NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN SÀI GÒN SAU HỢP NHẤ T

Một phần của tài liệu sáp nhập và mua bán ngân hàng nghiên cứu tình huống các ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn, việt nam tín nghĩa và đệ nhất (Trang 56)

2.7.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp nhất:

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ngân hàng TMCP Việt

-57-

Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), ngân hàng mới sau hợp nhất chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/2012.

Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay

đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chuyên môn vượt bậc của tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng.

Trên cơ sở kế thừa những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, ngân hàng hợp nhất

đã có ngay lợi thế trong lĩnh vực ngân hàng

Tên TCTD Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Tên bằng tiếng anh Sai Gon Joint Stock Commercial Bank

Tên giao dịch tiếng anh Sai Gon Commercial Bank

Tên viết tắt SCB

Trụ sở chính 927 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.HCM

Vốn điều lệ 10.583.801.040.000 đồng

Tổng số cổ phiếu lưu hành 1.058.380.104 cổ phần

Lĩnh vực kinh doanh

Kế thừa và thực hiện tất cả những hoạt động kinh doanh hiện tại của SCB, TNB, FCB – những hoạt động mà một ngân hàng thương mại được phép thực hiện

theo quy định của Luật các TCTD hiện hành.

Cơ cấu sở hữu sau hợp nhất

Cổ phiếu quỹ: 0,41%

Cá nhân trong nước: 85, 17%,

Tổ chức trong nước: 14,41%,

Hội đồng quản trị: 11

Ban kiểm soát: 5 Ban cố vấn HĐQT: 4

Ban điều hành: 12

-58-

2.7.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp nhất:

Một thách thức còn lớn hơn việc hợp nhất ba ngân hàng yếu kém là công tác tái

cơ cấu ngân hàng SCB mới, liệu rằng sau hợp nhất có đem lại sự cộng hưởng nhằm

phát huy thế mạnh của mỗi ngân hàng và tạo điều kiện cho ngân hàng hợp nhất có thể

tiếp tục phát triển hoạt động huy động vốn, cho vay và thu dịch vụ một cách tốt nhất hay không? Ta xem xét một vài chỉ tiêu cơ bản sau:

Bảng 2.7: Chỉ tiêu về tình hình hoạt động của SCB sau khi hợp nhất

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Huy động vốn 119.172 165.520 225.767

Cho vay 88.154 89.004 134.005

Dịch vụ 28 33 82

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo KQHĐKD, Báo cáo tài chính của SCB trong 3 năm)

Đến cuối năm 2014 vốn điều lệ của SCB là 12.295 tỷ đồng, tổng tài sản đạt

242.222 tỷ đồng, tổng tiền gửi của khách hàng đạt 198.005 tỷ đồng, tổng dư nợ cho

vay đạt 134.005 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 121,5 tỷ đồng, tăng 103% so với

Nhân sự sau khi hợp nhất Giám đốc sở giao dịch, chi nhánh: 51

Trưởng PGD, quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch: 175 Cán bộ nhân sự: 3.677

Tổng cộng: 3.983

Mạng lưới sau khi hợp nhất

Hội sở chính: 1 Sở giao dịch: 1 Chi nhánh: 49 Phòng giao dịch: 119 Quỹ tiết kiệm: 54 Điểm giao dịch: 2 Công ty trực thuộc: 1 Tổng cộng: 227

-59-

năm 2013. Năm 2014 cũng là năm mà SCB tiếp tục ưu tiên cho trích lập dự phòng để

nâng cao năng lực tài chính theo chủ trương của NHNN, chính vì vậy, SCB đặt mục

tiêu lợi nhuận là 120 tỷ đồng, kết thúc năm tài chính SCB đã hoàn thành 101% kế

hoạch.

Tính đến 31/12/2014, dư nợ cho vay của SCB tăng 50,6% so với năm 2013. Việc

tăng trưởng mạnh tín dụng trong năm 2014 đã giúp SCB cải thiện hiệu quả tài chính và

mở rộng thị phần cho vay khi đáp ứng được hầu hết nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Có được mức tăng trưởng như trên do SCB đã triển khai hàng loạt các gói sản phẩm

cho vay và dịch vụ kèm theo phù hợp với từng đối tượng khách hàng như: cho vay mua xe ô tô phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay an tâm du học, cho vay đầu tư tài

sản cố định, cho vay xây mới, sửa chữa, cải tạo nhà ở, cho vay bổ sung vốn kinh

doanh, tài trợ xuất nhập khẩu, … bên cạnh công tác phát triển tín dụng, SCB cũng chú

trọng đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ và kiểm soát chất lượng tín dụng trong mức

quy định. Theo đó, SCB đã kết hợp các giải pháp chủ động thu hồi nợ, sử dụng dự

phòng rủi ro, bán nợ cho VAMC để xử lý nợ xấu, giúp tỷ lệ nợ xấu của SCB giảm

xuống còn 0,5%, tạo điều kiện cho ngân hàng cải thiện các chỉ số tài chính, tỷ lệ an

toàn, đồng thời tạo đà cho phát triển kinh doanh.

SCB đã thực hiện các chính sách thu hút khách hàng tiền gửi một cách linh hoạt,

năng động và hiệu quả thông qua cơ cấu sản phẩm tiền gửi đa dạng, phù hợp với nhiều

đối tượng khách hàng. Theo đó, SCB đã triển khai thành công 13 chương trình tiền

gửi, ngoài ra, SCB đã tăng cường kết hợp bán chéo các sản phẩm để vừa gia tăng tiện

ích của khách hàng vừa phát triển đồng đều các mảng sản phẩm nhằm nâng cao năng

lực cạnh tranh với các đối thủ trên cùng địa bàn, đặc biệt SCB đã triển khai các sản

phẩm liên kết Bancassurance giúp hoạt động huy động vốntăng trưởng cả về lượng và

chất, niềm tin của khách hàng đối với SCB ngày càng được củng cố, vị thế của ngân

hàng ngày càng được nâng cao.

Tính đến 31-12-2014, tổng tiền gửi của khách hàng tại SCB tăng 35% so với năm

2013, số lượng khách hàng tiền gửi cá nhân tăng 30%, khách hàng doanh nghiệp tăng

-60-

Tình hình thu dịch vụ của SCB năm 2012 và năm 2013 lần lượt đạt 28 tỷ đồng và 33 tỷ đồng, thu dịch vụ năm 2014 lại tăng mạnh so với năm 2013 và đem về cho ngân hàng 82 tỷ đồng. Bất kỳ một ngân hàng nào kinh doanh cũng đều kỳ vọng vào mảng dịch vụ vì đây là nguồn lợi nhuận mà hầu như không hề rủi ro, do vậy sau hợp nhất

SCB đã nhanh chóng triển khai các giải pháp để phát triển sản phẩm, dịch vụ bán lẻ

trong lĩnh vực thẻ, ngân hàng điện tử, thực hiện một số biển pháp để thúc đẩy bán hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến, đưa vào sử dụng thẻ tín dụng quốc tế

SCB Mastercard.

Để hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động của ngân hàng SCB sau hợp nhất ta xem xét một vài khoản mục báo cáo thu nhập được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.8: Các khoản mục báo cáo thu nhập của SCB sau hợp nhất

Các khoản mục Báo cáo thu nhập SCB 2012 SCB 2013 SCB 2014

Thu nhập ròng/Doanh Thu (%) 0,37 0,26 0,48

Doanh Thu/Tổng tài sản (lần) 0,12 0,09 0,08

Tổng tài sản/VCSH Bình Quân (lần) 13,14 14,79 18,42

ROE (%) 0,37 0,26 0,48

Thu nhập lãi ròng/TTS BQ(%) 2,17 1,20 0,97

Thu nhâp ngoài lãi ròng /TTS BQ (%) -0,76 0,26 0,02

Các khoản ảnh hưởng thu nhập ròng

khác/TTS BQ (%) 1,37 1,44 0,95

ROA (%) 0,04 0,03 0,04

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ suất đầu tư mà cổ đông SCB sau sáp nhập nhận

được qua năm rất thấp và tăng giảm không đều cụ thể năm 2012 là 0,56%, năm 2013

giảm xuống 0,35% và năm 2014 tăng lên 0,68%. Trong đó:

- Lợi nhuận ròng biên mà SCB thực hiện đạt mức thấp khi năm 2012 đạt mức 0,37%, năm 2013 đã đạt mức 0,26% và năm 2014 đạt mức 0,48% điều này cho thấy

-61-

- Về mức độ sử dụng tài sản thì SCB chưa khai thác được hiệu quả các tài sản

hiện có khi mà mức sử dụng tài sản năm 2012 chỉ là 0,12 lần, năm 2013 giảm xuống còn 0,09 lần và năm 2014 chỉ còn 0,08 lần . Điều này cho thấy hiệu quả quản trị danh

mục đầu tư của SCB khá kém.

- Hệ số nhân vốn của SCB ở mức khá cao khi hệ số này ở mức 13,14 lần năm

2012, tăng lên 14,79 lần năm 2013 và đạt mức 18,42 lần năm 2014. Điều này cho thấy SCB sử dụng đòn bẩy tài chính khá lớn, chính sách đòn bẩy của SCB là tăng cường nợ

(huy động vốn) để cho vay.

Qua bảng trên ta thấy ROA của SCB sau sáp nhập tăng giảm không đều và có xu

hướng giảm đi qua các năm; cụ thể năm 2012 là 0,04%, năm 2013 là 0,03% và sang

năm 2014 là 0,04% điều này cho thấy hiệu quả quản trị các tài sản của SCB cũng như

việc kiểm soát chi phí của SCB sau sáp nhập còn khá kém, nhưng để hiểu rõ hơn về

việc khai thác các loại tài sản ta xem xét một số chỉ tiêu sau:

- Hệ số lãi ròng biên của SCB năm 2012 là 2,17% sang năm 2013 đã giảm xuống còn 1,20%, thậm chí năm 2014 chỉ còn 0,97%, điều này cho thấy hoạt động cho vay của SCB ngày càng kém hiệu quả.

- Hệ số phi lãi ròng biên của SCB năm 2012 là -0,76%, sang năm 2013 là 0,26%

và năm 2014 còn 0,02% điều này cho thấy việc quản lý tài sản phi lãi ròng biên năm

đầu sau sáp nhập rất yếu, năm tiếp theo thì có cải thiện, nhưng lại có xu hướng giảm đi

ở năm tiếp theo.

- Hệ số các khoản khác ảnh hưởng thu nhập ròng cảu SCB năm 2012 là 1,37%

sang năm 2013 tăng lên 1,44%, nhưng năm 2014 giảm còn 0,95%, điều này cho thấy

SCB đang dần kiểm soát các chi phí cũng như khả năng kiểm soát các loại tài sản

mang tính rủi ro cao.

Tuy nhiên, chủ trương của SCB là chưa chia cổ tức trong giai đoạn ngân hàng

đang tái cơ cấu, nhiều cổ đông SCB tỏ ra bức xúc về vấn đề này, vì cho rằng, lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến cuối năm 2014 là 457 tỷ đồng. Hội đồng quản trị của

-62-

SCB cho rằng, do ngân hàng đang giai đoạn tái cơ cấu nên phải tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc, xử lý nợ xấu và tăng cao năng lực tài chính, mặt khác, nếu chia cổ tức trong giai đoạn hiện nay cũng rất thấp nên Hội đồng quản trị

ngân hàng SCB chưa muốn chia.

Về việc bán nợ cho Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC), lãnh đạo SCB

cho hay, đến cuối 2014, tổng nợ xấu SCB đã bán cho VAMC là 11.400 tỷ đồng, đưa

nợ xấu giảm chỉ còn 0,5% vào cuối năm, SCB sẽ tiếp tục xử lý nợ xấu để tình hình tài chính tốt hơn, nhưng đi cùng với xử lý quyết liệt thì phải trích lập dự phòng cho trái phiếu này, mỗi năm phải trích lập dự phòng 20%. Để giảm áp lực tài chính, trong 10

năm thì trích lập hết, sau này nếu xử lý hết được các khoản nợ xấu đó thì được hoàn nhập khoản dự phòng vào lợi nhuận sẽ là khối tài sản lớn cho ngân hàng.

Năm 2014, SCB trích lập dự phòng rủi ro 1.255 tỷ đồng, SCB đã xử lý và thu hồi nợ được khoảng 2.000 tỷ đồng thông qua thu nợ, bán tài sản… Kế hoạch của ngân

hàng trong năm 2015 sẽ xử lý nợ xấu thu hồi nợ khoảng 1.500 tỷ đồng, nhưng mục tiêu kỳ vọng là khoảng 2.500 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế SCB đưa ra cho năm 2015 là 131 tỷ đồng, nợ xấu kiểm soát dưới 3%, đồng thời, SCB đánh giá khách

quan và chủ quan thì thời gian này chưa phù hợp niêm yết, nên đã xin NHNN chưa

niêm yết trong thời gian SCB tái cơ cấu.

Thành tựu SCB đạt được sau hợp nhất:

Xét về quy mô tổng tài sản của SCB năm 2014 là 242.222 tỷ đồng, tăng 93.016 tỷ đồng so với năm 2012 là 149.205 tỷ đồng, thành tích này là do SCB khôi phục và

đẩy mạnh hoạt động liên ngân hàng, đầu tư vào trái phiếu chính phủ để góp phần tăng

tính thanh khoản trong cơ cấu bảng cân đối kế toán của ngân hàng.

Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt: 225.767 tỷ đồng. Đây là những nỗ

lực đáng ghi nhận của tập thể cán bộ nhân viên toàn hệ thống SCB trong công tác huy

động vốn, giúp SCB ổn định thanh khoản, nâng cao năng lực tài chính, thực hiện các

mục tiêu tái cơ cấu sau hợp nhất. SCB đã thực hiện chính sách thu hút khách hàng một

cách linh hoạt và năng động nhằm duy trì phát triển thị phần, cải thiện cơ cấu huy

-63-

triển khai đồng bộ các chương trình, sản phẩm, chính sách huy động vốn nhằm thu hút

nguồn vốn từ dân cư có tính ổn định cao, áp dụng chính sách chăm sóc khách hàng

năng động, đáp ứng tốt nhu cầu của tất cả đối tượng khách hàng giao dịch tại SCB.

SCB đã trả trước hạn khoản vay tái cấp vốn từ Ngân hàng nhà nước, theo dự

kiến khoản vay này sẽ được tất toán vào quý 4 năm 2014 nhưng năm 2013 SCB đã hoàn trả toàn bộ khoản vay.

SCB đã thực hiện đúng các cam kết với thị trường liên ngân hàng, bình thường

hóa quan hệ với các đối tác trên thị trường liên ngân hàng.SCB đã tập trung xử lý nợ

xấu bằng nhiều biện pháp trong đó có việc bán nợ cho VAMC, tập trung thực hiện

mục tiêu tăng trưởng tín dụng, dư nợ tín dụng qua các năm 2012, 2013, 2014 lần lượt

đạt 88.154 tỷ đồng, 89.004 tỷ đồng, 134.005 tỷ đồng.

Hoàn thiện hệ thống ngân hàng lõi, giới thiệu thêm tiện ích và hệ thống ngân

hàng điện tử, phát triển sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế SCB Master Card, hệ thống

Mobile Banking, hệ thống Contact Center.

Ổn định nguồn nhân lực, kiện toàn bộ máy quản trị điều hành, thực hiện phân

cấp và phân công rõ ràng trong công tác quản trị điều hành, góp phần ổn định hoạt

động và cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh cho SCB.

Hạn chế của SCB sau hợp nhất:

Việc hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém thật sự chỉ là hợp nhất về mặt cơ học, chưa

có cải thiện đáng kể về mặt tài chính cũng như vận hành, quản trị.

Vấn đề đặt ra là Ban lãnh đạo phải điều hành ngân hàng SCB mới theo mục tiêu

vừa tăng trưởng vừa giữổn định cục diện mới thiết lập và phải hài hòa lợi ích giữa các

bên, thực hiện tái cơ cấu ngân hàng theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước: - Đảm bảo lợi ích của người gửi tiền.

- Toàn lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh nhằm tạo lợi nhuận cho cả 2 phía khách hàng và ngân hàng.

-64- - Đảm bảo lợi ích cổ đông.

Tính đến thời điểm cuối năm 2014, tổng số nợ xấu mà SCB đã bán cho VAMC là

11.409 tỷ đồng, do vậy SCB phải đặt ra kế hoạch trích lập dự phòng 20%/năm

cho phần trái phiếu đặc biệt VAMC. Do vậy trong những năm sau hợp nhất SCB

vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính không nhỏ.

2.7.3 Diện mạo mới của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn:

Sau khi hợp nhất, SCB triển khai Đề án tái cơ cấu toàn diện trong thời gian 3

năm 2012 – 2014, như trên đã nói, khó khăn là rất lớn, tuy nhiên, SCB có một số thuận

lợi khi tiến hành hợp nhất và thực hiện tái cơ cấu. Là trường hợp công bố hợp nhất

NHTM đầu tiên trong lịch sử của ngành ngân hàng Việt Nam, SCB nhận được sự quan

tâm và hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là NHNN, Chi nhánh NHNN TP.HCM và UBND TP.HCM. Các bước triển khai Đề án tái cơ cấu toàn diện SCB 2012 - 2014 đều được sự góp ý và giám sát chặt chẽ từ phía các cơ quan

quản lý, vì đây có thể xem là việc triển khai một chủ trương lớn, một gói giải pháp cho

thị trường tài chính của Chính phủ và NHNN.

Một phần của tài liệu sáp nhập và mua bán ngân hàng nghiên cứu tình huống các ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn, việt nam tín nghĩa và đệ nhất (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)