Khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của viện kiểm sát nhân dân thực tiễn tại viện kiểm sát nhân dân thành phố cao lãnh thuộc tỉnh đồng tháp (Trang 42)

Khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân được chia thành hai loại: Khiếu nại trong quản lý hành chính và khiếu nại trong hoạt động tư

pháp.

2.2.1.1. Khiếu nại trong quản lý hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân

Căn cứĐiều 13 Quyết định số 59/2006/QĐ-VKSTC-V7 ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát,53 khiếu nại trong hoạt động hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân bao gồm:

53

Thứ nhất, khiếu nại quyết định, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát nhân dân về tuyển dụng; phong thăng, bổ nhiệm; điều động, thuyên chuyển; nâng lương, điều chỉnh lương; hợp đồng lao động.

Thứ hai, khiếu nại quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát nhân dân ban hành.

2.2.1.2. Khiếu nại trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp theo quy định của pháp luật.54

Căn cứ Điều 15 Quy chế 59 thì khiếu nại trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân bao gồm:

Một là, khiếu nại trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự;

Hai là, khiếu nại trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử

các vụ án hình sự; kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, lao động, kinh doanh, thương mại và những việc khác theo quy định của pháp luật;

Ba là, khiếu nại trong hoạt động kiểm sát việc thi hành án;

Bốn là, khiếu nại trong hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;

Năm là, khiếu nại trong hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương;

Sáu là, khiếu nại trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về

tư pháp;

Bảy là, khiếu nại về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền trong hoạt

động tố tụng hình sự gây ra.

2.2.2. T cáo thuc thm quyn gii quyết ca Vin kim sát nhân dân

Căn cứĐiều 18 Quy chế 59, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân gồm có:

Thứ nhất, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động hành chính của cán bộ, công chức thuộc Viện kiểm sát;

Thứ hai, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát;

Thứ ba, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;

Thứ tư, tố cáo hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành một số

hoạt động điều tra.

2.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân

2.3.1. Tiếp nhn, phân loi và x lý khiếu ni, t cáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo là khâu quan trọng trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Việc phân loại nhanh, chính xác sẽ góp phần giải quyết đơn kịp thời, đúng pháp luật, tránh gây phiền hà và tạo lòng tin cho công dân, hạn chế tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp. Để làm tốt nhiệm vụ này, trong quá trình nghiên cứu, phân loại xử lý đơn khiếu nại, tố cáo cần bám sát Quy chế 59 ngày 06 tháng 02 năm 2006 quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và Quyết định số 487/QĐ-VKSTC-V7 ngày 04 tháng 9 năm 2008 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về giao nhiệm vụ kiểm sát và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ngành dọc cấp trên.

2.3.1.1. Tiếp nhận, phân loại khiếu nại, tố cáo

Tiếp nhận, phân loại là bước đầu tiên trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố

cáo và được quy định cụ thể tại các Điều 9, 10 của Quy chế 59.

Đơn khiếu nại, tố cáo gửi đến Viện kiểm sát nhân dân (kể cả đơn gửi đến lãnh

đạo Viện) đều được quản lý thống nhất qua một đầu mối là đơn vị Khiếu tố55 để làm thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý và quản lý việc giải quyết. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương có trách nhiệm phân loại

đơn được tiếp nhận qua hòm thư tố giác tội phạm và thụ lý đơn thuộc thẩm quyền

đồng thời chuyển ngay những đơn không thuộc thẩm quyền cho đơn vị Khiếu tố xử lý theo quy định. Không được tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo ngoài nơi quy định.

Nếu đơn khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân thì xử lý như sau:

Đối với đơn khiếu nại: Bộ phận khiếu tố trả lại đơn và hướng dẫn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.

Đối với đơn tố cáo: Bộ phận khiếu tố chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để

giải quyết và báo tin cho người tố cáo biết.

Đơn khiếu nại, tố cáo được gửi đến Viện kiểm sát nhân dân được phân thành 04 loại: Đơn không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân; đơn

55

Khoản 1 Điều 9 Quyết định số 59/2006/QĐ-VKSTC-V7 ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân; đơn thuộc trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân và đơn không đủđiều kiện để xử lý, giải quyết.56

Loại thứ nhất: Đơn không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Viện kiểm sát

Đó là đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Tư pháp khác, bao gồm cả đơn khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành chính và khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư

pháp. Cán bộ tiếp dân có trách nhiệm tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, phân loại chuyển đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; khi tiếp nhận từ các nguồn khác, Viện kiểm sát nhân dân các cấp hướng dẫn công dân khiếu nại đến cơ

quan có thẩm quyền giải quyết hoặc chuyển đơn đến các cơ quan đó không yêu cầu thông báo kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát.57 Ví dụ: Đơn tố cáo thẩm phán Toà án nhân dân sử dụng văn bằng giả, đơn khiếu nại việc Toà án kéo dài việc giải quyết vụ án dân sự mà vụ án này theo quy định của pháp luật Viện kiểm sát nhân dân không có trách nhiệm tham gia, đơn khiếu nại việc bổ nhiệm, lên lương, kỷ luật đối với Thẩm phán, Điều tra viên, Chấp hành viên.

Loại thứ hai, đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát

Là những đơn có nội dung theo tiêu chí được ghi tại mục A của biểu mẫu thống kê số 16/TKNV/KT-2014 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân bao gồm: Các Quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Quyết định, hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra; Quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Kiểm sát viên, Quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi nhận được đơn loại này thì Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật.

Loại thứ ba, đơn thuộc trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm sát

Đơn khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo tố tụng là những đơn khiếu nại, tố cáo mà pháp luật tố tụng quy định Viện kiểm sát nhân dân phải tham gia kiểm sát. Ví dụ: Đơn khiếu nại việc thu thập chứng cứ của Toà án khi giải quyết vụ việc dân sự; đơn khiếu nại việc không khởi tố vụ án hình sự của Thủ trưởng cơ quan điều tra. Đó là những

đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tư pháp khác, Viện kiểm sát nhân dân chỉ tiến hành kiểm sát khi nhận được khiếu nại nêu rõ việc giải quyết của cơ quan tư pháp có vi phạm pháp luật hoặc Viện kiểm sát nhân dân có căn cứ xác định việc giải

56Điều 10 Quyết định số 59/2006/QĐ-VKSTC-V7 ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

57

quyết đơn của cơ quan có thẩm quyền vi phạm pháp luật hoặc khi Viện kiểm sát nhân dân nhận được đơn yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Loại thứ tư, đơn không đủđiều kiện để xử lý, giải quyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Thông tư liên tịch số 02 ngày 10/8/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo thì những khiếu nại

đã có quyết định giải quyết cuối cùng thì không thụ lý. Đơn vị khiếu tố sau khi nhận

được đơn loại này tham mưu cho Lãnh đạo Viện có văn bản thông báo cho người khiếu nại biết lý do không thụ lý đơn đó.

Đối với đơn kiến nghị, phản ánh về tư pháp như: Đơn bảo lãnh, đơn xin sớm

đưa vụ án ra xét xử, đơn xin thăm nuôi thì tuỳ từng quan hệ pháp luật mà xem xét trả

lời cho công dân, nếu nhận được đơn kiến nghị, phản ánh đồng thời lại nhận được đơn khiếu nại, tố cáo đủđiều kiện của người khiếu nại thì đồng thời xem xét cả hai đơn đó. Nếu nhận được đơn kiến nghị, phản ánh mà không nhận được đơn khiếu nại, tố cáo đủ điều kiện thụ lý thì tuỳ từng trường hợp mà xem xét trả lời cho người có đơn.

Tóm lại, tiếp nhận, phân loại đơn để xác định đúng tính chất, thẩm quyền giải quyết là công việc tương đối phức tạp, đòi hỏi sự nhận thức pháp luật toàn diện và kinh nghiệm nghiệp vụ. Việc tiếp nhận, phân loại đơn phải đảm bảo kịp thời, chính xác

để hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của công dân.

2.3.1.2. Xử lý đơn khiếu nại

Sau khi đã tiếp nhận và phân loại các đơn gửi đến Viện kiểm sát nhân dân thì tiến hành thủ tục tiếp theo là xử lý những đơn đã được phân loại. Theo Điều 11 Quy chế 59 của Viện kiểm sát nhân dân tối cáo thì việc xử lý đơn khiếu nại được thực hiện như sau:

Thứ nhất, đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc không thuộc trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân thì trả lại đơn và chỉ dẫn, trả

lời cho người có đơn biết để họ gửi đơn đến đúng nơi có thẩm quyền giải quyết.58 Nếu người khiếu nại gửi kèm theo tài liệu là bản gốc thì phải gửi trả lại cho họ theo đường bưu điện bằng hình thức bảo đảm; trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc thuộc trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm sát cấp khác hoặc địa phương khác thì phải chuyển đơn khiếu nại, cùng tài liệu, chứng cứ gửi kèm cho Viện kiểm sát có thẩm quyền, đồng thời có văn bản báo tin cho người khiếu nại biết;

58

Điểm a Khoản 1 Điều 11 Quyết định số 59/2006/QĐ-VKSTC-V7 ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

Thứ hai, đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình nhưng có nhiều nội dung khác nhau thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan khác nhau, hoặc đơn có nội dung vừa khiếu nại vừa tố cáo, thì phải có văn bản chỉ dẫn cho người có đơn viết thành từng đơn có nội dung riêng để

thực hiện việc khiếu nại;59 trường hợp đơn khiếu nại chưa đủđiều kiện để thụ lý theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quy chế 59, thì phải có văn bản chỉ dẫn cho người khiếu nại cung cấp, bổ sung tài liệu có liên quan;

Thứ ba, đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền thì chuyển ngay tới lãnh đạo Viện phụ trách khối, các đơn vị có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất, để có biện pháp giải quyết, đồng thời báo tin cho người có đơn biết;

Thứ tư, đối với đơn khiếu nại không đủđiều kiện thụ lý thì có văn bản chỉ dẫn, trả lời rõ lý do cho người khiếu nại biết. Việc chỉ dẫn trả lời này chỉ thực hiện một lần cho một việc khiếu nại.60

2.3.1.3. Xử lý đơn tố cáo

Căn cứĐiều 11 của Quy chế 59, việc xử lý đơn tố cáo được thực hiện như sau:

Thứ nhất, đối với đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải chuyển ngay đơn cùng các tài liệu chứng cứ gửi kèm cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời có văn bản báo tin cho người có đơn biết;

Thứ hai, đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng có một phần nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì thụ lý nội dung thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân, đồng thời có văn bản chỉ dẫn người tố cáo viết đơn riêng theo nội dung tố cáo còn lại để gửi đến đúng nơi có thẩm quyền; trường hợp đơn có nhiều nội dung tố cáo khác nhau nhưng đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân, mà từng nội dung này lại do các đơn vị, bộ phận khác nhau xem xét thì đơn vị, bộ phận khiếu tố báo cáo đề xuất bằng văn bản với Viện trưởng để Viện trưởng phân công trách nhiệm chủ trì và phối hợp giữa các đơn vị, bộ phận trong giải quyết đơn và trả lời người có đơn;

Thứ ba, đối với đơn tố cáo hành vi phạm tội thì xử lý theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng Hình sự. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì xử lý theo quy định tại Quyết định số 144 ngày 07/11/2003 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

59Điểm b Khoản 1 Điều 11 Quyết định số 59/2006/QĐ-VKSTC-V7 ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

60

Điểm c Khoản 1 Điều 11 Quyết định số 59/2006/QĐ-VKSTC-V7 ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Viện kiểm

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của viện kiểm sát nhân dân thực tiễn tại viện kiểm sát nhân dân thành phố cao lãnh thuộc tỉnh đồng tháp (Trang 42)