỏe con người, các quy định pháp luật của nhà nước, các tuyên truyền của địa phương.

+ Làm các tờ rơi có nội dung tuyên truyền, giáo dục như trên và phát đến từng hộ

dân.

+ Viết các bảng tin và phát trên đài phát thanh của xã, huyện nêu hiện trạng sử

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh (Trang 61 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)