GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu sáp nhập và mua bán ngân hàng nghiên cứu tình huống các ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn, việt nam tín nghĩa và đệ nhất (Trang 77 - 84)

THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM:

- Về tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu, trong bất kỳ một thương vụ M&A nào, vấn đề mà

tất cả cổ đông lớn, nhỏ đều quan tâm chính là tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu, do đó để mang

lại tính công bằng, minh bạch trong mỗi thương vụ thì tất cả các bên tham gia M&A nên xác lập một tổ chức chuyên nghiệp tư vấn sâu sát nhằm tạo ra sự đồng thuận cao

nhất, điều này sẽ rất có lợi cho tiến trình M&A.

- Về vấn đề xử lý nợ tồn động, đứng trước tình hình hiện nay với các ngân hàng

thương mại cổ phần có năng lực yếu kém, ngân hàng nhà nước đưa ra thông điệp về

việc kiên quyết xử lý những ngân hàng này bằng cách sáp nhập vào các ngân hàng

thương mại lớn hơn, tuy nhiên khi được sáp nhập vào thì bài toán đặt ra chính là việc

xử lý nợ, do đó rất cần thiết phải có hướng xử lý nợ rõ ràng, hoặc bán nợ cho VAMC, hoặc chuyển nợ thành cổ phần, vốn góp, hoặc bám sát tình hình doanh nghiệp nhằm tiếp tục hỗ trợ vốn giúp doanh nghiệp hoạt động tạo lợi nhuận giúp ngân hàng thu hồi nợ, …

- Văn hóa ngân hàng bị pha trộn, ở bất kỳ một doanh nghiệp nào, con người

luôn là yếu tố cốt lõi làm nên thành công, đặc biệt, khi quy mô càng lớn thì sự liên kết giữa các thành viên sẽ phức tạp hơn, do đó khi thực hiện M&A ngân hàng nhất thiết

phải đặt trọng tâm vào việc kết nối nhân sự, xây dựng hình ảnh thân thiện trong suốt

quá trình M&A, ngân hàng có thể tạo sân chơi về nghiệp vụ, hoặc tổ chức “team building”, …nhằm tạo liên kết giữa nhân viên, giúp mỗi nhân viên phát huy hết khả

-78-

- Rủi ro vận hành, ngân hàng là nơi an toàn tiền gửi cho người dân và cũng là

nơi có nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất, đặc biệt là khi M&A ngân hàng với nhau trong thời

gian đầu, vì phải học hỏi về sản phẩm, học hỏi về văn hóa, về công nghệ…sẽ gây ra

bối rối cho nhân viên trong tác nghiệp, do vậy, nhất thiết phải nâng trình độ nghiệp vụ

của mỗi nhân viên lên tầm cao mới một mặt là nâng cao uy tín, hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, mặt khác cũng là một sân chơi giúp cho mỗi nhân viên cạnh tranh công bằng về năng lực.

- Về sở hữu chéo và lợi ích nhóm giữa các ngân hàng thương mại rất lớn làm cho rủi ro hệ thống cao nếu như một ngân hàng gặp khó khăn hoặc đổ vỡ, do vậy M&A ngân hàng là một trong những giải pháp quan trọng giúp xóa sở hữu chéo và

phần nào đập tan lợi ích nhóm.

- Không nên tập trung cho vay vào ngành nghề nhất định vì khi ngành nghề mà ngân hàng tập trung cho vay xảy ra rủi ro thì kéo theo rủi ro thanh khoản của phía

ngân hàng cho vay, khi đó M&A ngân hàng sẽ tận dụng hết lợi thế của các bên, phân

tán rủi ro kinh doanh, đạt hiệu quả so sánh.

- Xây dựng thương hiệu, M&A ngân hàng tạo ra một thương hiệu mạnh hơn,

ngân hàng có thể duy trì và phát triển thị phần một cách thuận lợi và vững chắc, việc xây dựng thương hiệu không chỉ là quảng cáo, khuyến mãi… mà thuộc về hình ảnh

trong tâm trí khách hàng, cung cách, thái độ, nghiệp vụ của nhân viên, rõ ràng yếu tố

con người trong xây dựng hình ảnh là vô cùng quan trọng, đây cũng là một lợi thế so sánh lớn giữa các ngân hàng cạnh tranh nhau.

- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, M&A có thể hấp thu được công nghệ hiện

đại, giảm bớt áp lực tác nghiệp cho nhân viên, giảm rủi ro về công nghệ.

- M&A tiếp cận khả năng quản trị tốt hơn, kinh nghiệm ngành phong phú hơn sẽ

khẳng định được lòng tin đối với cổ đông, nhân viên là giúp ngân hàng sau M&A đi

-79-

- Tập trung lành mạnh tình hình tài chính, khi việc minh bạch hóa thông tin

được thực hiện tốt, các nhà đầu tư, các ngân hàng khác sẽ dễ dàng tiếp cận và cùng ngân hàng bàn thảo kế hoạch sáp nhập cho một sự liên kết lớn hơn và có hiệu quả hơn.

- Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm khắc phục những khó khăn, yếu

kém và chủ động đối phó với những thách thức để tổ chức tín dụng không ngừng phát triển một cách an toàn, hiệu quả, vững chắc và đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế,

xã hội trong giai đoạn mới.

- Khuyến khích sáp nhập, hợp nhất, mua bán các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc tự nguyện, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của

các bên có liên quan theo quy định của pháp luật.

- Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả, vững chắc với quy mô lớn và khả năng cạnh tranh lớn dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ

tài chính - ngân hàng.

- Tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trên cơ sở

hình thành những ngân hàng đủ mạnh về tiềm lực tài chính. Xác định việc M&A là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng và phục vụ nền kinh tế một cách tốt nhất trong xu hướng hội nhập kinh tế

toàn cầu.

- Tăng cường năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát chặt chẽ bộ máy từ hội sở

đến các chi nhánh, phòng giao dịch: tức là sắp xếp bồi dưỡng thêm, tái đào tạo, đào tạo mới, sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả, có chính sách đãi ngộ, bổ nhiệm phù hợp, đúng đắn tránh tiêu cực nhằm tạo tinh thần làm việc hăng say có trách nhiệm cho toàn thể nhân viên, hình thành nên cơ chế tự giám sát hiệu quả, giúp nâng cao công tác quản trị hiện đại trong hoạt động ngân hàng.

- Xây dựng và ban hành các quy định và chế tài thích hợp yêu cầu các ngân hàng

thương mại công bố tài chính một cách trung thực, đầy đủ, chính xác và kịp thời, giảm

-80-

- Tăng cường, xây dựng các định chế thanh tra giám sát của Nhà nước đối với

hoạt động ngân hàng TMCP, hoàn thiện các công cụ thanh tra giám sát, nâng cao trình

độ và đạo đức của người làm công tác thanh tra, có cơ chế giám sát chặt chẽ, xử lý

nghiêm những cán bộ thanh tra gây phiền hà, sách nhiễu, có động cơ vụ lợi.

- Xây dựng một kế hoạch thời hậu sáp nhập và mua lại, một cuộc mua lại và sáp nhập không dễ dàng và còn rất nhiều vấn đề phát sinh có thể khiến tiến trình sáp nhập và mua lại trục trặc hay thậm chí sụp đổ bất cứ lúc nào, vì vậy, điều quan trọng là cần có sự tham gia tích cực của các cấp lãnh đạo cao nhất từ việc việc lập kế hoạch, tài

chính, chuyên gia tư vấn cho đến quản lý thời hậu sáp nhập.

- Đối với các nhà đầu tư nước ngoài sự am hiểu về văn hóa, phong tục tập quán,

thị trường, pháp luật Việt Nam còn hạn chế, do đó nhiều vấn đề có thể phát sinh trong

và sau quá trình M&A. Để tránh rủi ro xảy ra cần thuê các đơn vị tư vấn khi thực hiện.

Các đơn vị tư vấn hiện nay có thể là các công ty trong nước hoặc ngoài nước.

- Đối với các ngân hàng Việt Nam, đa số thực hiện các giao dịch M&A đầu tiên

nên chưa có kinh nghiệm, do đó cần đó đội ngũ chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực này.

Chuyên viên tư vấn có thể thuê từ các tổ chức có uy tín trong lĩnh vực này trên thế giới

kết hợp với các chuyên gia trong nước có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực

khác nhau như pháp luật, tài chính, kế toán,…Đội ngũ tư vấn có nhiệm vụ xây dựng

chiến lược sáp nhập và mua bán, tìm hiểu thông tin, chọn lựa đối tác, thẩm định giá,

soạn thảo hợp đồng, đàm phán.

- Các công ty tư vấn cần có chương trình đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ chuyên

viên giao dịch M&A để giúp các giao dịch M&A thành công bảo vệ quyền lợi các bên, giúp thị trường M&A Việt Nam đi vào chuyên nghiệp, việc đào tạo có thể thực hiện

trong nước, ngoài nước, có thể bởi các chuyên gia nước ngoài, thông qua các cuộc hội

thảo Nhà nước cần có cơ quan nghiên cứu lĩnh vực M&A để hỗ trợ các doanh nghiệp

Việt Nam khi cần thiết.

Để chuyên nghiệp hóa hoạt động sáp nhập và mua bán nhằm mang lại nhiều lợi

ích và có điều kiện phát triển trong thời gian tới cần có những tổ chức tư vấn chuyên

nghiệp về nghiệp vụ ngân hàng đầu tư. Việc chọn mô hình nào tùy thuộc vào từng giai

-81-

Hiện tại Việt Nam chưa có ngân hàng đầu tư, tuy nhiên hiện một số ngân hàng và

công ty chứng khoán có định hướng phát triển thành ngân hàng đầu tư. Nhà nước cần

tạo điều kiện thuận lợi để các công ty thành lập ngân hàng đầu tư hay các công ty tư

vấn, bên cạnh đó cần theo dõi hoạt động để lĩnh vực tư vấn có hiệu quả mang lại lợi ích chung cho xã hội.

Một là, rà soát các cơ chế chính sách theo hướng thị trường song song với việc

theo dõi chặt chẽ vốn thực có của các NHTM để giám sát tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Mặt khác, thông qua chức năng vai trò của nhà nước trong việc điều tiết khắc

phục những khuyết tật của thị trường theo hướng tạo môi trường lành mạnh cho các

ngân hàng hoạt động, không bao cấp cho bất kỳ NHTM nào, nhưng cũng không nên

tạo ra những rủi ro cho ngân hàng bằng cơ chế chính sách hay các mệnh lệnh hành

chính, sử dụng cơ chế giám sát, chế tài để bảo đảm cho các ngân hàng tham gia thị

trường tuân thủ “luật chơi” đã qui định, đây là cơ sở quan trọng nhất đảm bảo cho nền

kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển bền vững và hội nhập hiệu quả.

Hai là, đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đối với

các NHTM cổ phần yếu kém, cần thực hiện sáp nhập, hợp nhất, mua bán, ngân hàng

nhà nước cần đưa ra những tiêu chí và lộ trình cụ thể cần đạt được sau tái cấu trúc (về

vốn, trình độ quản trị, công nghệ thông tin, mức độ an toàn vốn, tính minh bạch...).

Hiện nay, để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng trước hết và cần thiết phải giải

quyết triệt để nợ xấu, xử lý nợ xấu phải trở thành một chương trình hành động Quốc

gia, phải có sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sát sao của ngân hàng nhà

nước đồng bộ với sự tích cực tham gia của chính các ngân hàng thương mại, vừa qua

ngân hàng thương mại cơ cấu lại khoản nợ xấu cũng là một biện pháp để giảm nợ xấu

trước mắt. Nhưng nếu nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, doanh nghiệp được cơ cấu lại

nợ, được tiếp tục vay mới và sau đó lại không trả được nợ ngân hàng, thì nợ xấu ở

những giai đoạn tiếp theo sẽ tăng cao.

Vì vậy, việc thành lập Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) cũng là một

trong những giải pháp cần thiết. Một vấn đề khác, đó là quan hệ sở hữu vốn đan xen

lẫn nhau, giữa các tổ chức tín dụng với các tổng công ty, tập đoàn kinh tế (sở hữu

-82-

Do đó, phải chỉ ra tận gốc của sở hữu chéo, khoản sở hữu nào là hợp lý, sở hữu nào là

không hợp lý, nếu để lâu ngày dễ gây bất ổn hệ thống

Ba là, xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu đảm bảo thông tin cung cấp là tin

cậy, trong hoạt động ngân hàng, không phải mọi thông tin đều có thể công bố công

khai, nhưng càng minh bạch thông tin, đảm bảo tính cập nhật, độ chuẩn xác, sẽ càng

củng cố được niềm tin của dân cư và nhà đầu tư. Chỉ khi có được hệ thống thông tin

minh bạch sẽ giảm bớt được tin đồn và khi năng lực bên trong của từng ngân hàng

được cải tổ theo hướng chất lượng, uy tín thực sự, thì lòng tin giữa các nhà doanh

nghiệp cũng như giữa ngân hàng và doanh nghiệp sẽ luôn luôn được củng cố.

Như vậy, sau thời gian tham gia vào “sân chơi toàn cầu” với “luật chơi” khắt

khe hơn và nhiều đối thủ mạnh hơn, bên cạnh những cơ hội, thì hệ thống ngân hàng

Việt Nam cũng phải đối mặt với bất ổn kinh tế trong và ngoài nước tác động, vì vậy

đổi mới mạnh mẽ hệ thống ngân hàng phải được coi là yêu cầu cấp bách hướng tới sự

phát triển bền vững.

- Điều cần thiết là tự thân các ngân hàng phải đánh giá đúng thực lực của mình, nhìn nhận một cách toàn diện các cơ hội và thách thức, hoạch định cho mình một

chiến lược phát triển tương thích dựa trên các lợi thế so sánh, khả năng tiềm lực vốn có

và tiềm ẩn để có khả năng cạnh tranh bình đẳng ở môi trường hội nhập kinh tế toàn

cầu trong tương lai.

- Như vậy, việc sáp nhập hợp nhất, mua bán ngân hàng TMCP là con đường tất

yếu trong lộ trình phát triển ngân hàng Việt Nam hiện tại và tương lai

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn nêu lên những định hướng chiến lược của ngân hàng

thương mại Việt Nam

Đề xuất giải pháp thúc đẩy sáp nhập và mua bán ngân hàng thương mại Việt

-83-

TÀI LIU THAM KHO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[1] Hạ Thị Thiều Dao (20/02/2014), Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Việt Nam 2011-2013 và những vấn đề đặt ra, bài đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 1+2/2014.

[2] Lưu Minh Đức (2008), Thâu tóm và hợp nhất nhìn từ khía cạnh quản trị công

ty: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Tạp chí quản lý kinh tế, số

7+8.

[3] Phạm Đức Nguyện (2008), Thâu tóm và sáp nhập - giải pháp nâng cao năng

lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam thời kỳ hội nhập, Luận văn Th.S Kinh tế. [4] Phan Diên Vỹ (1996),Về việc xây dựng tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong gia

đoạn hiện nay. Tạp chí Ngân hàng – số tháng 7/1996, trang 29.

[5] Phan Diên Vỹ (1997), Thực trạng bảo lãnh tín dụng thương mại. Tạp chí thông tin Ngân hàng TP.HCM – số 3/1997, trang 15.

[6] Phan Diên Vỹ (1997), Triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam – Asean sau một

năm hoạt động. Tạp chí thông tin Ngân hàng TP.HCM – số 8/1997, trang 30.

[7] Nguyễn Mạnh Thái (2009), Phát triển thị trường mua bán sáp nhập, hướng đi

mới cho Việt Nam, Luận văn Th.S Kinh tế.

[8] Quốc hội ban hành, Luật doanh nghiệp Việt Nam (2005) [9] Quốc hội ban hành, Luật cạnh tranh (2004)

[10] Quốc hội ban hành, Luật Ngân hàng Nhà nước (2010) [11] Quốc hội ban hành, Luật các Tổ chức tín dụng (2010)

[12] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày

20/05/2010 quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD

 TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

[13] “Mergers and Acquisitions in Europe”, Marina Martynova (Tilburg University) and Luc Renneboog (Tilburg University and ECGI)

[14] Phan Dien Vy (1997), The problem of managing risks in commercial banks. VIETNAM business Magazine - Vol.7, No.1 Jan 1-15/1997, page 57

[15] Phan Dien Vy(1997), Vietnamese expatriates- a future bridge for exportation. VIETNAM business Magazine - Vol.7, No.13 July 1-15/1997, page 4.

-84-

[16] “The long-term operating performance of European mergers and acquisitions”, Marina Martynova (The University of Sheffield Management School) and Sjoerd Oosting (Tilburg University) and Renneboog (Tilburg University and ECGI)

WEBSITE

[17] http://www.chinhphu.vn, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam [18] http://www.mof.gov.vn, Bộ Tài chính

[19] http://www.sbv.gov.vn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [20] http://www.vnba.org.vn, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam [21] http://www.scb.com.vn [22] http://www.tinnghiabank.com.vn [23] http://www.ficombank.com.vn

Một phần của tài liệu sáp nhập và mua bán ngân hàng nghiên cứu tình huống các ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn, việt nam tín nghĩa và đệ nhất (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)