Vai trò của người giáo viên

Một phần của tài liệu Công nghệ OFDM và wimax và ứng dụng trong e learning (Trang 117 - 121)

Qua phân tích trên cho thấy vai trò của người giáo viên rất quan trọng trong việc triển khai E-Learning, vì vậy các trường sư phạm phải là các trường thực hiện E-Learning tốt nhất. Sinh viên sư phạm ra trường không chỉ nắm được phương pháp học tập này mà còn là người có thể tạo ra bài giảng điện tử phục vụ cho giảng dạy, bài giảng E-Learning phục vụ cho tự học của học sinh.

Kết luận

Có thể khẳng định E-Learning là hình thức học tập hoàn hảo trong tương lai. Internet đã làm thay đổi mọi thứ, từ cách thức kinh doanh, làm việc, giải trí và học tập. Mọi người buộc phải chấp nhận một thực tế là mọi thứ sẽ được đưa lên mạng. Tuy nhiên, cuộc sống “ảo” không thể thay thế 100% mà nó sẽ song hành cùng cuộc sống “thật”, bổ sung và làm phong phú thêm cuộc sống “thật” của mỗi chúng ta. Để tăng tính tiện ích và tính năng động của E-Learning thì công nghệ điện thoại di

tế và trong tương lai tôi tin rằng triển khai học tập qua điện thoại di động dựa trên công nghệ OFDM & WiMAX là một giải pháp hữu hiệu đáp ứng yêu cầu về băng thông. Với vai trò là người học tôi hy vọng sẽ sớm có môi trường học tập tiện ích này. Và tất nhiên, khi đó đối với giảng viên sẽ phải vất vả hơn để biên soạn, xây dựng các chương trình, giáo án điện tử hấp dẫn, sinh động và theo các chuẩn mực quốc tế. Nhưng đó mới là thế giới học tập toàn cầu hóa.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Luận văn đã nghiên cứu lý thuyết cũng như tiến hành mô phỏng kỹ thuật điều chế đa sóng mang trực giao OFDM kết hợp kỹ thuật đa anten phát, đa anten thu MIMO. Đây là cơ sở của hệ thống WiMax. Bên cạnh đó, luận văn đã trình bày các ứng dụng của công nghệ OFDM & WiMax trong thực tế và đặc biệt là trong giáo dục e-learning.

Qua quá trình nghiên cứu ta rút ra một số đặc điểm sau:

- Công nghệ OFDM với kỹ thuật MIMO có những tính năng nỗi trội như: khả năng chống nhiễu, khả năng sử dụng phổ cao, hiệu suất sử dụng phổ lớn cho phép truyền tin với tốc độ cao được sử dụng trong WiMax cố định cũng như di động đã cho phép hệ thống có khả năng làm việc tốt trong môi trường NLOS và tốc độ truyền tin cao.

- Sự xuất hiện công nghệ WiMax là một giải pháp khá hoàn hảo để phát triển truy nhập băng rộng với phương châm lắp đặt nhanh chóng và giá rẻ. Với những ưu thế về công nghệ và dịch vụ của mình WiMax sẽ mang lại cuộc cách mạng hóa trong việc trao đổi thông tin của con người.

- Tại Việt Nam, các doanh nghiệp chủ đạo cung cấp dịch vụ viễn thông như VNPT, VIETEL, VTC, FPT, … đã thử nghiệm thành công WiMax ở nhiều nơi như Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng và Lào Cai.

- Ngày nay, trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, khoa học thì nhu cầu nâng cao trình độ được đặt ra với tất cả mọi người. Làm được điều đó chúng ta phải rất cảm ơn công nghệ OFDM & WiMax với những ứng dụng to lớn trong giáo dục e-learning.

Hướng nghiên cứu tiếp theo

Dựa trên những kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng ta có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn một số hướng tiếp theo là:

- Nghiên cứu cụ thể từng ứng dụng công nghệ OFDM & WiMax trong E- learning.

- Nghiên cứu, lắp đặt, triển khai quá trình học tập e-learning trên điện thoại di động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ahmed Younus(2003), WiMax-Broadband Wireless Access, Technical University of Munich, Germany

2. Andrea Goldsmith(2005), Wireless Communication, Stanford university 3. Aispan network, Multiple antenna systems in WiMax, White Paper

4. A.B. Gershman, Space time Processing for MIMO communications, Mc Master University Canada and University of Duisburg-Essen, Germany & N.D.Sidiropoulos, Technical University of Crete, Greece

5. Dean, Ch. (2002), Teachnology and Based Training &On-line Learning.

6. Horton, W.; Horton, K (2003), E – learning Tools and Technologies, Wiley Publishing, Inc.

7. Mohinder Jankiraman, The MIMO Wireless channel, Artech House Boston London

8. Shuguang Cui; Andrea J. Goldsmith and Ahrnad Bahai(2004), Energy efficiency

of MIMO and Cooperateve MIMO Techniques in Sensor Networks, IEEE

Journal on selected areas in communication.

9. Thái Duy Tuyên (4/2008), Phương pháp dạy học truyền thống & đổi mới, Nhà xuất bản Giáo dục.

10. Nguyễn Thành Vinh (05/07/2001), Tổ chức dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác trong các trường (khoa) cán bộ quản lý giáo dục đào tạo hiện nay,

Một phần của tài liệu Công nghệ OFDM và wimax và ứng dụng trong e learning (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)