Các biện pháp hỗ trợ thực hiện chính sách phát triển KH&CN của

Một phần của tài liệu Chính sách khoa học và công nghệ của mỹ dưới thời tổng thống bill clinton (1993 2001) (Trang 43 - 44)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2 Các biện pháp hỗ trợ thực hiện chính sách phát triển KH&CN của

công ty và các tổ chức nghiên cứu cùng hoạt động trong một khu vực trao đổi thông tin, chia sẻ và phát triển công nghệ để nhanh chóng đưa những kết quả nghiên cứu đi vào sản xuất hay thương mại hóa nhanh chóng kết quả nghiên cứu để sớm có kết quả đầu tư và đổi mới công nghệ.

Trái với những dự đoán về sự thu hẹp vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Mỹ, thực tế cho thấy rõ vai trò đó vẫn không ngừng tăng lên dưới những hình thức đổi mới và kết hợp chặt chẽ hơn với khu vực tư nhân.

2.2 Các biện pháp hỗ trợ thực hiện chính sách phát triển KH&CN của Chính phủ Chính phủ

2.2.1 Tuyên truyền, thuyết phục về định hướng mới

Trong điều kiện nhà nước pháp quyền và đa đảng như nước Mỹ, các chính sách muốn đưa vào cuộc sống phải nhận được sự ủng hộ của đa số nghị viên Quốc hội. Để có được sự ủng hộ này, trước hết phải thuyết phục được đa số các nghị viên Quốc hội và tạo ra niềm tin của xã hội vào đường hướng mới của chính sách KH&CN. Đó là niềm tin vào sự cần thiết phải mở rộng đầu tư KH&CN để phục hồi sức mạnh kinh tế Mỹ, tin vào KH&CN như công cụ chủ yếu để hiện đại hóa kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Mỹ. Việc thuyết phục này không thể chỉ dựa vào mong muốn chủ quan, bởi vậy Chính phủcần phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và những căn cứ khoa học để tiến hành. Đây là biện pháp cần thiết trước tiên phải làm nhằm có đủ số phiếu trong Quốc hội thông qua những giải pháp cần thiết cũng như

thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan nhà nước và các tổ chức tư nhân trong quá trình thực hiện chính sách. Đường hướng mới trong chính sách KH&CN dưới thời Clinton khác hẳn với những gì mà các chính quyền Cộng hòa đã triển khai trước đó, bởi vậy chính sách đó không dễ gì được những người Cộng hòa chấp nhận, nhất là trong Quốc hội - nhiệm kỳ những người Cộng hòa chiếm đa số. Để thắng được lực cản của những người Cộng hòa, chính quyền Clinton đã phải tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt trên các diễn đàn trong Quốc hội, đồng thời vận động mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân trong toàn thể xã hội Mỹ. Một số lý lẽ mà chính quyền Clinton đưa ra trong các văn kiện chính thức của mình là: “An ninh của đất nước phụ thuộc trước hết vào an ninh kinh tế”, những khoản đầu tư vào khoa học kỹ thuật là

“những khoản đầu tư cho tương lai”[28; tr.102]. Quan điểm cho an ninh của một quốc gia trước hết dựa vào sức mạnh kinh tế được coi như nền tảng chính sách trong suốt thời gian Tổng thống Clinton nắm quyền. Những quan điểm này đã thu hút được sự ủng hộ của đa số người dân bởi nó đang hướng vào việc giải quyết những vấn đề nóng bỏng của nước Mỹ thời kỳ này.

Một phần của tài liệu Chính sách khoa học và công nghệ của mỹ dưới thời tổng thống bill clinton (1993 2001) (Trang 43 - 44)