Giới thiệu về Bảo Hiểm Xã Hội TP.HCM

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế dự định nghỉ việc của nhân viên tại Bảo hiểm xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 32)

6. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu

2.1. Giới thiệu về Bảo Hiểm Xã Hội TP.HCM

Bảo hiểm xã hội TP.HCM được thành lập theo Quyết định số 133 QĐ/TC – CB ngày 23/08/1995 của tổng giám đốc Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn TP.HCM. Qua 20 năm hoạt động, Bảo hiểm xã hội TP.HCM luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, của Thành ủy, HĐND, UBND TP.HCM. Sự phối hợp chặt chẽ của Sở, ban ngành, đoàn thể trong việc tổ chức, tuyên truyền thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT. Cùng với sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công chức, viên chức, Bảo hiểm xã hội TP.HCM ngày càng trưởng thành và phát triển, đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về việc thành lập hệ thống Bảo hiểm xã hội, là cơ quan chuyên trách thực hiện các chính sách BHXH, BHYT, quản lý bảo hiểm xã hội độc lập với ngân sách Nhà nước. Bảo hiểm xã hội TP.HCM nhiệm vụ chủ yếu như sau:

Thứ nhất, xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

Thứ hai, tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đúng quy định. Ngoài ra, BHXH TP.HCM còn tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định; tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức và cá nhân tham gia.

Thứ ba, thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố và Bảo hiểm xã

hội quận, huyện; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính (TTHC) về BHXH, BHYT tại Bảo hiểm xã hội Thành phố; hướng dẫn Bảo hiểm xã hội quận, huyện thực hiện theo quy định.

Thứ tư, tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; bảo vệ quyền lợi người tham gia BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT. Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn theo phân cấp của Tổng Giám đốc.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế dự định nghỉ việc của nhân viên tại Bảo hiểm xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)