8. Cấu trúc của luận văn
1.2.2 Tình hình trong nước
Những năm 90 là thời kì chuyển tiếp chiến lược, có tính chất bản lề quan trọng giữa thế kỉ XX và thế kỉ XXI. Các nước lớn vừa xây dựng lực lượng, vừa thử nghiệm, tìm tòi những cái mới với những tham vọng của riêng mình. Mặc dù Mỹ vẫn là siêu cường trong thế giới tư bản với ưu thế vượt trội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, nhưng tình hình thế giới cuối thế kỉ XX khác xa với cuối thế kỉ XIX, sức mạnh của Mỹ không phải là tuyệt đối mà vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của Tây Âu, Nhật Bản cùng các cường quốc khác. Bên cạnh đó, ngay ở trong nước Mỹ cũng gặp phải nhiều vấn đề khó khăn khi bước vào thập niên cuối cùng của thế kỉ XX.
Nền kinh tế Mỹ sau một thời gian phát triển cực thịnh trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đến cuối những năm 60 đã bắt đầu phải đối mặt với một loạt vấn đề nan giải. Những vấn đề này tăng dần về mức độ và trở nên trầm trọng, thậm chí đã tạo ra khủng hoảng kinh tế vào những năm 1970 - 1980 và kéo dài tới đầu những năm 90. Người ta bắt đầu tranh luận về tương lai của nền kinh tế Mỹ và nghi ngờ về địa vị bá chủ của nó. Các vấn đề này đã làm trăn trở những nhà cầm quyền cũng như người dân Mỹ - đó là khủng hoảng cơ cấu kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại triền miên, thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài ngày một tăng, thất nghiệp ngày càng nhiều…
Cơ cấu kinh tế có nhiều bất cập
Sau một thời kỳ phát triển, cơ cấu kinh tế Mỹ đã bộc lộ nhiều bất cập trong những năm 80-90 của thế kỷ XX. Đó là việc các ngành kinh tế dần dần mất đi khả năng mở rộng, thậm chí là cả khả năng duy trì quy mô trước đó. Thị phần của nhiều ngành giảm dần, công suất các nhà máy ngày một dư thừa. Nhiều xí nghiệp bị bán cho nước ngoài. Việc thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí đóng cửa nhiều xí nghiệp dẫn tới thất nghiệp hàng loạt, hoặc sự dịch chuyển của nhiều lao động chuyên nghiệp, có mức lương cao sang các công việc dịch vụ có mức lương thấp ngày càng nhiều.
Biểu hiện tiêu biểu nhất là sự suy giảm nhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp chế tạo trong nền kinh tế Mỹ. Nếu vào năm 1960, ngành chế tạo chiếm tỷ trọng 28,0% GDP, thì tới năm 1970 đã giảm xuống còn 24,8%, năm 1980 là 18,7%, năm 1985 là 18,9% và năm 1991 chỉ còn chiếm 17,9% [28; tr.15]. Như vậy, sau ba thập kỉ, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế tạo đã giảm đi gần một nửa.
Ngành dệt may và luyện kim đen là những ngành quan trọng của nền công nghiệp Mỹ vào những thập kỉ 50 - 60 của thế kỉ XX, nhưng khi bước vào thập kỉ 70 những ngành này đã sa sút trầm trọng. Các ngành kinh tế khác tuy chưa đến mức rơi vào tình trạng khó khăn như các ngành trên nhưng cũng phải chống chọi vất vả với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài để giữ tỷ trọng trên thị trường.
Ngành công nghiệp ô tô vốn là niềm tự hào của nước Mỹ cũng bị giảm sút nghiêm trọng. Năm 1988, các nhà máy ôtô thuộc ba công ti sản xuất ôtô lớn nhất của Mỹ (General Motor, Ford, Chrysler) sản xuất 11,2 triệu ôtô, trong đó 7,1 triệu là ôtô con, thì tới năm 1991, các nhà máy của ba công ty này phải giảm sản lượng xuống còn 8,8 triệu chiếc, trong đó ôtô con còn 5,4 triệu. Cũng vào năm này, các công ty của Nhật sản xuất tới 13,3 triệu ôtô, trong số này 9,8 triệu chiếc là ôtô con. Vào đầu những năm 1990, các nhà máy ôtô của Mỹ chỉ sử dụng khoảng 60 - 65% công suất [25; tr.5]. Tình trạng suy giảm của ngành công nghiệp ôtô Mỹ không chỉ là do năng suất lao động của
ngành này thấp hơn của Nhật Bản, mà còn do một số tiêu chí thể hiện sự ưu việt như tính tiện lợi, sự an toàn và tiết kiệm của ôtô Mỹ đều thấp hơn ôtô Nhật.
Đồng thời với sự suy giảm của nhiều ngành công nghiệp chế tạo dân sự là sự dư thừa công suất của các ngành công nghiệp quân sự. Chiến tranh thế giới thứ hai và tiếp theo đó là thời kì Chiến tranh lạnh, kèm theo khoản chi phí khổng lồ cho quốc phòng, đã tạo mảnh đất màu mỡ cho các ngành công nghiệp quân sự của Mỹ phát triển. Khi cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc, đồng thời do sự phức tạp của nhiều vấn đề như thâm hụt ngân sách, thất nghiệp, các ngành công nghiệp quân sự cuối cùng cũng bị tước đi quyền ưu tiên phát triển và phải nhường chỗ cho phát triển các ngành công nghiệp dân sự. Công nghiệp hàng không, tên lửa - vũ trụ của Mỹ vốn là ngành rất mạnh, song tới đầu những năm 90 đã giảm sút do chi phí quân sự của nhà nước bị cắt giảm. Cũng trong thời gian này nhiều chương trình sản xuất vũ khí khác đã bị trì hoãn thực hiện. Do nhu cầu về các chủng loại vũ khí đột nhiên giảm xuống và chi phí cho quốc phòng bị cắt giảm như vậy, nên nhiều ngành công nghiệp quân sự dư thừa công suất rất lớn.
Thâm hụt cán cân thương mại triền miên
Sự lão hóa và kém sức cạnh tranh của nhiều ngành công nghiệp truyền thống của Mỹ đã dẫn tới tình trạng mất thị phần trên thị trường thế giới và trong nước. Bởi vậy, nguy cơ nhập khẩu ngày một tăng và thực tế là sau khi chính quyền của Tổng thống Reagan thực hiện chính sách tự do hóa thương mại từ giữa những năm 80 thì thâm hụt cán cân thương mại xảy ra một cách nhanh chóng. Năm 1981, số thâm hụt đã lên tới 15,8 tỉ USD; năm 1988 tăng lên 59,8 tỉ USD, chiếm gần một nửa tổng thâm hụt thương mại của Mỹ, vào đầu những năm 1990 có dấu hiệu giảm xuống, những tới năm 1993 lại vượt lên tới 60 tỉ USD [28; tr.20].
Thâm hụt ngân sách tăng và nợ nhà nước ngày một nhiều
Thâm hụt ngân sách Liên bang luôn là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất của nước Mỹ vào những năm 70, 80 và nửa đầu những năm 90 của thế kỷ
XX buộc nhiều cơ quan Chính phủ phải đóng cửa trong nhiều tuần, những cuộc biểu tình phản đối chính quyền đã xuất hiện.
Vấn đề thâm hụt ngân sách Liên bang của Mỹ đã bắt đầu xuất hiện từ thập kỉ 60. Hiện tượng thu không đủ chi là do tác động của hai nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, sau khi Liên Xô thử thành công vũ khí nguyên tử và phóng thành công vệ tinh nhân tạo, lo sợ mất vai trò bá chủ thế giới, Mỹ đã lao vào cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô, khiến chi tiêu cho quốc phòng tăng lên;
thứ hai, một số ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động và các ngành có dung lượng vốn thấp của Mỹ đã rơi vào tình trạng khó khăn do bắt đầu gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nước tư bản khác mới phục hồi sau chiến tranh và đang triển khai tích cực chiến lược hướng về xuất khẩu. Do khó khăn ở những ngành này, không những các khoản thu giảm, mà nhà nước còn phải chi nhiều hơn cho những trường hợp thất nghiệp từ những ngành này. Trong khoảng thời gian 1960 - 1970 ngân sách Liên bang Mỹ chỉ hai lần thặng dư, đó là vào năm 1960 - đạt mức 0,3 tỉ USD và năm 1969 - đạt 3,2 tỉ USD [24; tr.56]. Vì hai nguyên nhân trên vẫn tiếp tục tồn tại và không hề yếu đi, các yếu tố mang tính tích cực tăng thu cho ngân sách lại chưa đủ mạnh, nên thâm hụt ngân sách ngày một nhiều hơn cho tới đầu những năm 1990. Nếu vào những năm 60 thâm hụt ngân sách Liên bang bình quân là 5,7 tỉ USD, chiếm 0,8% tổng thu nhập quốc dân, và những năm 1970 số thâm hụt bình quân năm là 35 tỉ USD, chiếm 2,1% tổng thu nhập quốc dân, thì tới thập kỉ 1980, con số này đã nhảy vọt lên 157,4 tỷ USD, chiếm 4,1% GDP [28; tr.23]. Cho tới năm 1992, thâm hụt ngân sách đã lên tới mức kỉ lục là 290,4 tỉ USD [24; tr.58]. Như vậy có thể nói, thâm hụt ngân sách và nợ Liên bang đã trở thành một vấn đề rất phức tạp của nước Mỹ trước những năm 90 của thế kỷ XX.
Tình trạng thất nghiệp và giảm sút số lượng việc làm có thu nhập cao
Sự lão hóa của một số ngành công nghiệp, khả năng cạnh tranh kém trong điều kiện nền kinh tế thực hiện chính sách mở cửa không chỉ đưa tới tình trạng mất thị phần, thu hẹp sản xuất của nhiều ngành công nghiệp, đặc
biệt là nhiều ngành công nghiệp chế tạo, mà còn thu hẹp những việc làm ở khu vực này.
Ngành công nghiệp là ngành xương sống của nền kinh tế Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, song do nhiều nguyên nhân, số việc làm trong những ngành này đã bị thu hẹp đi rất nhiều. Nếu năm 1970, số lao động trong những ngành này còn chiếm tới 26% trong tổng số lao động, tức trên ¼ tổng số lao động, thì chỉ hơn hai thập kỉ sau, tức là vào năm 1992, tỉ trọng của nó chỉ còn 16,2%, nghĩa là giảm mất gần 10% [28; tr.26].
Một điều quan trọng hơn là số lao động có tiền công cao bị giảm đi đã không được chuyển sang những công việc chuyên môn thay thế có tiền lương cao hơn mà lại rơi vào tình trạng thất nghiệp, hoặc phải chấp nhận những việc làm chủ yếu ở khu vực dịch vụ, có thu nhập thấp hơn. Trên thực tế “nhiều triệu công nhân đã phải chuyển từ những công việc từng được trả 15 USD/ giờ sang các công việc được trả 7 USD/ giờ” [28; tr.26]. Những người lao động này là nạn nhân của sự sa thải hàng loạt, sự đóng cửa của các nhà máy.
Sự khủng hoảng niềm tin vào vị trí siêu cường của nước Mỹ
Một vấn đề nghiêm trọng nữa của nước Mỹ vào thời kì này là sự khủng hoảng niềm tin vào vị trí siêu cường của nền kinh tế Mỹ. Sự thu hẹp của nhiều ngành công nghiệp, tình trạng phá sản gia tăng, thâm hụt cán cân thương mại và ngân sách ngày một tăng, nợ nhà nước Liên bang ngày một chồng chất, thất nghiệp tăng, số việc làm có thu nhập cao giảm và được thay thế bằng các công việc dịch vụ có thu nhập thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển khác đã gây ra khủng hoảng niềm tin của nhiều tầng lớp dân cư Mỹ.
Một số nhà nghiên cứu lý luận thì xem giai đoạn này của nước Mỹ giống như thời kì suy tàn của đế quốc Anh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất hay bước đi mang tính quy luật của nhiều đế quốc trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, sau thời kì hưng thịnh tất yếu đến thời kì suy vong. Số khác thì lại cho rằng nước Mỹ đang rơi vào tình trạng “phi công nghiệp hóa”, bị mất dần những việc làm có thu nhập cao. Những người đã quá tự hào về nước Mỹ
thì nay thở dài than vãn về chuyện người ta “đang bán nước Mỹ”, nước Mỹ đang trở thành con nợ của nước ngoài.
Những khó khăn, thách thức đặt ra đối với nước Mỹ trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX là rất lớn, Tổng thống Bill Clinton thừa nhận: “Những thách thức mà chúng ta gặp phải là đáng sợ” [60; tr.10]. Để đưa nước Mỹ vượt qua những khó khăn này cần đến những giải pháp tổng thể và toàn diện của giới cầm quyền, trong đó chìa khóa là chính sách KH&CN.
Tiểu kết
Nhìn lại lịch sử của nước Mỹ, chúng ta có thể thấy, ngay từ khi lập quốc, Chính phủ Mỹ đã có những chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển các hoạt động nghiên cứu, phát minh. Trong mỗi thời kỳ, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử khác nhau mà các Chính phủ Mỹ khi lên cầm quyền đã đưa ra những chính sách phát triển KH&CN khác nhau nhưng tất cả các chính sách đều hướng đến một mục tiêu chung là phát triển đất nước và đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Sự phát triển và vị thế mà nước Mỹ có được kể từ khi lập quốc cho đến nay là minh chứng rõ nhất cho thấy vai trò to lớn của KH&CN.
Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, thế giới chứng kiến những biến đổi lớn lao về nhiều mặt đó là: chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Yalta giải thể với sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu; cuộc cách mạng KH&CN phát triển và ngày càng giữ vai trò then chốt đối với sự phát triển của mỗi quốc gia; xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ; thế giới đa trung tâm đang hình thành; hòa bình, hợp tác và phát triển đã và đang là xu hướng nổi trội trong quan hệ quốc tế… Cùng với đó là những khó khăn trong nội bộ nước Mỹ sau một thời kỳ dài phát triển: khủng hoảng cơ cấu kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại triền miên, thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài ngày một tăng, thất nghiệp ngày càng nhiều… đã đặt ra những cơ hội và thách thức lớn lao đối với Chính phủ Bill Clinton khi lên cầm quyền. Để nắm bắt cơ hội và đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, Chính phủ Bill Clinton cần đưa ra
nhiều giải pháp mang tính toàn diện, trong đó chính sách về KH&CN được xem là then chốt bởi đó là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Hoàn cảnh lịch sử mới cùng những chính sách của các Chính phủ tiền nhiệm là một trong những cơ sở cho sự hoạch định chiến lược KH&CN của Bill Clinton khi lên cầm quyền.
CHƢƠNG 2
NHỮNG ĐIỀU CHỈNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KH&CN CỦA MỸ (1993-2001)
“Đầu tư vào công nghệ - đó là đầu tư vào tương lai của nước Mỹ” [85; tr.1]- khẩu hiệu này là khởi nguồn cho toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực KH&CN thời kỳ chính quyền Clinton. Trước sự thay đổi của tình hình thế giới cùng những yêu cầu cấp thiết của đất nước, khi lên nắm quyền, Bill Clinton đã tiến hành điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế nói chung và chính sách KH&CN nói riêng.
2.1 Những điều chỉnh trong chính sách phát triển KH&CNcủa Mỹ dƣới thời Tổng thống Bill Clintơn 1993-2001
2.1.1 Chuyển từ ưu tiên phục vụ quốc phòng sang ưu tiên phục hồi sức mạnh kinh tế Mỹ
Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, thế giới đã diễn ra những biến chuyển lớn lao. Đó là sự sụp đổ của Liên xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, sự tan rã của trật tự hai cực Ianta, chiến tranh lạnh kết thúc và mở ra những xu hướng mới trong quan hệ quốc tế. Một trong những xu hướng mới đó là các nước điều chỉnh chiến lược phát triển - lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. Ngày nay, kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Do vậy, đứng trước sự thay đổi này, Mỹ cũng cần phải điều chỉnh để có chiến lược phù hợp với hoàn cảnh mới - trong đó điều chỉnh đầu tiên là chuyển từ ưu tiên chủ yếu phục vụ cho quốc phòng sang ưu tiên phục hồi sức mạnh kinh tế Mỹ.
Chiến tranh lạnh kết thúc, do đó mà tổ hợp khoa học - kỹ thuật của Hoa Kỳ mất đi một phần đáng kể sứ mệnh toàn cầu của nước này - một sứ mệnh gắn liền với sự đối chọi giữa hai hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Lên cầm quyền vào đầu những năm 1980 - khi những mâu thuẫn về hệ
tư tưởng và quân sự vẫn còn khá gay gắt, tổng thống Reagan đã lên án Liên