Yếu tố nhân tạo

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh (Trang 31 - 32)

6. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA NGHIÊN CỨU

3.2.2. Yếu tố nhân tạo

Ngoài các yếu tố tự nhiên, các tác động của con người cũng làm thay đổi lực nước ngầm trên phạm vi rộng lớn mà quy luật thay đổi hoàn toàn khác với yếu tố tự

nhiên. Sự tác động của yếu tố nhân tạo làm thay đổi sự cân bằng của nước ngầm dẫn

đến nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường.

a. Khai thác nước dưới đất

Nước là một nhu cầu thiết yếu trong hoạt động sống của con người. Quá trình công nghiệp hóa phát triển mạnh, dân số tăng nhanh, mức sống của con người ngày càng cao nên nhu cầu sử dụng nước cũng tăng lên nhằm đáp ứng cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác. Kết quả, mọi người củng nhau khoan giếng để

khai thác nguồn nước ngầm, quá trình bơm hút không được kiểm soát làm cho lượng nước ngầm sụt giảm dẫn đến sự hạ thấp mực nước. Tùy theo quy mô, lưu lượng và thời gian khai thác mà mực nước ngầm của các tầng chứa nước có sự thay đổi khác nhau.

b. Xây dựng các công trình thủy lợi

Từ xưa con người đã biết tận dụng và khai thác nguồn nước, điều chỉnh dòng chảy, ngăn sông, xây đập, xây dựng các hồ chứa có diện tích lớn phục vụ cho thủy

điện, tưới tiêu nông nghiệp. Phía bên trên hồ chứa, mực nước dâng cao làm ngập một khu vực rộng lớn làm cho mực nước ngầm tại khu vực đó dâng cao. Trong khi phía dưới hạ nguồn mực nước dao động theo mùa, theo năm. Lượng nước xả từ các đập chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu của con người, lượng nước bổ cấp vào nguồn nước ngầm hạn chế vào mùa khô, tăng mạnh vào mùa mưa lũ.

c. Mục đích sử dụng đất

Với vùng thâm canh nông nghiệp, đây là khu vực nhận được lượng nước tưới lớn, góp phần bổ sung nguồn nước cho mạch nước ngầm. Đối với những khu vực có thảm thực vật, hệ thống rễ có khả năng giữ nước do đó mực nước ngầm tại các khu vực này ít bị biến động. Ngược lại, các vùng không có thảm thực vật, nước mưa sẽ

nhanh chóng chảy xuống chỗ trũng, thấp trước khi kịp thấm xuống đất.

Việc phát triển kinh tế nhanh chóng kéo theo những khu công nghiệp, khu dân cư

mọc lên như nấm. Việc đầu tư xây dựng đã làm cho diện tích đất bị xi măng hóa ngày càng nhiều, góp phần hạn chế khả năng cấp nước từ nguồn nước mưa, nước mặt cho các tầng chứa nước nông.

Như đã trình bày, bất kỳ sự thay đổi nào cũng có nguyên nhân của nó, sự thay

đổi mực nước ngầm cũng không ngoại lệ. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi mực nước ngầm được chia làm hai nhóm: yếu tố tự nhiên, yếu tố nhân tạo. Trong đó, yếu tố

tự nhiên là điều kiện khách quan của nước ngầm; còn yếu tố nhân tạo là điều kiện chủ

quan của con người. Sự thay đổi do con người mang lại thường có tính chất phá hủy sự

cân bằng tự nhiên của môi trường. Do đó, việc đánh giá kỹ các hành động của con người sẽ góp phần đưa ra được các biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện Bình Chánh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)