Thực trạng huy động nguồn tài chính cho hoạt động đổi mới công nghệ ở

Một phần của tài liệu Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp tỉnh hải dương) (Trang 48)

nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dƣơng

2.2.1 Nguồn tài chính từ chính sách khuyến khích các DN đầu tư vào hoạt động KH&CN theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP

Chính sách khuyến khích các DN đầu tƣ vào hoạt động KH&CN theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP đã tạo ra tiền đề quan trọng cho hoạt động ĐMCN đối với DNNVV. Đối với các DN của tỉnh Hải Dƣơng, theo báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dƣơng, đến năm 2008, tỉnh đã có 128 DNNVV nhận đƣợc sự hỗ trợ về tài chính liên quan đến ĐMCN. Trong số 128 DN này chỉ có 18 DN nhận đƣợc hỗ trợ thuế suất thu nhập doanh nghiệp 25% về ứng dụng công nghệ cao, 35 DN đƣợc miễn giảm thuế từ hoạt động nghiên cứu, triển khai, có 15 DN nhận đƣợc hỗ trợ 30% kinh phí về việc triển khai nghiên cứu ứng dụng. Các DN còn lại nhận đƣợc các ƣu tiên về tín dụng và tiền thuê đất. Những hỗ trợ về tài chính theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP đã góp phần tạo nguồn vốn cho các DNNVV ĐMCN, tạo động lực cho các DNNVV thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mở rộng

47

quy mô sản xuất, tạo ra bƣớc phát triển mới đối với các DNNVV. Tuy nhiên, xét về tổng thể, những kết quả từ nguồn tài chính theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP vẫn còn thực sự hạn chế so với nhu cầu. Theo khảo sát của Dự án Danida năm 2008, thì các DNNVV mong muốn nhận đƣợc nhiều hỗ trợ hơn theo quy định của Nghị định này.

2.2.2 Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước

Nguồn tài chính đổi mới công nghệ từ ngân sách Nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tài chính đổi mới công nghệ ở Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dƣơng nói riêng. Những nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nƣớc đƣợc thực hiện thông qua nhiều chƣơng trình KH&CN. Trong thời gian qua, Nhà nƣớc đã dành nguồn nguồn tài chính đầu tƣ đáng kể thực hiện các đề tài nghiên cứu đổi mới công nghệ (thuộc chƣơng trình trọng điểm của nhà nƣớc, đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, ngành và địa phƣơng), hoạt động chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp thông qua các chƣơng trình kinh tế - kỹ thuật về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và công nghệ tự động hóa. Riêng giai đoạn 2006 - 2011 ngoài những đề tài, dự án cấp Bộ và độc lập Nhà nƣớc, ngân sách Nhà nƣớc đã tài trợ cho 16 chƣơng trình trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực KH&CN với tổng số 847 tỷ đồng chiếm 18,9% tổng nguồn chi cho sự nghiệp khoa học ở Trung ƣơng. Trong đó, năm chƣơng trình KH&CN trọng điểm thuộc 4 lĩnh vực công nghệ cao ƣu tiên (bao gồm: Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa) đã chiếm tới 53% của tổng vốn ngân sách cấp cho chƣơng trình trọng điểm quốc gia. Trong khuôn khổ các chƣơng trình này, Nhà nƣớc tài trợ toàn phần hoặc một phần cho các hoạt động nghiên cứu, làm chủ công nghệ hiện đại và ứng dụng chúng. Đến năm 2009, Bộ KH&CN mới tổ chức chƣơng trình tài 66 trợ một phần cho hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với nguồn vốn hạn chế ở mức khoảng 10 tỷ VNĐ (chỉ bằng kinh phí tài trợ một phần năm cho một chƣơng trình KH&CN trọng điểm quốc gia, chiếm khoảng 4,5% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học năm 2000 ở Trung ƣơng).

48

Theo Luật KH&CN năm 2000 và Luật KH&CN sửa đổi năm 2013, Luật ngân sách Nhà nƣớc hiện hành, kinh phí của ngân sách hàng năm đầu tƣ cho KH&CN là trên 2% tổng chi ngân sách Nhà nƣớc. Ở Hải Dƣơng chi Ngân sách cho công tác KH&CN không ngừng tăng lên và bƣớc đầu đã dành sự quan tâm đầu tƣ hỗ trợ đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh Hải Dƣơng đã đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống; coi trọng ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trƣờng. Trong giai đoạn 2011 - 2015 có 151 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đƣợc thực hiện, trong đó 97,3% nhiệm vụ khoa học và công nghệ phát huy tác dụng ở mức độ khác nhau. Đầu tƣ cho khoa học và công nghệ hàng năm đã có trọng tâm, trọng điểm, tổng kinh phí đầu tƣ cho khoa học và công nghệ giai đoạn này là 142,096 tỷ đồng, trong đó cấp từ ngân sách địa phƣơng chiếm trên 96%. Kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ đạt khoảng 0,45% tổng chi ngân sách của tỉnh, tăng 0,11% so với năm 2010

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các DN của tỉnh Hải Dƣơng tiếp cận nguồn vốn từ chƣơng trình KH&CN cấp Nhà nƣớc đối với DNNVV là rất hạn chế. Các định hƣớng ƣu tiên này thƣờng tập trung vào những lĩnh vực KH&CN có trình độ cao, đòi hỏi nguồn tài chính và khoảng thời gian đầu tƣ lớn. Trong khi đó, các DNNVV có tiềm lực vốn và CN rất hạn chế. Vì vậy, thiếu những nền tảng để có thể tiếp cận với các định hƣớng ƣu tiên của các chƣơng trình KH&CN. Bên cạnh đó, các DNNVV cũng chƣa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề tiếp cận nguồn tài chính từ các chƣơng trình KH&CN trọng điểm. Một phần vì tâm lý cho rằng các chƣơng trình KH&CN tập trung cho các DN nhà nƣớc có quy mô lớn và mình không có cơ hội, mặt khác, thông tin về các chƣơng trình KH&CN lại chƣa đến đƣợc với cộng đồng DNNVV hoặc đến chậm, không đầy đủ. Các DNNVV không thực sự nắm bắt đƣợc thủ tục để tiếp cận các chƣơng trình KH&CN. Kết quả khảo sát 50 DNNVV cho thấy mức độ các chủ DNNVV biết về các chƣơng trình KH&CN quốc gia rất thấp 29%. Điều này cho thấy chính sách tài chính từ các chƣơng trình KH&CN chƣa thực sự hiệu quả và chƣa

49

đến đƣợc với các DN. Khảo sát các chủ DNNVV về việc tiếp cận vốn từ các chƣơng trình KH&CN cấp nhà nƣớc.

Bảng 2.9: Việc tiếp cận vốn từ các chƣơng trình KH&CN cấp nhà nƣớc của các DNNVV khảo sát ở tỉnh Hải Dƣơng

STT Các nội dung Tỉ lệ (%)

1 Có nghe đến các chƣơng trình KH&CN cấp nhà nƣớc 29 2 Có biết thông tin về thủ tục để tiếp cận nguồn vốn đầu tƣ từ

chƣơng trình KH&CN cấp nhà nƣớc

92,1 3 DNNVV có cơ hội tiếp cận đến nguồn đầu tƣ từ chƣơng

trình KH&CN cấp nhà nƣớc không?

5

Không 95

4 Nguyên nhân vì sao DNNVV không tiếp cận đƣợc nguồn tài chính từ các chƣơng trình KH&CN.

Định hướng KH&CN mang tầm quốc gia vượt quá khả năng tài chính, công nghệ của DNNVV

92,1

DNNVV không chủ động tìm kiếm cơ hội 90,8

Chương trình KH&CN quốc gia chỉ dành cho các DN nhà nước, DN có quy mô lớn

96,1

DNNVV không biết thủ tục để tiếp cận các chương trình KH&CN cấp nhà nước

89,6

Vấn đề hỗ trợ từ cộng đồng DN cho DNNVV trong lĩnh vực này hạn chế

93,8 Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả luận văn tháng 6 năm 2016

2.2.3. Chính sách thuế cho hoạt động đổi mới công nghệ

Để khuyến khích đổi mới công nghệ, nhà nƣớc đã áp dụng các mức ƣu đãi tƣơng đối cao đối với hoạt động KH&CN với các sắc thuế, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu, thuế đất (bao gồm: Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất). Đối tƣợng

50

đƣợc hƣởng ƣu đãi tƣơng đối rộng, bao gồm: Nguyên vật liệu và thiết bị nhập khẩu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và triển khai đổi mới công nghệ (ƣu đãi trong thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng), các hoạt động nghiên cứu và triển khai và hoạt động dịch vụ KH&CN (ƣu đãi trong thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp). Ngoài ra, Nhà nƣớc còn cho phép doanh nghiệp hạch toán vốn đầu tƣ phát triển KH&CN vào giá thành sản phẩm; đƣợc lập quỹ phát triển KH&CN trích từ lợi nhuận trƣớc thuế của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, công cụ thuế để kích thích đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hải Dƣơng chƣa có tác động rõ rệt do các nguyên nhân sau đây.

- Nhà nƣớc đã ban hành tƣơng đối nhiều loại ƣu đãi nhƣng chƣa phổ biến đầy đủ và kịp thời đến các đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi nên tác động của chính sách này còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa có đƣợc đầy đủ thông tin về chính sách, công cụ khuyến khích hỗ trợ của nhà nƣớc.

- Phạm vi ƣu đãi về thuế là tƣơng đối rộng và các mức ƣu đãi cũng tƣơng đối cao. Tuy nhiên, những thủ tục để doanh nghiệp đƣợc hƣởng những ƣu đãi đó lại phức tạp và rƣờm rà do đó không phát huy đƣợc tác dụng. Mặt khác, đối tƣợng ƣu đãi rộng cũng sẽ làm giảm tác dụng của chính sách ƣu đãi.

- Đối tƣợng miễn, giảm thuế tƣơng đối nhiều trong khi chƣa có quy định cụ thể hƣớng dẫn cách thức để xác định các đối tƣợng đƣợc ƣu đãi, vừa không xác định đƣợc đúng đối tƣợng ƣu đãi. Mặt khác, những quy định không rõ ràng này còn tạo điều kiện cho các trƣờng hợp tiêu cực lợi dụng 69 chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc xảy ra. Ngoài ra, chế độ hạch toán chi phí trong các tổ chức nghiên cứu và triển khai của Nhà nƣớc hiện nay chƣa theo chuẩn mực hạch toán kinh doanh làm cho các cơ quan thuế cũng gặp khó khăn khi xác định giảm thuế.

- Các chính sách ƣu đãi về thuế không có tác dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có tiềm lực tài chính (vốn) để thực hiện dự án đầu tƣ đổi mới công nghệ.

51

- Văn bản chính sách chậm đƣợc hƣớng dẫn và thi hành. Nghị định 119/1999/NĐ - CP của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động KH&CN có thể xem là văn bản quan trọng nhất đối với việc hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, phải đến hơn một năm sau, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng cùng Bộ Tài chính mới ban hành Thông tƣ liên tịch số 2341/2002/TTLT - BKHCNMT - BTC để hƣớng dẫn Nghị định 119/1999/NĐ - CP. Điều này làm cho những quy định của Nghị định chậm đi vào cuộc sống bởi các tỉnh chƣa có cơ chế rõ ràng để giải quyết nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa về đổi mới công nghệ.

- Những ƣu đãi về thuế xuất nhập sẽ không còn sử dụng đƣợc trong thời gian tới, khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế của các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng: Cộng đồng chung ASEAN, TPP, EU ….

- Đổi mới công nghệ nhanh đòi hỏi doanh nghiệp phải đƣợc phép khấu hao nhanh. Tuy nhiên, hiện nay Nhà nƣớc vẫn chƣa quy định các trƣờng hợp đƣợc phép áp dụng phƣơng thức khấu hao nhanh.

2.2.4. Nguồn vốn từ dự án, đề tài của các bộ, ngành, tỉnh

Nguồn vốn từ các dự án, đề tài của bộ, ngành, tỉnh và thành phố là một kênh tài chính mà các DNNVV có thể có cơ hội tiếp cận. Các định hƣớng về KH&CN của các bộ, ngành và tỉnh trong những năm gần đây đã có sự ƣu tiên nhất định cho cộng đồng DNNVV với những chƣơng trình, dự án, đề tài KH&CN ngày càng thiết thực và có quy mô phù hợp. Khảo sát 50 DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng cho thấy, có 7 DN đã tiếp cận đƣợc nguồn tài chính từ dự án cấp tỉnh về phát triển KH&CN từ năm 2010 - 2015. Đánh giá của các DN tiếp cận đƣợc nguồn vốn từ các chƣơng trình, dự án cho thấy nguồn tài chính này đã thực sự đem lại một nguồn lực bổ sung cho DN để nghiên cứu, ứng dụng các CN mà DN đang thực sự cần. Các DNNVV đã tiếp cận đƣợc nguồn tài chính từ dự án cấp tỉnh về phát triển KH&CN từ năm 2010 - 2015.

52

Bảng 2.10. Các DNNVV khảo sát đã tiếp cận đƣợc nguồn tài chính từ dự án cấp tỉnh về phát triển KH&CN từ năm 2010 - 2015.

Đơn vị: Triệu đồng

STT Tên doanh

nghiệp

Tên đề tài Kinh phí

đƣợc cấp

Năm thực hiện

1 Công Ty Chế Biến Nông - Lâm

Sản Xuất Khẩu Thanh Hà

Nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa quá trình nhân giống nấm men trong sản xuất bia

100 2010-2011

2 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

Long Thành

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà H’Mông thƣơng phẩm và sinh sản theo phƣơng thức chăn thả ở vùng đồi gò Thanh Hà - Hải Dƣơng.

100 2011-2012

3 Công ty cổ phần Vật tƣ Hải

Dƣơng

Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo tổ hợp máy phay, ép dọc gỗ (GP1) dung cho chế biến lâm sản

300 2011-2012

4 Công Ty Cổ

Phần Xuất Nhập Khẩu Nhựa Lâm

Phúc

Nghiên cứu chế tạo vật liệu nhựa composite trên nền nhựa polyethylene và mùn cƣa

300 2012-2014

5 Công Ty TNHH Thảo Nguyên

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ép mex công nghiệp phục vụ may xuất khẩu

250 2013-2014

6 Công Ty Cổ

Phần Q&T

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến và truyền thống để bảo quản chế biến một số sản phẩm thức ăn gia súc gia

53 cầm, nâng cao chất lƣợng và giá trị sản phẩm. 7 Công Ty TNHH Sản Xuất Dịch Vụ Thƣơng Mại Môi Trƣờng Xanh

Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trƣờng ở thành phố Hải Dƣơng và một số giải pháp khắc phục

300 2014-2015

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn tháng 6 năm 2016

2.2.5. Nguồn vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm

Kết quả khảo sát các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng cho thấy, các chủ DN ít quan tâm đến các quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Nhiều chủ DN chƣa biết mục tiêu hoạt động của quỹ đầu tƣ mạo hiểm và cách tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Một số ít cho rằng có biết thông tin về quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhƣng đƣa ra ý kiến đánh giá với tiềm lực của DNNVV việc tiếp cận đƣợc các quỹ đầu tƣ mạo hiểm là rất khó khăn. Bản thân các DNNVV hiện nay áp dụng công nghệ còn lạc hậu, những ý tƣởng về ĐMCN cũng chƣa thực sự nổi bật, chủ yếu tập trung vào vấn đề cải tiến công nghệ cũ kỹ, lạc hậu nên khó có thể hấp dẫn các quỹ tài trợ. Các DNNVV của tỉnh Hải Dƣơng thực tế đã không có những hoạt động nhằm hƣớng đến các nguồn tài trợ từ các quỹ đầu tƣ mạo hiểm.

2.2.6 Vốn vay từ các Ngân hàng thương mại

Đây là phƣơng thức huy động vốn đƣợc các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Dƣơng áp dụng phổ biến từ trƣớc đến nay.Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận đƣợc với nguồn vốn này và khả năng nguồn vốn này cũng có giới hạn nhất định, nhất là nguồn vốn vay dài hạn để đầu tƣ đổi mới công nghệ. Theo một điều tra của phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ suất nợ trên tổng tài sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của nƣớc ta hiện còn rất kiêm tốn, chỉ đạt trung bình khoảng 10%. Chỉ khoảng 52% số doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc điều tra là có vay nợ, hầu hết là nợ ngắn hạn và phải vay từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Rất ít doanh nghiệp thành công trong việc tiếp cận nguồn vốn vay dài hạn chính thức. Một nghiên cứu của tổ chức lao

54

động quốc tế (ILO) về việc cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cho thấy, cản trở lớn nhất là các ngân hàng thƣơng mại không có đủ thông tin, tin cậy về ngƣời vay và không có khả năng thu hồi

Một phần của tài liệu Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp tỉnh hải dương) (Trang 48)