Nguồn vốn từ dự án, đề tài của các bộ, ngành, tỉnh

Một phần của tài liệu Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp tỉnh hải dương) (Trang 53)

Nguồn vốn từ các dự án, đề tài của bộ, ngành, tỉnh và thành phố là một kênh tài chính mà các DNNVV có thể có cơ hội tiếp cận. Các định hƣớng về KH&CN của các bộ, ngành và tỉnh trong những năm gần đây đã có sự ƣu tiên nhất định cho cộng đồng DNNVV với những chƣơng trình, dự án, đề tài KH&CN ngày càng thiết thực và có quy mô phù hợp. Khảo sát 50 DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng cho thấy, có 7 DN đã tiếp cận đƣợc nguồn tài chính từ dự án cấp tỉnh về phát triển KH&CN từ năm 2010 - 2015. Đánh giá của các DN tiếp cận đƣợc nguồn vốn từ các chƣơng trình, dự án cho thấy nguồn tài chính này đã thực sự đem lại một nguồn lực bổ sung cho DN để nghiên cứu, ứng dụng các CN mà DN đang thực sự cần. Các DNNVV đã tiếp cận đƣợc nguồn tài chính từ dự án cấp tỉnh về phát triển KH&CN từ năm 2010 - 2015.

52

Bảng 2.10. Các DNNVV khảo sát đã tiếp cận đƣợc nguồn tài chính từ dự án cấp tỉnh về phát triển KH&CN từ năm 2010 - 2015.

Đơn vị: Triệu đồng

STT Tên doanh

nghiệp

Tên đề tài Kinh phí

đƣợc cấp

Năm thực hiện

1 Công Ty Chế Biến Nông - Lâm

Sản Xuất Khẩu Thanh Hà

Nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa quá trình nhân giống nấm men trong sản xuất bia

100 2010-2011

2 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

Long Thành

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà H’Mông thƣơng phẩm và sinh sản theo phƣơng thức chăn thả ở vùng đồi gò Thanh Hà - Hải Dƣơng.

100 2011-2012

3 Công ty cổ phần Vật tƣ Hải

Dƣơng

Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo tổ hợp máy phay, ép dọc gỗ (GP1) dung cho chế biến lâm sản

300 2011-2012

4 Công Ty Cổ

Phần Xuất Nhập Khẩu Nhựa Lâm

Phúc

Nghiên cứu chế tạo vật liệu nhựa composite trên nền nhựa polyethylene và mùn cƣa

300 2012-2014

5 Công Ty TNHH Thảo Nguyên

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ép mex công nghiệp phục vụ may xuất khẩu

250 2013-2014

6 Công Ty Cổ

Phần Q&T

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến và truyền thống để bảo quản chế biến một số sản phẩm thức ăn gia súc gia

53 cầm, nâng cao chất lƣợng và giá trị sản phẩm. 7 Công Ty TNHH Sản Xuất Dịch Vụ Thƣơng Mại Môi Trƣờng Xanh

Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trƣờng ở thành phố Hải Dƣơng và một số giải pháp khắc phục

300 2014-2015

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn tháng 6 năm 2016

2.2.5. Nguồn vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm

Kết quả khảo sát các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng cho thấy, các chủ DN ít quan tâm đến các quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Nhiều chủ DN chƣa biết mục tiêu hoạt động của quỹ đầu tƣ mạo hiểm và cách tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Một số ít cho rằng có biết thông tin về quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhƣng đƣa ra ý kiến đánh giá với tiềm lực của DNNVV việc tiếp cận đƣợc các quỹ đầu tƣ mạo hiểm là rất khó khăn. Bản thân các DNNVV hiện nay áp dụng công nghệ còn lạc hậu, những ý tƣởng về ĐMCN cũng chƣa thực sự nổi bật, chủ yếu tập trung vào vấn đề cải tiến công nghệ cũ kỹ, lạc hậu nên khó có thể hấp dẫn các quỹ tài trợ. Các DNNVV của tỉnh Hải Dƣơng thực tế đã không có những hoạt động nhằm hƣớng đến các nguồn tài trợ từ các quỹ đầu tƣ mạo hiểm.

2.2.6 Vốn vay từ các Ngân hàng thương mại

Đây là phƣơng thức huy động vốn đƣợc các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Dƣơng áp dụng phổ biến từ trƣớc đến nay.Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận đƣợc với nguồn vốn này và khả năng nguồn vốn này cũng có giới hạn nhất định, nhất là nguồn vốn vay dài hạn để đầu tƣ đổi mới công nghệ. Theo một điều tra của phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ suất nợ trên tổng tài sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của nƣớc ta hiện còn rất kiêm tốn, chỉ đạt trung bình khoảng 10%. Chỉ khoảng 52% số doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc điều tra là có vay nợ, hầu hết là nợ ngắn hạn và phải vay từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Rất ít doanh nghiệp thành công trong việc tiếp cận nguồn vốn vay dài hạn chính thức. Một nghiên cứu của tổ chức lao

54

động quốc tế (ILO) về việc cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cho thấy, cản trở lớn nhất là các ngân hàng thƣơng mại không có đủ thông tin, tin cậy về ngƣời vay và không có khả năng thu hồi các khoản nợ xấu do hệ thống chế tài chƣa hoàn thiện. Đôi khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tiếp cận đƣợc với nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thƣơng mại, nhƣng đa số là vốn vay tín dụng ngắn hạn 2/3 số doanh nghiệp cho rằng họ rất cần các khoản tín dụng dài hạn để đầu tƣ đổi mới công nghệ, nâng cấp máy móc thiết bị, mở rộng nhà xƣởng, nhƣng nhu cầu này là rất khó đƣợc đáp ứng. Các khoản vay ngắn hạn thƣờng chiếm khoảng 82% tổng số các khoản vay đƣợc duyệt của các ngân hàng thƣơng mại. Các ngân hàng thƣơng mại đã chủ động nắm bắt các chƣơng trình kế hoạch, các dự án của tỉnh, có hƣớng tiếp cận, đầu tƣ kịp thời các dự án mới, dự án đầu tƣ chiều sâu, chú trọng đầu tƣ vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.2.7 Cho thuê tài chính

Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), nhu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp để tăng quy mô, trình độ sản xuất, chất lƣợng sản phẩm, năng lực cạnh tranh đã tạo ra một cơ hội rất lớn đối với lĩnh vực cho thuê tài chính. Việc cung ứng vốn trung và dài hạn thông qua kênh cho thuê tài chính thời gian qua cho các doanh nghiệp bị hạn chế do những nguyên nhân sau.

- Mặc dù đã xuất hiện hơn 10 năm trên thị trƣờng Việt Nam nhƣng sự quảng bá, giới thiệu để cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa về lĩnh vực cho thuê tài chính còn hạn chế.

- Mạng lƣới hoạt động của các công ty cho thuê tài chính mới chỉ có mặt tại một vài trung tâm kinh tế lớn, chƣa trải rộng trong cả nƣớc cũng nhƣ chƣa có sự phối hợp với các ngân hàng thƣơng mại để có thể quảng bá hoặc bán trọn gói sản phẩm.

- Trình độ của cán bộ kinh doanh trong các công ty cho thuê tài chính chƣa chuyên nghiệp, không năng động trong việc tiếp cận và tƣ vấn cho doanh nghiệp về cơ cấu nguồn vốn.

55

- Quy định về đối tƣợng thuê mua tài chính tại Việt Nam chỉ bó hẹp trong động sản, đối với dây chuyền sản xuất lại yêu cầu tỷ lệ tham gia vốn lớn.

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dƣơng phần lớn còn yếu kém về năng lực sản xuất, trình độ quản lý, tính khả thi của dự án thiếu thuyết phục (tình hình tài chính không rõ ràng, doanh nghiệp mới thành lập…). Đây là thế yếu khi họ có nhu cầu tìm nguồn vốn cho dự án.Về phía công ty cho thuê mua tài chính chƣa tạo cho khách hàng hiểu rõ hiệu quả, lợi ích của mua tài chính mang lại và một khó khăn nữa là đối tƣợng cho thuê còn quá đơn điệu (máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, một số động sản khác).

Theo các chuyên gia nƣớc ngoài nhận định, khi Việt Nam đã là thành viên WTO, cùng với cam kết mở cửa hoàn toàn lĩnh vực ngân hàng, trong đó có cho thuê mua tài chính chắc chắn sẽ có nhiều tập đoàn, nhiều công ty thuê tài chính nƣớc ngoài đến làm ăn ở Việt Nam, khi đó cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng nói chung và các công ty thuê mua tài chính nói riêng sẽ rất gay gắt. Tuy nhiên, cơ hội luôn song hành cùng thách thức.

Tham gia vào một sân chơi kinh doanh bình đẳng buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải có nhu cầu vốn đầu tƣ rất lớn để nâng cao trình độ, quy mô, năng lực sản xuất, đồng thời khi thể chế pháp luật ràng buộc chặt chẽ, sẽ buộc các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh bài bản hơn, tránh tình trạng manh mún, nhỏ lẻ sẽ không tồn tại. Bên cạnh đó, yêu cầu thông tin tài chính minh bạch của các doanh nghiệp sẽ tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức tín dụng khai thác thông tin, đánh giá khách hàng .

Hoạt động thuê mua tài chính thực chất là một hình thức bán chịu cho doanh nghiệp máy móc thiết bị và thu lại tiền sau, thông qua kinh doanh sản phẩm do doanh nghiệp làm ra. Hình thức này đặc biệt phổ biến và tỏ ra rất phù hợp đối với các doanh nghiệp dệt may và da giầy ở nƣớc ta. Hải Dƣơng đã có Công ty Giầy, Công ty May… áp dụng hình thức này. Lợi thế chính của hình thức này là các doanh nghiệp đẩy việc tính toán đầu tƣ và tiêu thụ sản phẩm cho các nhà đầu tƣ vốn hoặc ngƣời trung gian môi giới, họ rất có kinh nghiệm thƣơng trƣờng. Do vậy khi dự án đã đƣợc vay thì độ rủi ro thấp. Tác dụng của

56

hình thức này giống nhƣ đầu tƣ của các quỹ chuyên biệt, rất thích hợp với các doanh nghiệp cần vốn để đầu tƣ đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp mới khởi sự sản xuất kinh doanh. Thị trƣờng cho thuê tài chính nƣớc ta 5 năm qua đã tỏ rõ là một kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Hiện trên thị trƣờng Việt Nam có 24 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, gồm 10 công ty trực thuộc các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, 8 công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và 6 công ty thuộc ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Ngoài ra, có rất nhiều các công ty tài chính quỹ đầu tƣ đã và đang tiếp tục đƣợc phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Hoạt động cho thuê tài chính đã có lãi và đang hỗ trợ tích cực trong việc cung cấp các giải pháp tài chính cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi cần huy động vốn để đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc, thiết bị mới.

Tuy nhiên hoạt động cho thuê tài chính hiện nay chƣa tƣơng xứng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đầu tƣ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các văn bản pháp quy nhƣ: Nghị định 16/2001/NĐ - CP, ngày 02/5/2001 và Nghị định số 65/2005/NĐ - CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ chƣa cụ thể, chƣa thực sự khuyến khích các tổ chức cho thuê tài chính phát triển, mà còn trong giai đoạn thử nghiệm. Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất dè dặt khi đề cập đến nguồn tín dụng mới mẻ này. Phần lớn các doanh nghiệp chƣa tiếp cận và chƣa có thói quen sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính, khi cần vốn họ chủ yếu nghĩ đến ngân hàng.

Hiện tại, cả nƣớc mới chỉ có 4% số doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn từ dịch vụ cho thuê tài chính. Mặt khác, theo hiệp hội cho thuê tài chính, khi có tranh chấp, các cơ quan pháp luật thƣờng có xu hƣớng hình sự hóa các quan hệ kinh tế, đồng thời xem xét lại quá trình cho thuê, gây không ít khó khăn phiền toái cho doanh nghiệp. Do vậy, dịch vụ cho thuê tài chính chƣa có đóng góp đáng kể cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc huy động vốn để đổi mới công nghệ.

Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận một thực tế là thời gian qua còn ít doanh nghiệp mặn mà với hoạt động này. Nếu nhƣ ở các nƣớc đang phát triển,

57

tỷ trọng của thị trƣờng cho thuê tài chính so với thị trƣờng tín dụng vào khoảng từ 20 đến 25% thì ở Việt Nam, tỷ lệ này mới chỉ đạt khoảng 1,8%. Nhƣ vậy, cứ 100 doanh nghiệp thì chƣa đến 4 doanh nghiệp sử dụng những tiện ích của hoạt động cho thuê tài chính.

2.3 Thực trạng chính sách tài chính cho đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dƣơng doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dƣơng

2.3.1 Những kết quả đạt được

Có thể nói các chính sách tài chính giúp DNNVV thu hút vốn ĐMCN đƣợc xây dựng và triển khai đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc đối với cộng đồng DN quan trọng này. Những chính sách này là sự mở đƣờng cho các DNNVV có cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính trong bối cảnh nguồn lực của loại hình DN này còn nhiều hạn chế.

Kết quả khảo sát về tác động của các chính sách đến hoạt động ĐMCN của DNNVV, các ý kiến đánh giá các chính sách này đã phần nào tháo gỡ đƣợc những khó khăn cho DN trong vấn đề ĐMCN. Các DN thƣờng xuyên cập nhật các định hƣớng đổi mới về chính sách của nhà nƣớc có thể tiếp cận đƣợc cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tƣ, tạo ra những nền tảng cho hoạt động ĐMCN.

Một khía cạnh khác của các chính sách là tạo ra định hƣớng tƣ duy mới cho các DNNVV. Các DNNVV thấy đƣợc yêu cầu cần phải chú ý đến vấn đề ĐMCN, từng bƣớc nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của mình, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, các chính sách khuyến khích về tài chính theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP đƣợc xem nhƣ “khoán 10” trong khoa học, thúc đẩy cộng đồng DN trong đó có các DNNVV nỗ lực hơn trong ĐMCN nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực DN này.

2.3.2. Những hạn chế trong quá trình thực thi chính sách.

a. Chính sách hỗ trợ cho khu vực này còn ít và chưa hiệu quả

Tổ chức và hoạt động của DNNVV hiện đang đƣợc điều chỉnh bởi các văn bản chung cho tất cả các loại hình DN, mặc dù có các quy định về hỗ trợ, nhƣng rất ít ỏi. Với những điều kiện đó, doanh nghiệp nhỏ thực sự gặp khó khăn. Hãy lấy ví dụ thực tế về những ƣu đãi vay vốn và cho thuê đất trong các

58

chƣơng trình trợ giúp DNNVV của chúng ta. Đây thực sự là con dao hai lƣỡi. Về cơ chế hỗ trợ vốn theo quy định, mặc dù giúp DN giải quyết khó khăn về vốn, nhƣng do chỉ quy định về mức hỗ trợ chung chung, không quy định điều kiện, tiêu chuẩn đƣợc hỗ trợ, mục đích vay vốn, và còn nhiều vấn đề về thẩm tra tính trung thực và hiệu quả sử dụng vốn, nên hậu quả đƣa đến là:

1 - Hỗ trợ mang tính dàn trải, mức hỗ trợ không đáp ứng yêu cầu của DN, nhất là đối với các dự án đầu tƣ cần nhiều vốn và trong dài hạn;

2 - Nhiều DN làm ăn không hiệu quả cũng đƣợc vay nên không thanh toán đƣợc nợ, tỷ lệ thất bại tín dụng cho thấy điều đó;

3 - DN lợi dụng cơ chế hỗ trợ này do quan niệm vay là “đƣợc”, và những DN không trả nợ đó sẽ “biến mất”;

4 - Phát sinh tiêu cực từ việc cho vay, những con số về hối lộ quan chức ngân hàng ở trên là minh chứng cho kết luận này.

Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động khoa học và công nghệ có thể xem là văn bản quan trọng nhất đối với việc hỗ trợ ĐMCN cho các DN trong đó có DNNVV. Một vấn đề cần quan tâm là Nghị định này đƣợc ban hành ngày 18 tháng 9 năm 1999 với những quy định mang tính chất định hƣớng chung cần đƣợc cụ thể hóa bằng các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính. Tuy nhiên, phải đến hơn một năm sau, Bộ Khoa học, công nghệ và Môi trƣờng cùng Bộ Tài chính mới ban hành Thông tƣ liên

Một phần của tài liệu Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp tỉnh hải dương) (Trang 53)