Chính sách tiền lương

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế dự định nghỉ việc của nhân viên tại Bảo hiểm xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 46 - 50)

6. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu

2.3.1.5.Chính sách tiền lương

Với tính chất công việc của ngành BHXH (từ hoạt động thu, chi đến họat động đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ), thế nhưng CBCCVC của ngành nói chung và của cơ quan BHXH TP.HCM nói riêng lại chỉ hưởng theo chế độ tiền lương theo cơ quan hành chính, kinh phí hoạt động của ngành BHXH lại thực hiện theo chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước. Hơn nữa mặc dù là cơ quan hành chính sự nghiệp nhưng không được hưởng các chế độ phụ cấp như các đơn vị sự nghiệp khác. Mặc khác chi phí quản lý cũng chỉ được hưởng theo cơ chế cơ quan hành chính nhà nước nhưng cán bộ ngành lại không được hưởng chế độ phụ cấp như cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách.

Có thể thấy, lương chưa trở thành nguồn thu nhập chính đối với nhân viên BHXH TP.HCM vì thực tế cho thấy mức lương mà họ nhận được chưa đáp ứng đủ những nhu cầu thiết yếu của họ. Mặc dù chính phủ đã áp dụng nhiều chính sách

nhằm cải thiện tình hình nhưng vẫn chưa đạt kết quả vì chính sách tiền lương của Nhà Nước còn nhiều bất cập.

Hiện nay, BHXH TP.HCM áp dụng hệ thống thang lương - bảng lương nhà nước, nó quá phức tạp đã dẫn đến tính tiêu cực, không công bằng trong cách trả lương. Nhược điểm cơ bản và quan trọng nhất của hệ thống thang lương - bảng lương này là cơ chế trả lương không theo năng lực lao động, mà dựa trên bằng cấp, chức danh công việc và thâm niên công tác. Thực trạng tại BHXH Tp.HCM là người có năng lực nhưng mới ra trường luôn có mức lương thấp hơn một người bình thường nhưng có thâm niên làm việc.

Thêm vào đó, chế độ khen thưởng hàng năm tại BHXH Tp.HCM lại mang nặng tính hình thức. Việc bình bầu A, B, C và tiêu chí bình bầu không thực tế, hầu như chỉ còn dựa vào thời gian làm việc trong năm của nhân viên.

Đơn vị tính: Người

Biểu đồ 2.5: Kết quả bình bầu xếp loại đánh giá của nhân viên tại BHXH Tp.HCM 2015

(Nguồn: BHXH TP.HCM)

Theo biểu đồ 2.5 thì số lượng nhân viên được xếp loại A phần lớn làm việc tại BHXH Tp.HCM từ 5 năm trở lên (455 người chiếm 33,1%), còn nhân viên bị

đánh giá loại C thì tập trung nhóm nhân viên có thời gian làm việc tại BHXH Tp.HCM nhỏ hơn 5 năm (409 người, chiếm 30%).

Đơn vị tính: Triệu đồng

Biểu đồ 2.6: Lương trung bình giai đoạn 2010 – 2014

(Nguồn: BHXH Tp.HCM)

Nhìn chung, tiền lương của nhân viên BHXH TP.HCM còn thấp, ít có cơ hội được tăng thu nhập. Năm 2010, tiền lương bình quân của cán bộ ngành bảo hiểm xã hội là 2,2 triệu đồng/tháng, thu nhập bình quân là 3,9 triệu đồng/tháng. Năm 2011, tiền lương tăng lên là 2,7 triệu đồng/tháng và thu nhập là 4,8 triệu đồng/tháng. Và mặc dù ngành BHXH nói chung và BHXH TP.HCM nói riêng đã có các chủ trương nhằm cải thiện tiền lương cho nhân viên trong ngành thì đến nay lương bổng vẫn là một vấn đề nan giải cho các lãnh đạo ngành BHXH. Cụ thể, cơ chế thí điểm tiền lương cho cán bộ viên chức ngành bảo hiểm xã hội đã được phê duyệt, triển khai đến năm 2015. Theo đó, cán bộ nhân viên ngành này được hưởng mức chi tiền lương gấp 1,8 lần so với chế độ tiền lương cán bộ công chức, viên chức hiện nay. Nguồn chi lấy từ lợi nhuận đầu tư của Quỹ bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, nhân viên BHXH TP.HCM còn nhận thêm một khoản thu nhập tăng thêm từ nguồn tiết kiệm chi phí quản lý, tuy nhiên phần thu nhập này cũng “không nhiều”, “không đồng đều”.

Đồng thời, BHXH TP.HCM vẫn chưa có quỹ khen thưởng, vốn là nguồn quỹ được sử dụng để thưởng trực tiếp cho các tập thể hay cá nhân có thành tích xuất sắc

trong các phong trào thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch được giao. Như vậy, nếu BHXH Tp.HCM vẫn tiếp tục giữ mức lương thưởng thấp như vậy thì sẽ không khuyến khích được các cán bộ viên chức trong ngành đảm bảo nhiệm vụ và giải quyết căn bản nhu cầu cuộc sống của họ trong khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẵn sàng trả lương xứng đáng với những người làm việc hiệu quả.

Về mặt phúc lợi, BHXH TP.HCM hiện nay ngoài việc thực hiện đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo quy định thì cũng đã thực hiện một số chính sách hỗ trợ cho người lao động như: hỗ trợ việc may đồng phục cho nhân viên, tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát trong nước hàng năm và trích ra một phần để thực hiện việc thăm hỏi nhân viên ốm đau và gia đình có tang gia. Các khoản chi hỗ trợ ngày lễ tết, ngày kỷ niệm hằng năm tuy không nhiều nhưng cũng động viên tinh thần của nhân viên.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế dự định nghỉ việc của nhân viên tại Bảo hiểm xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 46 - 50)