Tiếp nhận, phân loại khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của viện kiểm sát nhân dân thực tiễn tại viện kiểm sát nhân dân thành phố cao lãnh thuộc tỉnh đồng tháp (Trang 44 - 46)

Tiếp nhận, phân loại là bước đầu tiên trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố

cáo và được quy định cụ thể tại các Điều 9, 10 của Quy chế 59.

Đơn khiếu nại, tố cáo gửi đến Viện kiểm sát nhân dân (kể cả đơn gửi đến lãnh

đạo Viện) đều được quản lý thống nhất qua một đầu mối là đơn vị Khiếu tố55 để làm thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý và quản lý việc giải quyết. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương có trách nhiệm phân loại

đơn được tiếp nhận qua hòm thư tố giác tội phạm và thụ lý đơn thuộc thẩm quyền

đồng thời chuyển ngay những đơn không thuộc thẩm quyền cho đơn vị Khiếu tố xử lý theo quy định. Không được tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo ngoài nơi quy định.

Nếu đơn khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân thì xử lý như sau:

Đối với đơn khiếu nại: Bộ phận khiếu tố trả lại đơn và hướng dẫn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.

Đối với đơn tố cáo: Bộ phận khiếu tố chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để

giải quyết và báo tin cho người tố cáo biết.

Đơn khiếu nại, tố cáo được gửi đến Viện kiểm sát nhân dân được phân thành 04 loại: Đơn không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân; đơn

55

Khoản 1 Điều 9 Quyết định số 59/2006/QĐ-VKSTC-V7 ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân; đơn thuộc trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân và đơn không đủđiều kiện để xử lý, giải quyết.56

Loại thứ nhất: Đơn không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Viện kiểm sát

Đó là đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Tư pháp khác, bao gồm cả đơn khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành chính và khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư

pháp. Cán bộ tiếp dân có trách nhiệm tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, phân loại chuyển đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; khi tiếp nhận từ các nguồn khác, Viện kiểm sát nhân dân các cấp hướng dẫn công dân khiếu nại đến cơ

quan có thẩm quyền giải quyết hoặc chuyển đơn đến các cơ quan đó không yêu cầu thông báo kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát.57 Ví dụ: Đơn tố cáo thẩm phán Toà án nhân dân sử dụng văn bằng giả, đơn khiếu nại việc Toà án kéo dài việc giải quyết vụ án dân sự mà vụ án này theo quy định của pháp luật Viện kiểm sát nhân dân không có trách nhiệm tham gia, đơn khiếu nại việc bổ nhiệm, lên lương, kỷ luật đối với Thẩm phán, Điều tra viên, Chấp hành viên.

Loại thứ hai, đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát

Là những đơn có nội dung theo tiêu chí được ghi tại mục A của biểu mẫu thống kê số 16/TKNV/KT-2014 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân bao gồm: Các Quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Quyết định, hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra; Quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Kiểm sát viên, Quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi nhận được đơn loại này thì Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật.

Loại thứ ba, đơn thuộc trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm sát

Đơn khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo tố tụng là những đơn khiếu nại, tố cáo mà pháp luật tố tụng quy định Viện kiểm sát nhân dân phải tham gia kiểm sát. Ví dụ: Đơn khiếu nại việc thu thập chứng cứ của Toà án khi giải quyết vụ việc dân sự; đơn khiếu nại việc không khởi tố vụ án hình sự của Thủ trưởng cơ quan điều tra. Đó là những

đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tư pháp khác, Viện kiểm sát nhân dân chỉ tiến hành kiểm sát khi nhận được khiếu nại nêu rõ việc giải quyết của cơ quan tư pháp có vi phạm pháp luật hoặc Viện kiểm sát nhân dân có căn cứ xác định việc giải

56Điều 10 Quyết định số 59/2006/QĐ-VKSTC-V7 ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

57

quyết đơn của cơ quan có thẩm quyền vi phạm pháp luật hoặc khi Viện kiểm sát nhân dân nhận được đơn yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Loại thứ tư, đơn không đủđiều kiện để xử lý, giải quyết

Theo Thông tư liên tịch số 02 ngày 10/8/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo thì những khiếu nại

đã có quyết định giải quyết cuối cùng thì không thụ lý. Đơn vị khiếu tố sau khi nhận

được đơn loại này tham mưu cho Lãnh đạo Viện có văn bản thông báo cho người khiếu nại biết lý do không thụ lý đơn đó.

Đối với đơn kiến nghị, phản ánh về tư pháp như: Đơn bảo lãnh, đơn xin sớm

đưa vụ án ra xét xử, đơn xin thăm nuôi thì tuỳ từng quan hệ pháp luật mà xem xét trả

lời cho công dân, nếu nhận được đơn kiến nghị, phản ánh đồng thời lại nhận được đơn khiếu nại, tố cáo đủđiều kiện của người khiếu nại thì đồng thời xem xét cả hai đơn đó. Nếu nhận được đơn kiến nghị, phản ánh mà không nhận được đơn khiếu nại, tố cáo đủ điều kiện thụ lý thì tuỳ từng trường hợp mà xem xét trả lời cho người có đơn.

Tóm lại, tiếp nhận, phân loại đơn để xác định đúng tính chất, thẩm quyền giải quyết là công việc tương đối phức tạp, đòi hỏi sự nhận thức pháp luật toàn diện và kinh nghiệm nghiệp vụ. Việc tiếp nhận, phân loại đơn phải đảm bảo kịp thời, chính xác

để hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của công dân.

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của viện kiểm sát nhân dân thực tiễn tại viện kiểm sát nhân dân thành phố cao lãnh thuộc tỉnh đồng tháp (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)