Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu sáp nhập và mua bán ngân hàng nghiên cứu tình huống các ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn, việt nam tín nghĩa và đệ nhất (Trang 32)

 Thương vụ sáp nhập của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và ngân

hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) trong năm 2012, đây là một thương vụ điển hình vì:

- Đạt được sự đồng thuận của đa số cổ đông thông qua tỷ lệ biểu quyết của

HBB là 85,21% và SHB là 99,4%, sự tự nguyện này giúp cho SHB nhanh

chống ổn định hoạt động kinh doanh.

- Trong quá trình sáp nhập có sựủng hộ của Chính phủ, sự chỉ đạo sát sao của NHNN và sự đồng thuận của cổ đông hai ngân hàng. Đó là những điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để việc sáp nhập thành công.

- Trong bối cảnh NHNN hạn chế việc các NHTM mở chi nhánh mới thì

-33-

vốn điều lệ, tổng tài sản và nguồn nhân lực tăng lên đáng kể, thương vụ sáp

nhập này đã nâng SHB lên một tầm cao mới. Đến 30/6/2013, gần một năm

sau sáp nhập tổng tài sản của SHB đạt 104.524 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy

động đạt 92.632 tỷ đồng, dư nợ cho vay cá nhân và các tổ chức kinh tế đạt

58.478 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 400 tỷ đồng, mạng lưới đã có 329

điểm giao dịch tại 27 tỉnh thành trong cả nước và chi nhánh tại Lào, Campuchia.

- Kể từ tháng 5/2013, SHB cũng đã tích hợp thành công hệ thống core banking.

- Tuy nhiên, hậu M&A cũng đặt ra thách thức lớn đối với SHB là quy hoạch

lại mạng lưới sao cho phù hợp đặc thù từng địa bàn để tạo điều kiện cho các

đơn vị hoạt động hiệu quả, nhằm đem lại lợi nhuận tối đa.

- Nhiệm vụ trọng tâm mà SHB đối mặt chính là vấn đề xử lý nợ xấu từ

Vinashin, Thủy sản Bình An, thêm vào đó hoạt động kinh doanh tiền tệ của Habubank cũng gặp phải những rủi ro tín dụng, trong đó có 270 tỷ đồng tiền

gửi tại Công ty Tài chính Cao su và hơn 200 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu, Đệ Nhất, các khoản tiền gửi này

đến thời điểm sáp nhập chưa thu hồi được.

 Thương vụ NH TMCP KỹThương (Techcombank): Tháng 12/2005 ngân hàng

HSBC ký kết hợp đồng mua 10% cổ phần của Techcombank với giá trị 27 triệu USD.

Tháng 07/2007, Techcombank được NHNN cho phép bán thêm 5% cổ phần cho

HSBC. Tháng 08/2008 HSBC trở thành NHNNg đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ

phần của một ngân hàng trong nước bằng cách tăng sốcổphần tại Techcombank từ

14,4% lên 20%. HSBC là một trong những NHNNg lớn nhất tại Việt Nam với vốn đầu

tư 30 triệu USD. Từ01/01/2009 HSBC đã trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Với tỷ lệ sở hữu tại Techcombank tăng lên 20%, HSBC được phép tham gia sâu

hơn nữa vào thị trường tài chính đang phát triển rất nhanh của Việt Nam, HSBC muốn

-34-

Techcombank được gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật,

về chiến lược phát triển cũng như cải tổ các hoạt động quản trị điều hành và cung cấp

các sản phẩm dịch vụngân hàng có đẳng cấp cao hơn.

HSBC cử các chuyên gia sang làm việc và hỗ trợ cho ngân hàng, vai trò của HSBC trong các quyết định quan trọng của Techcombank cũng lớn hơn, nhiều nhân sự

cấp cao tại Techcombank là người của HSBC cử sang, nhiều hoạt động kinh doanh của Techcombank cũng chuyển hướng giống như một ngân hàng nước ngoài, một số hoạt

động đạt được các tiêu chuẩn về quản trị, chất lượng của một ngân hàng toàn cầu

Thành quả của việc hợp tác chiến lược này thể hiện như sau:

- Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố

xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s.

- Năm 2007: Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứhai trong khối

ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm

2007. Chuyển biến sâu sắc về mặt cơ cấu với việc hình thành khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập khối quản lý tín dụng và quản trịrủi ro, hoàn thiện cơ cấu khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân. Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06 Ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới: như các chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Gửi Techcombank, trúng Mercedes”, Tiết kiệm Tích lũy bảo gia, Tín dụng tiêu dùng, các sản phẩm dành cho doanh nghiệp như Tài trợ nhà cung cấp; các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệcao như F@st i-Bank, sản phẩm Quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư

chứng khoán F@st S-Bank và Cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tửF@stVietPay.

- Năm 2008: Vốn điều lệtăng từ 555 tỷ đồng vào 10/2005 lên 3.642 tỷ đồng vào

năm 2008 Tổng tài sản đạt 59.360 tỷ đồng, tăng 19.818 tỷ đồng so với tháng 12/2007

Lợi nhuận trước thuế đạt: 1.600,348 tỷ đồng bằng 225% so với thực hiện năm 2007. Phát hành gần 300.000 thẻ các loại trong đó có gần 100.000 thẻ VISA debit và credit, trở thành ngân hàng có số lượng phát hành thẻ VISA debit lớn nhất Việt Nam, và là 1 trong số 3 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế lớn nhất Việt Nam với thị phần 14% thẻ

-35- quốc tế phát hành ở Việt Nam.

Triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa công nghệ như: nâng cấp hệ thống phần mềm ngân hàng lõi lên phiên bản T24.R7. Các sản phẩm mới trên nền công nghệ như

F@st -ebank. Nhiều dự án kết nối công nghệ thông tin với các đối tác như HSBC, Bank Net, Pay Net, Pacific Airlines, Bảo Việt nhân thọ, Vietnam airlines cũng đã được triển khai thành công. Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên và là ngân hàng có nhiều nhất số lượng các khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt

Nam. Đã thành lập và đưa 3 công ty trực thuộc đi vào hoạt động đó là: công ty quản lý

tài sản và khai thác tài sản thu nợ Techcom AMC, công ty Quản lý Quỹ Techcom Capital và công ty chứng khoán Techcom Securities.

1.6 KINH NGHIỆM M&A NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Thứ nhất là vấn đề nhận diện thương hiệu, sử dụng hình ảnh ngân hàng nào sau

thương vụ là trọng yếu, cần nhận thức rằng việc xây dựng thương hiệu không phải chỉ

qua các hình thức quảng cáo, khuyến mãi mà phải thông qua chính chất lượng dịch vụ

và phong cách phục vụ của ngân hàng để từ đó hình thành nên giá trị ngân hàng trong tâm trí khách hàng.

Thứ hai, các NHTMCP ở Việt Nam cần phải phát triển sản phẩm dịch vụ mới nhằm cạnh tranh với các NHNNg, phải xây dựng trên nền tảng dựa vào lòng tin, sản phẩm dịch vụ truyền thống phù hợp với văn hóa người Việt và luôn luôn giữ được sự

trung thành của khách hàng.

Thứ ba, với những yếu kém của đa số ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay thì việc lựa chọn phương thức M&A phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng mình là giải pháp tối ưu để tái cấu trúc nhiều mặt hoạt động kinh doanh ngân hàng

như: gia tăng đội ngũ nhân sự có nghiệp vụ cao, tăng quy mô vốn, giảm chi phí, nhanh

chóng mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân

hàng để chiếm lĩnh thị phần.

Thứ tư, trong bối cảnh và thực trạng của các TCTD hiện nay, mỗi ngân hàng cần có sự chủ động chuẩn bị và tìm kiếm cơ hội liên kết phát triển thông qua hoạt động M&A có lợi nhất, đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp bách của nâng cao năng lực cạnh tranh

-36- và hội nhập quốc tế.

Thứ năm, hệ thống ngân hàng ở Mỹ mặc dù với công nghệ ngân hàng hiện đại, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ chuyên môn ổn định nhưng khủng hoảng tài chính

xảy đến thì 140 ngân hàng sụp đổ trong năm 2009 và gần 1000 ngân hàng phá sản từ

năm 2010 đến nay, không ai còn nghi ngờ tác động của hệ thống ngân hàng thế giới đã

thay đổi đột biến trong thời gian qua. Thị trường “bong bong bất động sản” và thiếu

kiểm soát chặt chẽ nghiệp vụ tái chiết khấu của ngân hàng trung ương các nước là tác nhân chính châm ngòi nổ cho sự khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu trong thời gian qua, đây cũng là bài học cho ngân hàng Việt Nam trong quản trị và

điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng của mình.

Bên cạnh những bài học thành công, có không ít nguyên nhân thất bại trong

hoạt động M&A. Thực tiễn diễn ra hoạt động M&A ngân hàng đã chứng minh, có

nhiều nguyên nhân dẫn đến thành công bên cạnh không ít nguyên nhân gây ra thất bại, có thể bắt nguồn từ khi tiếp xúc tìm hiểu đối tác, vấn đề trong quá trình đàm phán và hậu M&A, nhưng những thất bại lớn tập trung ở một số nguyên nhân chủ yếu sau: lựa chọn, tìm hiểu đối tác và thực hiện thương lượng hợp đồng giữa các bên tham gia

thương vụ M&A, vấn đề tầm nhìn của các nhà quản trị từ nhiều phía, có trùng nhau về

việc phân chia lợi ích và mưu cầu sự lớn mạnh của ngân hàng sau M&A. Như vậy,

mục đích M&A ngân hàng phải được các bên quán triệt xuyên suốt trong tất cả các

giai đoạn lựa chọn, tìm hiểu đối tác, đàm phán và triển khai thực hiện cho đến thời kỳ

hậu M&A.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 luận văn tập trung vào các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động sáp

nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng, luận văn nêu lên khái niệm về sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng cũng như các phương thức thực hiện, từ đó xác định lợi ích và hạn chế của việc M&A, các yếu tố ảnh hưởng đến M&A, chủ trương của nhà

nước là tái cơ cấu hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, kinh nghiệm M&A

của ngân hàng trong và ngoài nước, những lý luận nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu trong chương tiếp theo.

-37-

CHƯƠNG 2

THC TRNG HOẠT ĐỘNG SÁP NHP VÀ MUA BÁN NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN, VIT NAM TÍN NGHĨA

VÀ ĐỆ NHT

2.1 GIỚI THIỆU VỀ3 NGÂN HÀNG TRƯỚC KHI HỢP NHẤT:

2.1.1 Lịch sử ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn:

Tiền thân là ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH – GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân hang Nhà

nước Việt Nam và Giấy phép thành lập số 308/GP – UB ngày 26/06/1992 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).

SCB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động có hiệu quả

trong hệ thống tài chính Việt Nam, với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng, theo phương châm “

Hoàn thiện vì khách hàng”.

Tên TCTD Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Tên viết tắt SCB

Trụ sở chính Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM

Vốn điều lệ 4.184 tỷ đồng

Mạng lưới kinh doanh 132

Đội ngũ nhân sự 2.096

Giá trị sổ sách (30/9/2011) 10.962 đồng/cp

-38-

2.1.2 Lịch sử ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa:

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa tiền thân là ngân hàng

thương mại cổ phần Tân Việt được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0164/NH –

GP ngày 22/08/1992 do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp.

Ngày 18/01/2006, Ngân hàng TMCP Tân Việt được đổi tên thành ngân hàng TMCP Thái Bình Dương theo Quyết định số 75/QĐ – NHNN. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, một lần nữa vào tháng 01/2009 Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương đã được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa theo Quyết

định số 162/QĐ – NHNN nhằm cơ cấu lại tổ chức và phát triển theo kịp xu thế mới.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa đã gặp không ít những khó khăn, tuy nhiên với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các ngân hàng thương mại, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành

đã nỗ lực không ngừng và cùng toàn thể cán bộ nhân viên chung sức đoàn kết khắc phục những khó khăn và từng bước đưa ngân hàng phát triển mộ cách mạnh mẽ về lượng và chất trong những năm gần đây.

2.1.3 Lịch sử ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất:

Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất được thành lập theo Giấy phép hoạt

động số 0033/NH – GP ngày 27/04/1993 do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp và Giấy phép thành lập số 534/GP – UB do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Tên TCTD Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Ngĩa

Tên viết tắt TNB

Trụ sở chính 50-52 Phạm Hồng Thái, P. Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

Vốn điều lệ 3.399 tỷ đồng

Mạng lưới kinh doanh 83

Đội ngũ nhân sự 1.146

Giá trị sổ sách (30/9/2011) 11.827 đồng/cp

-39-

cấp ngày 13/05/1993, ngày 02/08/1993 ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã chính thức khai

trương và đi vào hoạt động.

Suốt quá trình hình thành và phát triển Ficombank đã trãi qua nhiều khó khăn

nhưng vẫn nỗ lực phấn đấu không ngừng phát triển.

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA 3 NGÂN HÀNG TRƯỚC KHI HỢP NHẤT (NĂM 2010 ĐẾN 30/09/2011): (NĂM 2010 ĐẾN 30/09/2011):

2.2.1 Hoạt động của SCB trước khi hợp nhất:

Bảng 2.1: Chỉ tiêu về tình hình hoạt động của SCB trước khi hợp nhất

ĐVT: tỷđồng

Chỉ tiêu 2010 30/09/2011

Huy động vốn 54.439 71.204

Cho vay(cá nhân&DN) 33.178 42.171

Dịch vụ 1.047 88,5

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo KQHĐKD, Báo cáo tài chính của SCB)

Tính đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của SCB đạt 54.439 tỷ đồng,

trong đó đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng nguồn vốn trong năm 2010 là từ tiền

gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, trong giai đoạn này lãi suất của SCB rất cạnh

tranh so với ngân hàng khác đồng thời liên tục triển khai các sản phẩm tiền gửi mới với chất lượng vượt trội, tiêu biểu như chùm sản phẩm: “Tích lũy Bé ngoan”, “Tích

lũy Học tập”, “Tích lũy Thành đạt”, “Tích lũy Hưu trí” phục vụ nhu cầu tích góp vì

tương lai của mọi đối tượng khách hàng, sản phẩm “Gửi USD - Nhận nhiều ưu đãi” và

Tên TCTD Ngân hàng TMCP Đệ Nhất

Tên viết tắt FCB

Trụ sở chính 927 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.HCM

Vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng

Mạng lưới kinh doanh 26

Đội ngũ nhân sự 519

Giá trị sổ sách (30/9/2011) 10.648 đồng/cp

-40-

“Tiền gửi vàng - Lãi suất vàng” dành riêng cho đối tượng khách hàng gửi USD và vàng…

Dư nợ tính đến cuối năm 2010 là 33.178 tỷ đồng hoàn thành 106% kế hoạch đề

ra, trong đó nợ đủ tiêu chuẩn chiếm 77,45% tương ứng với 25.696 tỷ đồng còn lại là

các nhóm nợ khác, từ số liệu cho thấy nợ dưới tiêu chuẩn của SCB năm 2010 lên đến 7.482 tỷ đồng và ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận cuối năm.

Năm 2010, mảng dịch vụ của SCB khá tốt khi thu về 1.074 tỷ đồng, con số này

đã bù đắp vào một phần lợi nhuận đang lao dốc từ việc trích dự phòng rủi ro tín dụng.

Ba quý đầu năm 2011, SCB vẫn duy trì và phát triển ổn định doanh số huy động

vốn và đạt 71.204 tỷ đồng, tuy nhiên theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đến

ngày 30/09/2011 thì SCB nợ Chính phủ và NHNN gần 2.157 tỷ đồng, doanh số cho

Một phần của tài liệu sáp nhập và mua bán ngân hàng nghiên cứu tình huống các ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn, việt nam tín nghĩa và đệ nhất (Trang 32)