Thực trạng công nghệ và hoạt động đổi mới công nghệ ở các DNNVV của

Một phần của tài liệu Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp tỉnh hải dương) (Trang 37)

DNNVV của tỉnh Hải Dƣơng

2.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hải Dương

Quy mô rất nhỏ và nhỏ là đặc điểm nổi bật của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo số liệu năm 2011, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỉ lệ áp đảo với 64%, tiếp đến là doanh nghiệp nhỏ với 36%.

Số liệu điều tra tổng thể tại Hải Dƣơng năm 2015 của UBND tỉnh Hải Dƣơng cho thấy toàn tỉnh Hải Dƣơng có 6.478 doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 41.695 tỷ đồng. Trong đó, DNNVV là 6.074 DN chiếm gần 94% tổng số doanh nghiệp, với số vốn đăng ký khoảng 12.500 tỷ chiếm khoảng 29,5% tổng số vốn các doanh nghiệp đăng ký (Vốn đăng ký bình quân mỗi doanh nghiệp khoảng trên 2 tỷ đồng). Trong đó có hơn 4.000 doanh nghiệp siêu nhỏ (chiếm gần 66%) và 2 ngàn doanh nghiệp nhỏ (chiếm 34%). Tỉ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ của Hải Dƣơng cũng thấp hơn tỉ lệ chung của cả nƣớc. Có thể khẳng định gần 94% DNNVV tỉnh Hải Dƣơng là các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ. Tuy nhiên tỉ lệ này vẫn thấp hơn tỉ lệ chung của cả nƣớc khi tỉ lệ này của cả nƣớc là 98%.

Theo báo cáo Cục thuế tỉnh Hải Dƣơng, tính đến tháng 10/2015, trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có 6.074 DNNVV hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: May mặc, giấy, giầy da, vận tải, xây dựng, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, chăn nuôi trang trại, nhà hàng khách sạn…

2.1.1.1. Lĩnh vực hoạt động của các DNNVV

DNNVV tỉnh Hải Dƣơng hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế quốc dân, nhƣng tập trung vào các ngành thƣơng mại, dịch vụ và trong các ngành công nghiệp, xây dựng. Thực tế này cho thấy vai trò của chính sách trong việc khuyến khích doanh nghiệp phát triển theo định hƣớng còn hạn chế, hay cũng có thể nói

36

là chƣa có các quy hoạch ngành nghề một cách thống nhất và chi tiết để có căn cứ cho việc tƣ vấn lựa chọn địa chỉ đầu tƣ của các doanh nghiệp.

Theo số liệu báo cáo tổng kết năm 2015 của Sở Công Thƣơng tỉnh Hải Dƣơng, Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh. Năm 2010, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 20,1%; công nghiệp chiếm 47,7%; xây dựng - dịch vụ chuyển dịch tƣơng ứng chiếm 32,2%. Đến năm 2015 tỉ lệ nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 15,9%; công nghiệp chiếm 52,5%; xây dựng - dịch vụ chiếm 31,6%. DNNVV ở đô thị lớn có cơ cấu ngành nghiêng về dịch vụ thƣơng mại nhiều hơn mức bình quân.

Bảng 2.0. Doanh nghiệp phân bố theo ngành kinh tế ở Hải Dƣơng năm 2015.

STT Lĩnh vực Số doanh nghiệp Tỉ trọng theo

ngành (%)

1 Công nghiệp 1.752 28,8

2 Xây dựng - dịch vụ 4.254 70

3 Nông, lâm nghiệp , thủy sản 68 1,2

Tổng 6.074 100

Nguồn: Báo cáo thống kê Sở Công Thƣơng tỉnh Hải Dƣơng Trong công nghiệp, DNNVV hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực may mặc, giày dép, sản xuất các sản phẩm phi kim loại. Đó là những ngành không có hàm lƣợng công nghệ cao, không cần vốn lớn, dễ di chuyển vốn, dễ tuyển dụng lao động phổ thông, có thị trƣờng tiêu thụ cấp thấp hơn.

Các DNNVV có năng lực cạnh tranh thấp và do đó gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, DNNVV tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động, thu hút đƣợc nhiều lao động từ khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng CNH - HĐH.

Bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp và chính sách khuyến khích và hoạt động xuất khẩu của Nhà nƣớc, nhiều doanh nghiệp đã đầu tƣ vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu nhƣ: may mặc, giầy da, thủ công mỹ nghệ... làm cho sản phẩm hàng hóa xuất khẩu ngày càng phong phú.

37

Đóng góp vào ngân sách của DNNVV đóng vai trò quan trọng đối với tỉnh Hải Dƣơng. Đó là điều kiện để tỉnh thực hiện các mục tiêu đầu tƣ, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

2.1.1.2. Đóng góp của DNNVV

Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV giữa nhiệm kỳ giai đoạn 2011 - 2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hải Dƣơng ngày 30 tháng 10 năm 2013 cho thấy:

Tính đến 30/6/2013, sau 2 năm rƣỡi thực hiện Kế hoạch số 1977/KH- UBND ngày 28/10/2011 về phát triển DNNVV tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2011- 2015, đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

- Đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho 2.157 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 8.961 tỷ 356 triệu đồng, đạt 43,14% về số doanh nghiệp và 29,87% về vốn đăng ký so với Kế hoạch đã đề ra; ngoài ra đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho 183 chi nhánh, văn phòng đại diện.

Tính đến 30/6/2013, toàn tỉnh có 6.478 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 41.695 tỷ 534 đồng, đạt 68,18% về số doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra đến 2015.

- Tổng số vốn đầu tƣ của các DNNVV trong 2 năm 2011 và 2012 chiếm khoảng 29,7% tổng số vốn đầu tƣ của toàn tỉnh, mục tiêu đã đề ra trong 5 năm tổng vốn đầu tƣ của DNNVV chiếm 30-35% tổng số vốn đầu tƣ của toàn tỉnh.

- Năm 2012, DNNVV đã đóng góp khoảng 18,3% trong tổng GDP của tỉnh, mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đóng góp khoảng 28 - 30%;

- Năm 2012, các cơ sở kinh doanh (trong đó có DNNVV) trên địa bàn tỉnh, đã đóng góp 45,9 % trong tổng thu ngân sách nội địa của tỉnh;

- Hoạt động xuất khẩu của các DNNVV đã đóng góp chung vào kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng của tỉnh, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2011 đạt 1 tỷ 519, 8 triệu USD, năm 2012 tăng lên là 1 tỷ 656,1 triệu USD.

- Số doanh nghiệp thành lập mới tạo việc làm mới cho khoảng 11.000 - 12.000 lao động, đạt khoảng 14 - 16% so với mục tiêu đặt ra là tạo việc làm mới cho khoảng 75.000 lao động trong thời kỳ 2011-2015.

38

- Trong số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới từ đầu năm 2011 đến nay, có 1.141 cán bộ quản lý của gần 1.000 doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp, tƣơng ứng 46% doanh nghiệp thành lập mới có cán bộ quản lý đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức quản lý doanh nghiệp (kế hoạch đặt ra là 50% - 60% doanh nghiệp thành lập mới có cán bộ quản lý đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức quản lý doanh nghiệp).

2.1.2 Thực trạng công nghệ của các DNNVV của tỉnh Hải Dƣơng

2.1.2.1 Hiện trạng công nghệ của các DNNVV

Việc đánh giá năng lực công nghệ, trình độ công nghệ, thiết bị của các DNNVV dƣới góc độ chuyên môn thuần túy là một lĩnh vực phức tạp và đòi hỏi sự tham gia khảo sát, đánh giá trực tiếp của các chuyên gia công nghệ. Trong nghiên cứu này, hiện trạng công nghệ của các DNNVV trên địa bàn Hải Dƣơng đƣợc đánh giá trên các phƣơng diện: Mức độ cơ giới hóa, mức độ hiện đại của máy móc, thiết bị, mức độ làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp, tỉ lệ thiết bị tự động, bán tự động hóa.

Trong các quy hoạch, chƣơng trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đều coi khoa học và công nghệ là một trong những giải pháp quan trọng để triển khai, thực hiện.Báo cáo Chƣơng trình hành động ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Tỉnh ủy Hải Dƣơng về Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ƣơng Đảng (khóa XI) về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cho thấy: Từ năm 1997 - 2012 có 414 chƣơng trình, đề tài, dự án (gọi chung là nhiệm vụ) Khoa học và công nghệ đƣợc thực hiện, trong đó 347 nhiệm vụ bằng 83,81% phát huy tác dụng.

Công tác quản lý khoa học và công nghệ của tỉnh đã có chuyển biến tích cực và luôn hƣớng vào phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đầu tƣ cho khoa học và công nghệ hàng năm đã có trọng tâm, trọng điểm,tổng kinh phí đầu tƣ cho Khoa học và công nghệ giai đoạn 1997 - 2012 là 182.134,225 triệu đồng.( Theo số liệu của Tỉnh Ủy Số: 28 - CTr/TU ngày 05/04/2013)

Công tác thông tin khoa học và công nghệ đã cập nhật và cung cấp kịp thời cho cơ sở. Hàng vạn đề tài cải tiến kỹ thuật và gần 10 vạn sáng kiến, kinh nghiệm đƣợc áp dụng vào sản xuất, đời sống làm lợi cho các tổ chức, cá nhân và

39

doanh nghiệp hàng trăm tỷ đồng. Duy trì hội thi sáng tạo kỹ thuật tổ chức 2 năm một lần và giải thƣởng khoa học - công nghệ Côn Sơn xét tặng 5 năm một lần đã mang lại kết quả tốt.

Năm 2010, Sở Công Thƣơng tỉnh Hải Dƣơng tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng trình độ công nghệ sản xuất với 3 nghành hàng: Cơ khí, dệt may và giầy da tại 10 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thuộc Sở quản lý.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đặc trƣng trình độ công nghệ của các yếu tố vật chất của sản xuất.

STT Các chỉ tiêu chính Tỉ lệ đạt đƣợc của các ngành

Cơ khí Dệt may Giầy da

1 Tuổi trung bình 15-20 năm 4-10 năm 6-10 năm

2 Hệ số đổi mới thiết bị 3-5% 70-80% 40-50%

3 Tỉ trọng thiết bị trực tiếp sản xuất 85-95% 70-80% 85-95% 4 Mức huy động công xuất thiết bị

về sản lƣợng

50-60% 70% 80-90%

5 Mức trang bị vốn cho sản xuất (triệu/ngƣời)

20-60 triệu 20 triệu 25-60 triệu 6 Tỉ trọng sản xuất trên dây chuyền 50-55% 92-97% 85-98% 7 Chi phí năng lƣợng cho 1 đơn vị

sản phẩm

15-20% 15-20% 12-15%

Nguồn: Báo cáo thống kê Sở Công thƣơng tỉnh Hải Dƣơng Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu đặc trƣng trình độ công nghệ về tổ chức và quản lý sản xuất

STT Các chỉ tiêu chính Tỉ lệ đạt đƣợc của các ngành

Cơ khí Dệt may Giầy da

1 Trình độ tổ chức chuyên môn hóa 60-80% 98-100% 80-100%

2 Chi phí cho bộ máy quản lý 5-8% 3-5% 6-8%

3 Đào tạo nhân lực

40

Trình độ đại học 3-5% 1% 7%

Trình độ trung cấp 10% 6% 15%

Công nhân bậc cao 15% 5% 60%

4 Môi trƣờng sản xuất Cho phép Cho phép Trung bình Nguồn: Báo cáo thống kê Sở Công thƣơng tỉnh Hải Dƣơng Bảng 2.3: Chỉ tiêu đặc trƣng trình độ công nghệ về hiệu quả của sản xuất.

STT Các tiêu chí đánh giá Tỉ lệ đạt đƣợc của các ngành

Cơ khí Dệt may Giầy dép

1 Trình độ tổ chức chuyên môn hóa 65-80% 98-100% 85-100%

2 Chi phí cho bộ máy quản lý 5-7% 3-5% 6-8%

Nguồn: Báo cáo thống kê Sở Công thƣơng tỉnh Hải Dƣơng

2.1.2.2. Trình độ công nghệ được áp dụng

Theo điều tra của chúng tôi, trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất của các DNNVV của Hải Dƣơng hiện nay còn nhiều hạn chế. Thực tế, các DNNVV ở khu vực nông thôn thƣờng dùng lại công nghệ thải loại của thành thị có tuổi thọ trên 20 năm hoặc tự chế, gia công. Có 45% doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn chỉ sử dụng dụng cụ cầm tay, 12% sử dụng công cụ cơ giới và 43% có sử dụng máy chạy điện.

2.1.2.3. Mức độ làm chủ công nghệ và hiệu suất kỹ thuật

Các DN đạt đƣợc mức huy động công suất của thiết bị khá cao. Bằng chứng có tới 23% DN không thể tăng thêm sản lƣợng nếu chỉ sử dụng máy móc, thiết bị hiện có, khoảng 2/3 có thể thể tăng thêm sản lƣợng không quá 25%. Các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ ở gần mức sản lƣợng tối ƣu của họ hơn các doanh nghiệp vừa và lớn. Có hai nhận xét ngƣợc chiều đƣợc rút ra từ thực tế này. Đó là:

1- Thị trƣờng địa phƣơng cò nhỏ bé, do đó, quy mô siêu nhỏ và nhỏ tỏ ra thích ứng hơn.

2- Doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn để mở rộng sản xuất hay nâng cấp công nghệ trong khi sản xuất chủ yếu dựa vào

41

công cụ cầm tay và dụng cụ cơ khí bán thủ công.

Mức huy động công xuất của thiết bị là một yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu trong đánh giá chỉ số hiệu suất kỹ thuật của DN.

Hiệu suất kỹ thuật là chỉ số thể hiện khả năng của doanh nghiệp sản xuất mức đầu ra cao nhất với cơ cấu vốn và lao động (đầu vào) cho trƣớc. Một DN hoạt động ở mức hiệu suất cao nhất có thể đƣợc coi là có chỉ số này bằng 1. Các DNNVV thuộc các ngành chế biến ở Việt Nam hiện nay đạt hiệu suất kỹ thuật trung bình là 0,70, phù hợp với mức trung bình tối ƣu ở các nƣớc đang phát triển (từ 60 - 70%).

Các phân tích số liệu điều tra còn cho thấy những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu suất kỹ thuật. Yếu tố tạo ra sự khác biệt ở mức nhận biết dễ dàng là tuổi đời doanh nghiệp và khu vực địa lý. Hiệu suất kỹ thuật của các doanh nghiệp đang tồn tại (thành lập từ trƣớc) trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng cao hơn các doanh nghiệp mới gia nhập thị trƣờng, điều này cũng xảy ra khi so sánh các doanh nghiệp ở thành thị với các doanh nghiệp ở nông thôn.

Một nhân tố tích cực giúp các DNNVV ở gần mức sản lƣợng tối ƣu là chính sách khuyến khích phát triển DNNVV, trực tiếp ở chính sách hỗ trợ về thị trƣờng.

2.1.3 Hoạt động đổi mới công nghệ

2.1.3.1 Sự cần thiết đổi mới công nghệ

Hầu hết các DNNVV trên địa bàn Hải Dƣơng đƣợc khảo sát đều cho rằng trong bối cảnh thị trƣờng cạnh tranh hiện nay, đổi mới công nghệ đang ngày càng trở nên cấp thiết, nó tác động đến năng suất, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát 50 DNNVV đánh giá tất cả các hoạt động ĐMCN đƣợc nêu là cần thiết và đem lại lợi nhuận nhƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm; đƣa ra thị trƣờng loại sản phẩm mới; duy trì và mở rộng thị trƣờng; đáp ứng các quy định tiêu chuẩn; mở rộng công suất; giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lƣợng; giảm tác động xấu đến môi trƣờng; cải thiện điều kiện làm việc, an toàn lao động; nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này cho thấy các DNNVV đã ý

42

thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động ĐMCN đối với quá trình sản xuất, kinh doanh của họ.

Kết quả nghiên cứu trên 50 DNNVV trên địa bàn Hải Dƣơng về đánh giá sự cần thiết phải đổi mới công nghệ, kết quả chúng tôi thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.4: Đánh giá sự cần thiết phải đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp khảo sát

Các hoạt động đổi mới công nghệ

Số lƣợng doanh nghiệp đánh giá Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền CN 14 15 21 Cải tiến quy trình sản xuất, dây chuyền CN 38 12 0 Nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm mới 22 23 5 Nâng cao năng lực nguồn nhân lực công nghệ 20 23 7

Bố trí lại tổ chức sản xuất 30 20 0

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả luận văn tháng 6 năm 2016 Bảng số liệu cho thấy, đánh giá của các DNNVV đối với mỗi hoạt động ĐMCN cụ thể. Mặc dù là tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng với lực lƣợng lao động dồi dào, nhƣng trong những năm qua, bên cạnh sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nƣớc thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nƣớc ngoài cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy các DNNVV đẩy mạnh đổi mới công nghệ bên cạnh việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp tỉnh hải dương) (Trang 37)