Giải pháp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của viện kiểm sát nhân dân thực tiễn tại viện kiểm sát nhân dân thành phố cao lãnh thuộc tỉnh đồng tháp (Trang 65 - 69)

Để nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của ngành Kiểm sát và chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư

pháp của các cơ quan tư pháp, trong thời gian tới, Viện kiểm sát nhân dân thành phố

Cao Lãnh cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp của các cơ quan tư pháp nói riêng. Viện kiểm sát nhân dân cấp trên cần tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới trong việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; thường xuyên tổng hợp thực tiễn để rút kinh nghiệm về công tác này.

Lãnh đạo Viện cần quán triệt làm cho cán bộ, công chức nhận thức đúng đắn,

đầy đủ các quan điểm, nhiệm vụđược nêu trong các văn bản pháp luật về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và công tác phối hợp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo từđó xác

định rõ chức trách, nhiệm vụ của ngành. Lãnh đạo liên ngành tư pháp thường xuyên kiểm tra đôn đốc ngành dọc của mình trong việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về tư

pháp theo đúng quy định. Thường xuyên theo định kỳ, bất thường họp liên ngành để

tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện quy chế phối hợp giữa các ngành tư pháp trong quá trình giải quyết đơn.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên ở tất cả các khâu công tác trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu cải cách tư pháp. Bố trí cán bộ chuyên trách, cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn trực tiếp tham mưu cho Lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ trong ngành tổ chức thực hiện tốt những nội dung quản lý Nhà nước về công tác khiếu tố.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khiếu tố nói chung và hiệu quả công tác phân loại, xử lý đơn nói riêng thì vấn đề quan trọng trước hết là đội ngũ cán bộ làm công tác khiếu tố phải được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là sự

quan tâm của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong việc bố trí, phân công cán bộ có trình độ, năng lực, có trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao. Đồng thời, mỗi cán bộ làm công tác khiếu tố phải thường xuyên nghiên cứu các quy định của pháp luật và của ngành về công tác này một cách nghiêm túc; cập nhật thông tin về

những sửa đổi, bổ sung pháp luật có liên quan đến công tác của mình để nâng cao trình

độ, thực hiện thành thạo các kỹ năng trong công tác khiếu tố.

Thứ ba, tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp giữa phòng Khiếu tố và các

sát nhân dân với các cơ quan tư pháp (Liên ngành tư pháp) trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thực tiễn công tác khiếu tố cho thấy, nơi nào xây dựng được mối quan hệ phối hợp tốt giữa các bộ phận đơn vị nghiệp vụ trong ngành Kiểm sát với nhau và giữa Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan tư pháp khác thì nơi đó có điều kiện để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Mối quan hệ phối hợp ởđây phải được xác định bao gồm quan hệ phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quan hệ phối hợp trong hoạt động tác nghiệp. Quan hệ phối hợp có tác dụng hỗ trợ tích cực cho công việc được tiến hành thuận lợi. Quan hệ phối hợp không chỉđược thiết lập giữa các bộ

phận đơn vị trong nội bộ Viện kiểm sát nhân dân mà còn phải thiết lập với các cơ

quan, tổ chức khác mà trước hết là các cơ quan tư pháp như Tòa án nhân dân, Công an nhân dân, Thi hành án. Ví dụ: phối hợp ban hành quy định về phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp. Vừa qua, tại buổi họp Liên ngành tư pháp Trung ương về công tác phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng

đều nhất trí phải xây dựng một cơ chế phối hợp chặt chẽ, cụ thể và thống nhất giữa các cơ quan tư pháp từ Trung ương đến địa phương về công tác giải quyết khiếu nại, tố

cáo. Từ những vấn đề nêu trên, các cơ quan tư pháp Trung ương sẽ phối hợp xây dựng Thông tư liên tịch thay thế Quy định số 200 ngày 26/01/2010 để hướng dẫn quan hệ

phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của liên ngành.82

Để thực hiện phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan tư pháp phối hợp thông qua các hình thức: một là, tổ chức họp liên ngành để giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đây là hình thức phổ biến được áp dụng trong những trường hợp cần sự thảo luận, bàn bạc thống nhất của liên ngành, ví dụ: Nội dung khiếu nại của đương sự liên quan đến ít nhất hai ngành khác nhau; nội dung khiếu nại, tố cáo phức tạp, bức xúc, kéo dài, khiếu kiện đông người pháp luật quy định chưa rõ. Trong trường hợp này cơ quan chủ trì hoặc được giao chủ trì chủđộng lựa chọn hình thức thích hợp. Các cơ

quan phối hợp thì căn cứ và nội dung vụ việc và đề nghị của cơ quan chủ trì, để cửđơn vị chức năng, cá nhân tham gia. Hai là, phối hợp thông qua việc trao đổi thông tin, tài liệu. Trong trường hợp tiếp nhận, phân loại đơn thư, nếu phát hiện hoặc xác định nội dung đơn, thư tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp khác thì cơ quan tiếp nhận phải chuyển đơn đến cơ quan có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật;

nếu là nội dung khiếu nại thì có thể thực hiện việc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm

82

Nguồn Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Liên ngành tư pháp Trung ương Họp về công tác phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo, http://vksquangngai.gov.vn/index.php/vi/news/Tin-Nganh/Lien-nganh-tu- phap-Trung-uong-Hop-ve-cong-tac-phoi-hop-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-25/, [truy cập ngày 07/10/2014].

quyền hoặc giải thích, hướng dẫn cho đương sự rõ để họ biết, thực hiện quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền. Thông tin, tài liệu có thể được trao đổi trực tiếp giữa các cơ quan này và cơ quan khác. Bên cạnh đó, việc gửi công văn đề nghị phối hợp thông qua văn bản gửi bằng đường bưu điện, bằng thư điện tử để trao đổi, đề nghị

cũng thường được thực hiện khi các ngành không có điều kiện tổ chức họp liên ngành hoặc khi có những vấn đề cần sự xác nhận, khẳng định của cơ quan hữu quan. Ba là,

phối hợp thông qua công tác tổ chức kiểm tra, chỉ đạo công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp. Công tác rà soát khiếu nại, tố cáo về tư pháp có thể được tiến hành theo kế hoạch của từng ngành hoặc của liên ngành theo yêu cầu của các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Thứ tư, gia hạn thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định trong các luật là 15 ngày, riêng thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định trong Luật tố tụng Hình sự và Thông tư 02 là quá ngắn (07 ngày), quy định như vậy dẫn đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tư pháp vi phạm về thời gian, rất khó khắc phục, đề nghị sửa đổi theo hướng dài hơn, nếu có những ngày lễ, Tết, ngày nghỉ thì không tính vào thời gian giải quyết.

Quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự như trên là quá ngắn, không phù hợp với những trường hợp phức tạp, chưa tính đến những trường hợp nhận được khiếu nại, tố cáo qua đường bưu điện, hồ sơ tài liệu không đầy

đủ phải yêu cầu công dân cung cấp, phải có thời gian thẩm tra, xác minh nên thời hạn giải quyết khiếu nại quy định như hiện hành là quá ngắn cần phải được gia hạn thêm thời gian để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật

Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Nhiều đề án, chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật trong người dân đã được triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, ứng xử, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho họ. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của đông đảo nhân dân. Tình trạng vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng vẫn còn xảy ra phổ biến, ảnh hưởng không nhỏđến sản xuất và đời sống của người dân.

Mặt khác, cũng vì thiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật mà nhiều người dân đã bị xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng, phải chịu nhiều thiệt thòi trong quan hệ xã hội, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của bản thân, lợi ích cộng đồng, an ninh, trật tự xã hội.

Vấn đề nhận thức, hiểu biết là vô cùng quan trọng, nó quyết định đến việc thực hiện pháp luật và hành vi xử sự của các chủ thể. Vì vậy, cần phải tăng cường các hoạt

động tuyên truyền phổ biến pháp luật khiếu nại, tố cáo đối với các chủ thể bằng mọi hình thức như thông qua công đoàn, qua người sử dụng lao động, các cơ sở dạy nghề, các tổ chức quần chúng, cơ sở giáo dục và các cơ quan thông tin đại chúng. Hình thức phổ biến thông tin cũng phải tiến hành linh hoạt, phù hợp với đặc thù của từng đối tượng. Và để nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền lợi cho người dân, Nhà nước cũng cần có những đầu tư thích đáng để mở rộng các văn phòng tư vấn pháp luật trợ giúp cho người nghèo trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật cho người dân là việc làm cần thiết, cần tiếp tục được quan tâm tổ chức thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm từng bước hình thành thói quen ứng xử và hành động theo pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của họ. Có hiểu biết pháp luật thì người khiếu nại, tố cáo mới có ý thức chấp hành và có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của mình, nâng cao ý thức "sống và làm việc theo pháp luật".

Ngoài ra, chính bản thân người dân cũng phải ý thức được rằng, việc học tập, tìm hiểu pháp luật sẽ đem lại cho bản thân những hành trang quan trọng trong cuộc sống, có cách ứng xử phù hợp, bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình khi bị xâm phạm, có như vậy công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật mới

đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của viện kiểm sát nhân dân thực tiễn tại viện kiểm sát nhân dân thành phố cao lãnh thuộc tỉnh đồng tháp (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)