Học tập trực tuyến ( Learning Online eLearning)

Một phần của tài liệu Áp dụng hypertext và hypermedia trong việc dạy học trực tuyến môn tin học đại cương tại trường trung cấp nghề 18 bộ quốc phòng (Trang 53)

2.1.1. Khái niệm về học tập trực tuyến

Giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phƣơng thức học ảo

thông qua một máy vi tính nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lƣu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học viên học trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đƣờng truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN).Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trƣờng học trực tuyến (e-school) mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra nhƣ các trƣờng học khác.

Sự phát triển của cách thức giáo dục này đã nhận đƣợc nhiều sự ủng hộ và đồng tình từ toàn ngành giáo dục và trong tƣơng lai giáo dục trực tuyến sẽ còn đƣợc quan tâm và đầu tiên phát triển hơn nữa. Có rất nhiều lý do đằng sau sự bùng nổ của hình thức giáo dục trên nền tảng công nghệ này và một trong số những đặc điểm dẫn tới sự phát triển của giáo dục trực tuyến là:

- Linh hoạt: Với nhiều tổ chức, các nhà quản trị đã nhận ra đƣợc những lợi

ích mà tính linh hoạt của giáo dục trực tuyến đem lại. Những giải pháp học tập áp dụng công nghệ cho phép điều chỉnh các khóa học phù hợp với nhu cầu ngƣời học và hỗ trợ việc mở rộng chƣơng trình đào tạo tới các thị trƣờng mới.

- Kinh tế: giáo dục trực tuyến giúp tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với

phƣơng thức giáo dục truyền thống nhờ khả năng tiếp cận và truyền tải thông tin diện rộng.

Phụ trợ, Thiết yếu , Tƣơng tác, Chuyên sâu.

Mỗi cấp độ biểu trƣng cho mức độ tƣơng tác với các nội dung trực tuyến và mỗi mức độ lại phụ thuộc vào các bài giảng trực tuyến.Việc sử dụng trang mạng và các nội dung học tập trực tuyến trải dài từ cấp độ tƣơng tác trực tuyến bổ trợ cho kết cấu bài giảng, tới những nội dung thiết yếu có tính tƣơng tác trực tuyến trong quá trình học (một phần bắt buộc của quá trình giảng dạy) và cả những dạng thức tiên tiến hơn khi toàn bộ quá trình dạy và học đều diễn ra trực tuyến.

2.1.1.1. Ưu điểm của học tập trực tuyến

- Học tập mọi lúc mọi nơi - Tiết kiệm chi phí

- Tiết kiệm thời gian

- Uyển chuyển và linh hoạt: Học viên có thể chọn lựa những khoá học có sự chỉ dẫn của giảng viên trực tuyến hoặc khoá học tự tƣơng tác, tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng và có thể nâng cao kiến thức thông qua những thƣ viện trực tuyến

- Tối ƣu: Nội dung truyền tải nhất quán. Các tổ chức có thể đồng thời cung cấp nhiều ngành học, khóa học cũng nhƣ cấp độ học khác nhau giúp học viên dễ dàng lựa chọn

- Hệ thống hóa.

2.1.1.2. Nhược điểm của học tập trực tuyến

Sự tƣơng tác với giảng viên để hỏi đáp những vấn đề một cách trực tiếp. Tuy nhiên nếu bài giảng điện tử có tính tƣơng tác cao và giảng viên sẵn sàng hỗ trợ giải đáp cho sinh viên thông qua các kênh nhƣ chat, điện thoại, email...thì điều này là rất

CHƢƠNG 2

hữu ích. Hiện nay một phƣơng pháp học trực tuyến rất đƣợc chú trọng đó là phƣơng pháp tƣơng tác bảng điện tử, các bài giảng đƣợc trình bày thông qua phuơng pháp dạy tại lớp và đƣợc ghi hình làm tƣ liệu giảng dạy một cách sống động cho học sinh ở khắp nơi, phuơng pháp này giúp học sinh đƣợc tiếp thu bài giảng một cánh nhanh chóng mọi lúc mọi nơi.

2.1.1.3. Tài liệu học tập

Có rất nhiều cách để bàn về hình thức và vai trò mà các tài liệu giáo dục trực tuyến (online learning materials) mang lại.Cách hiệu quả nhất là so sánh các tài liệu đƣợc sử dụng dựa trên bản chất và hình thức học cũng nhƣ khả năng tƣơng tác và kiểm soát. Bảng 1.1 dƣới đây cung cấp một cái nhìn sơ bộ về phân loại và so sánh các chất liệu học tập trực tuyến bằng việc đƣa ra 4 nhóm chính và mô tả về từng nhóm:

Dạng thức Mô tả chất liệu

Thông tin tiếp cận (Information Access)

Truyền tải thông tin một chiều tới ngƣời học, ví dụ: một bản kết cấu môn, lịch học, các mô tả bài luận, ghi chú bài giảng, giới thiệu hội thảo...

Học tập tƣơng tác

(Interactive Learning) Bao gồm các yếu tố giảng dạy tƣơng tác với ngƣời học, thúc đẩy phản biện và giúp ngƣời học đƣa ra quyết định, phản hồi

Học theo mạng lƣới (Networked Learning)

Cung cấp môi trƣờng học tập nhƣ một tổ chức, việc giao tiếp, trao đổi ý tƣởng và thông tin diễn ra giữa ngƣời dạy, ngƣời học và những bên liên quan trong suốt quá trình học

cấp cho học viên các nguồn tài liệu dồi dào dƣới dạng các trang mạng và hệ thống các đƣờng link mạng vì phƣơng thức truyền tải thông tin bằng Web chứa đựng rất nhiều nguồn thông tin hữu ích và đem tới nhiều lợi ích và cơ hội cho ngƣời dùng.

Phần lớn các học liệu trực tuyến đƣợc thiết kế nhằm truyền tải thông tin thƣờng là bản điện tử của các nguồn tài liệu giấy có sẵn. Cơ hội và lợi ích từ việc trực tuyến hóa các dữ liệu này xuất phát từ những ƣu điểm:

- Khả năng tiếp cận thông tin, sinh viên từ khắp mọi nơi đều có thể truy cập những thông tin do giáo viên đăng tải

- Giảm thiểu in ấn, giáo viên có thể giảm đáng kể lƣợng tài liệu in ấn bằng việc cung cấp ấn bản điện tử cho sinh viên.

- Cung cấp thông tin kịp thời, học viên có thể truy cập ngay lập tức các tài liệu mà giáo viên đăng tải trƣớc buổi giảng hoặc hội thảo.

b. Học tập tƣơng tác ( Interactive Learning)

Tài liệu học tập trực tuyến ngoài việc cung cấp các tài liệu văn bản, các hệ thống trực tuyến cho phép tạo ra các tài liệu chứa nhiều yếu tố tƣơng tác.Khi những yếu tố tƣơng tác này đi cùng một kết cấu bài giảng phù hợp, các tài liệu có thể phục vụ các mục đích dạy và học cụ thể và hữu ích.

Các tài liệu học tập mang tính tƣơng tác là kết quả của việc ứng dụng các tính năng tƣơng tác của công nghệ trực tuyến giúp liên kết ngƣời học, thay vì cung cấp tài liệu đọc, giáo viên có thể đƣa ra các tài liệu chứa một loạt những đƣờng dẫn (hyperlink) và các bài tập nhất định đi kèm chúng nhƣ thu thập các thông tin liên quan thông qua một quá trình truy cập liên kết, đọc, so sánh và phân tích thông tin. Khi đó học viên có thể trau dồi vốn hiểu biết của mình – một hoạt động đƣợc cho là có hiệu quả hơn nhiều việc chỉ đọc tài liệu đơn thuần.

Các nhà thiết kế và phát triển đã tạo ra rất nhiều ứng dụng và công cụ nhằm đem tới cho sinh viên các trải nghiệm học tập tƣơng tác. Những công nghệ nhƣ tiện

CHƢƠNG 2

ích Flash, Shockwave hay Java cung cấp một hệ thống các chọn lựa và ứng dụng giúp thiết lập các yếu tố này. Các công nghệ này cho phép tạo dựng một thiết lập trực tuyến nơi ngƣời học có thể tƣơng tác, tiếp nhận các phản hồi và chỉ dẫn hữu ích qua việc thực hiện các bài tập, từ đó thu đƣợc hiệu quả.

Đặc điểm của các hoạt động tƣơng tác nằm ở hình thức quản lý ngƣời học và sự tham gia tích cực, nơi học viên có thể đƣa ra quyết định và học hỏi từ thực nghiệm. Đối với ngƣời học, các yếu tố tƣơng tác bổ trợ cho học trực tuyến bao gồm:

- Phản hồi nhanh chóng đối với các bài tập và vấn đề của ngƣời học - Khả năng phản hồi trƣớc các nhu cầu khác nhau của từng ngƣời học

- Đƣa ra các hoạt động hƣớng dẫn giúp phát triển khả năng nắm bắt kiến thức bằng các bài thực hành.

- Mô phỏng các tình huống thực tế để ngƣời học có thể học cách quản lý, kiểm soát vấn đề trong một môi trƣờng có tổ chức.

c. Học theo mạng lƣới

Hình thức thứ ba của ứng dụng trực tuyến vào chƣơng trình học mô tả các ứng dụng công nghệ cho phép ngƣời dạy và học giao tiếp với nhau. Các thiết lập trực tuyến có thể đƣợc sử dụng theo nhiều cấp độ trong môi trƣờng giảng dạy lấy ngƣời học làm trung tâm, từ đó giúp phát triển các hoạt động giao tiếp, hợp tác, cộng tác giữa ngƣời dạy và ngƣời học.

Các ứng dụng trực tuyến và môi trƣờng học tập nằm trong hình thức học theo mạng lƣới này bao gồm:

- Thƣ điện tử: ngƣời dùng giao tiếp trực tiếp với nhau bằng tin nhắn nhóm hoặc riêng tƣ đƣợc gửi theo chế độ một tới một hoặc một tới nhiều

- Bảng thông báo đăng các thông tin cho phép xem và bình luận công khai về những chủ đề nhất định

dụng công nghệ hỗ trợ và tạo tiền đề cho việc dạy và học diễn ra. Với việc giao tiếp trong nhóm học, các tài liệu và nội dung thƣờng là kết quả của các hoạt động giao tiếp cộng tác giữa các thành viên. Ngƣời dùng có thể học và trau dồi kiến thức từ việc nghiên cứu, đọc và viết từ những ý kiến tranh luận với các thành viên khác, từ đó đƣa ra các phƣơng án tốt nhấtdƣới góc nhìn khác nhau mà các thành viên . Chính vì vậy, có thể thấy rằng hình thức học tập này không phù hợp với nhiều lĩnh vực, một số môn học hay với những ngƣời học có tính kỷ luật không cao.

Giáo viên trực tuyến phải nắm vững kỹ năng quản lý và phối hợp giao tiếp trên môi trƣờng trực tuyến.Quan trọng là ngƣời dạy phải đồng thời đảm bảo các hình thức giao tiếp cũng nhƣ làm việc nhóm hỗ trợ tốt cho việc giảng dạy. Ngoài việc bàn luận hoặc trò chuyện về các chủ đề quan trọng, ngƣời học cần đƣợc khuyến khích suy nghĩ và trình bày các ý tƣởng của mình, từ đó bàn luận để phát triển thêm những ý tƣởng này.

d. Phát triển tài liệu học tập

Một hình thức khác hỗ trợ các hoạt động giảng dạy trực tuyến là việc sử dụng công nghệ nhƣ một công cụ phát triển và giới thiệu các vật phẩm.Giáo viên của các lớp học sử dụng phƣơng pháp học tập truyền thống thƣờng sử dụng hình thức phát triển sản phẩm nhƣ một động lực và cơ hội cho phép học viên khám phá, tìm tòi thì việc áp dụng những công nghệ để trợ giúp quá trình tạo sản phẩm đã biến hệ thống trực tuyến trở thành môi trƣờng lý tƣởng cho loại hình giảng dạy này.

Khi hệ thống trực tuyến đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ hiển thị và nguồn thông tin, đồng thời là một kênh giao tiếp và học tập tƣơng tác, nó giúp giáo viên sáng tạo, phát triển vô vàn cách thức giảng dạy mới mẻ. Việc học không còn chỉ là tiếp cận và tìm hiểu các thông tin liên quan, nó còn giúp ngƣời học cùng cộng tác xây dựng và đăng tải các sản phẩm học của mình.Với khả năng truyền tải rộng lớn

CHƢƠNG 2

của Web, những học viên khác có thể dễ dàng tham gia quá trình phát triển sản phẩm dù ở bất cứ đâu.

2.1.1.4. Kết cấu của bài giảng trực tuyến

Nhiều ngƣời sử dụng kết cấu linh hoạt cho các hoạt động dạy và học trên giao diện của Web.Để đƣa ra một kết cấu cho các bài giảng trên môi trƣờng trực tuyến, Collins (1997)[20] cho rằng hầu hết các hình thức học tập trực tuyến đều gồm nhiều thành phần và hoạt động khác nhau.

Thành phần Mô tả

Hoạt động chung Ghi danh, đọc giáo trình, đọc tài liệu khóa học Bài giảng Tham gia vào các buổi giảng và thuyết trình

Thảo luận nhóm Tham gia các buổi thảo luận nhóm và các phiên hội thảo Hoạt động học tập Các buổi thực nghiệm, các hoạt động thực tế, các buổi

giảng của khách mời

Giao tiếp Thảo luận riêng giữa ngƣời hƣớng dẫn và học viên

Tự học Thực nghiệm có giám sát, các đọc và bài tiểu luận không có giám sát

Bài tập cá nhân Bài tập lớn

Bài tập nhóm Phân công công việc để thực hiện theo nhóm Kiểm tra (testing) Các hoạt động đánh giá

Bảng 2.2 Các thành phần của bài giảng

Khi phân tích việc dạy và học thành một loạt các hoạt động nhƣ trên, chúng ta sẽ thấy tiềm năng ứng dụng của các loại hình giảng dạy trên nền tảng trực tuyến khi các ứng dụng trên nền tảng Web thƣờng đƣợc đƣa vào các hoạt động khi môi trƣờng học tập mang tính cởi mở, linh hoạt và có khoảng cách về địa lý.Hầu hết những phân tích dƣới đây đều liên quan tới môi trƣờng học tập nơi ngƣời học ở

b. Bài giảng

Trong môi trƣờng học tập trực tuyến, các bài giảng đƣợc nhân rộng nhờ các trang web và các hệ thống truyền thông tin trực tuyến. Nội dung của bài giảng đƣợc thể hiện dƣới dạng một tài liệu đọc và hiển thị trên các trang web.Các công nghệ mới nhƣ streaming audio hay video giúp các bài giảng trên nền tảng Web truyền tải đƣợc cả giọng nói và hình ảnh trực tiếp, mở ra một chân trời mới cho các hoạt động học tập nhƣ bài giảng hay thuyết trình.

c. Thảo luận nhóm

Môi trƣờng học trên nền tảng Web hỗ trợ thảo luận nhóm với nhiều tính năng giao tiếp bao gồm các hoạt động nhƣ diễn đàn trò chuyện, phòng thảo luận hay tin nhắn email. Ngoài ra, các công nghệ mới nhƣ điện thoại trực tuyến hay hội thảo video cũng giúp mở rộng tiềm năng hỗ trợ các hình thức giao tiếp khác nhau tạo dựng một môi trƣờng giao tiếp hiệu quả.

d. Hoạt động học tập

Các khóa học có rất nhiều loại hình hoạt động học tập khác nhau. Những hình thức này thƣờng bao gồm các hoạt động thực nghiệm nhƣ các buổi thực tế hay thực hành trong phòng thí nghiệm.Các hoạt động học tập này không thể thực sự đƣợc triển khai trọn vẹn trên nền trực tuyến ( cần giảng dạy kết hợp cùng với loại hình truyền thống) nhƣng nếu đƣợc sử dụng đúng cách, nền tảng trực tuyến có thể hỗ trợ tốt trong trƣờng hợp đào tạo từ xa.

e. Giao tiếp

Việc giao tiếp tự do và cởi mở giữa giáo viên với học sinh và giữa các học sinh với nhau trong lớp thƣờng rất quan trọng nên môi trƣờng học tập cởi mở, linh hoạt trên nền tảng Web đem tới nhiều cơ hội giao tiếp hơn cho các thành viên trong lớp và mở rộng vòng giao tiếp này tới những thành phần bên ngoài lớp học.

CHƢƠNG 2

f. Tự học

Phần lớn việc dạy và học đều nằm ở quá trình tự học của học sinh khi đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề nhằm mở mang kiến thức và hiểu biết của mình.Hình thức học này thƣờng lấy ngƣời học làm trung tâm và thành công nằm ở mục tiêu cũng nhƣ sự tự giác của ngƣời học.Hệ thống trực tuyến có thể trở thành công cụ đắc lực cho những ngƣời muốn tự học khi hệ thống cung cấp không chỉ thông tin mà còn những hỗ trợ cần thiết để tối ƣu hóa lƣợng thông tin này.

g. Bài tập cá nhân

Hầu hết các khóa học ở trình độ đại học thƣờng yêu cầu sinh viên thực hiện các bài tập cá nhân hoặc bài luận nhằm đánh giá chất lƣợng học.Cũng giống nhƣ hỗ trợ ngƣời tự học, môi trƣờng trực tuyến cũng đem lại nhiều hữu ích cho việc thực hiện các bài tập cá nhân.

h. Bài tập nhóm

Các hoạt động học theo nhóm đang ngày càng phổ biến ở bậc đại học khi giáo viên thƣờng đƣa ra các hình thức mới và sáng tạo hơn nhằm liên kết ngƣời học trong một môi trƣờng học tập tích cực và hiệu quả. Nền tảng Web đã hỗ trợ cho các bài tập theo nhóm bằng khả năng chuyển giao, lƣu trữ và dễ dàng truy cập tài liệu, thông tin, đồng thời cho phép ngƣời học tự do trao đổi và giao tiếp với nhau. Trong lớp học truyền thống, các nỗ lực làm việc và cộng tác chỉ giới hạn trong các thành

Một phần của tài liệu Áp dụng hypertext và hypermedia trong việc dạy học trực tuyến môn tin học đại cương tại trường trung cấp nghề 18 bộ quốc phòng (Trang 53)