Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo,

Một phần của tài liệu VẤN đề KHỦNG bố QUỐC tế TRÊN báo điện tử VIỆT NAM HIỆN NAM (Trang 71 - 74)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo,

phóng viên

Trong bất kỳ công việc nào, nhân tố con người luôn đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của công việc. Chính vì vậy, việc chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, nhà báo là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin của tờ báo. Công tác tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên để họ trang bị đầy đủ kiến thức xã hội cũng như chuyên môn nghiệp vụ cần được ưu tiên, chú trọng.

Đội ngũ phóng viên, nhà báo cần được trang bị tư tưởng, chính trị vững vàng để nhận thức đầy đủ và chính xác đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Có như vậy, họ mới có thể lựa chọn và làm tin quốc tế phù hợp, tránh gây ra những sai lầm đáng tiếc, gây nên những hậu quả nặng nề.

Nói về yêu cầu đặt ra của tòa soạn TTO đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên mảng quốc tế, ông Bùi Tiến Dũng, Trưởng ban Quốc tế cho biết:

Thứ nhất là am hiểu và yêu thích các vấn đề quốc tế. Thứ 2 là phải có ngoại

ngữ, tiếng Anh là điều đương nhiên rồi. Ngoài ra còn cần có tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nga... những thứ tiếng hiện nay vẫn còn đang rất thiếu. Thứ 3 là có khả năng học hỏi, khả năng tác chiến độc lập, có thể đi công tác xa ở những nơi khó khăn. Có thể tác nghiệp ở những môi trường khắc nghiệt. Có khả năng học hỏi những cái mới, thay đổi bản thân. Đó là một số tiêu chí,

điểm chung cơ bản”.

Có thể thấy, bản thân những người phóng viên, biên tập viên làm mảng quốc tế phải không ngừng trau dồi vốn ngoại ngữ, sự hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ riêng khủng bố quốc tế để có thể vận dụng linh hoạt vào trong quá trình sản xuất tin bài, mài dũa ngòi bút của mình thay vì chỉ dịch lại tin từ nguồn nước ngoài.

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo cho có quan điểm rằng: “Phóng viên cũng phải hiểu vấn đề nền tảng về quan hệ quốc tế, am hiểu sâu về vấn đề văn hóa và dân tộc. Phóng viên phải tìm hiểu xem chủ nghĩa khủng bố, nguyên nhân xuất phát từ đâu? Có thể do xung đột về sắc tộc, mâu thuẫn về giai cấp, xung đột về mặt lợi ích ....các nhà báo cần

nghiên cứu sâu và cần có đội phóng viên chủ lực”.

Ngoài trình độ về ngoại ngữ, vốn hiểu biết, thì khả năng về nhạy cảm chính trị, nhạy bén với thông tin và trình độ, năng lực thẩm định thông tin là điều vô cùng quan trọng đối với những người làm báo mảng quốc tế. Điều này phản ánh được năng lực cũng như đạo đức của một người làm báo. Trên thực tế, dưới sự cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt của báo chí truyền thông, thời gian đưa tin được tính đến từng giây, để thỏa mãn sự hiếu kỳ của công chúng và chạy đua thông tin giữa các tờ báo mà một số phóng viên, người làm báo đã đưa tin không qua kiểm chứng hoặc thổi phồng tin tức nhằm “giật gân”, “câu khách”, mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất có thể. Điều này là vô cùng nguy hiểm, nó có thể hình thành dư luận xã hội theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến độc giả và thậm chí là đe dọa an ninh quốc gia, trật tự xã hội.

Nhất là đối với những người làm mảng quốc tế nói chung và khủng bố quốc tế nói riêng thì càng đặc biệt nguy hiểm. Nếu người làm báo không đủ trình độ nhạy cảm chính trị, thiếu tính khách quan, trung thực, mải chạy đua theo thị hiếu, thích làm những tin tức giật gân, xuyên tạc vấn đề thì hậu quả để lại sẽ vô cùng nặng nề. Chính vì vậy, việc trau dồi trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của người làm báo là vô cùng cần thiết và cần được ưu tiên hàng đầu.

Để nâng cao trình độ đạo đức nghề nghiệp, những người làm báo cần kiên trì giữ vững “tính trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật”. Không đưa tin sai sự thật, phóng đại, không nhìn nhận và giải thích sai tin tức; dẫn dắt công chúng với việc bình luận phân tích sự kiện tin tức theo hướng đúng. Những

người làm công tác báo chí cần phải kiên định và lấy “chính nghĩa”, “lý trí”, “lương tri” làm nguyên tắc trong công tác dẫn dắt dư luận. Bên cạnh việc truyền tải sự kiện tin tức, báo chí còn có trách nhiệm tác động, góp phần định hướng các giá trị văn hoá, tinh thần cho người dân.

Một nhà báo thực thụ sẽ bảo vệ các giá trị nhân văn, nhất là hoà bình, dân chủ, quyền con người, tiến bộ xã hội, giải phóng quốc gia, trong khi vẫn tôn trọng những đặc điểm, giá trị, tính chất riêng biệt của từng nền văn hoá, cũng như quyền tự do lựa chọn và theo đuổi hệ thống văn hoá, kinh tế, xã hội, chính trị của từng con người. Do đó, nhà báo cần chủ động tham gia vào quá trình xã hội chuyển hoá để trở nên dân chủ hơn, và thông qua đối thoại, họ đóng góp cho xu hướng đặt niềm tin vào các mối quan hệ quốc tế giúp dẫn đến hoà bình và công lý ở khắp nơi, dẫn đến giảm bớt quan hệ căng thẳng giữa các quốc gia, giúp giải trừ vũ khí và phát triển đất nước.

Không chỉ phóng viên, nhà báo cần trau dồi bản thân mà mỗi một cơ quan báo chí cũng cần tạo ra môi trường thuận lợi để các nhân viên có thể phát huy hết khả năng và sức sáng tạo của mình. Việc mở ra các lớp đào tạo ngắn hạn, mời các chuyên gia trong lĩnh báo chí quốc tế để đến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giúp các phóng viên, biên tập viên có cơ hội mở rộng kiến thức về ngôn ngữ và về chuyên môn. Những buổi nói chuyện này sẽ giúp họ có thêm hiểu biết về lĩnh vực mà mình đang làm.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên kiểm tra mức độ hiểu biết và trình độ chuyên môn của phóng viên, biên tập viên cũng như đảm đảm bảo tính an toàn trong xuất bản tin bài, tòa soạn báo có thể đề ra các dạng bài test để cho nhân viên làm, đề ra bộ kiến thức chung cho ban quốc tế sẽ giúp đội ngũ nhân viên được rèn luyện và củng cố thêm kiến thức, chuyên môn của mình.

Bên cạnh việc những người làm báo cần phải chấp hành những quy tắc đạo đức nghề nghiệp, thì các tòa soạn báo cũng cần phải chú trọng tiến hành

bồi dưỡng và tập huấn về đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo để giúp họ ngày càng trau dồi, hoàn thiện mình tốt hơn từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng tin, bài hơn.

Một phần của tài liệu VẤN đề KHỦNG bố QUỐC tế TRÊN báo điện tử VIỆT NAM HIỆN NAM (Trang 71 - 74)