Một số ứng dụng cụ thể trong E-Learning của giáo dục Việt Nam

Một phần của tài liệu Công nghệ OFDM và wimax và ứng dụng trong e learning (Trang 108)

3.7.1.1. Những chủ trương và giải pháp lớn

Công nghệ thông tin đối với giáo dục Việt Nam phát triển mạnh mẽ khi bước vào thế kỷ 21. Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nêu rõ: "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo". Thực hiện Chỉ thị trên, Bộ GD&ĐT ban hành 2 chỉ thị: Chỉ thị số 29 (năm 2001) về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo

dục giai đoạn 2001-2005 và chỉ thị số 55 (năm 2008) về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục giai đoạn 2008-2012.

Trong những năm qua, hạ tầng CNTT trong ngành giáo dục được đầu tư mạnh mẽ, với việc hoàn thành "Mạng giáo dục - Edunet" năm 2010 (chương trình hợp tác giữa Bộ GD&ĐT với tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel), kết nối Internet băng thông rộng đến tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học, Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia được miễn phí Internet trong giáo dục. Nhiều trường đại học, cao đẳng đã trang bị hạ tầng CNTT, thiết bị dạy học hiện đại và từng bước triển khai E-Learning. Một số khóa học đào tạo trực tuyến, dạy học qua mạng đã được mở ra.

Chủ trương của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn tới là tích cực triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập mà ở đó mọi công dân (từ học sinh phổ thông, sinh viên, các tầng lớp người lao động, ..) đều có cơ hội được học tập, hướng tới việc: học bất kỳ thứ gì, bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu và học tập suốt đời. Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, E-Learning có một vai trò chủ đạo trong việc tạo ra một môi trường học tập ảo.

3.7.1.2. Một số hoạt động triển khai E-Learning

Các trường đại học, cao đẳng đã tích cực triển khai E-learning: Một số trường đại học đã tích cực triển khai hệ thống Elearning, xây dựng trung tâm học liệu mở, thư viện điện tử. Huy động nhiều nguồn lực như kinh phí các dự án, kinh phí ngân sách, kinh phí các doanh nghiệp hỗ trợ... để đầu tư hạ tầng CNT, tập huấn cho giảng viên và xây dựng hệ thống tài liệu, bài giảng phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viện.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các doanh nghiệp triển khai E- Learning và thi trực tuyến.

- Thứ nhất, Cuộc thi "Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-learning" năm học

2009 - 2010 nằm trong khuôn khổ của chương trình hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quỹ Laurence S. Ting. Cuộc thi đã huy động được số lượng lớn giáo

154 bài giảng đạt giải, trong đó: Giải nhất (3), giải nhì (5), giải ba (24), giải KK (48) và quà tặng (74).Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Bình, Kon Tum là những địa phương đạt nhiều giải cao. Năm học 2010-2011, Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức cuộc thi nói trên, thể hiện quyết tâm triển khai E-learning đối với HS phổ thông .

- Thứ hai, cuộc thi giải toán qua mạng tại Website Violympic.vn, là chương

trình hợp tác giữa Bộ GD&ĐT với Công ty TNHH nội dung số FPT, cuộc thi đã được tổ chức năm thứ ba, là một sân chơi bổ ích, hứng thú cho hàng trăm ngàn học sinh (tiểu học, THCS) yêu thích môn toán trên toàn quốc.

- Thứ ba, Cuộc thi Olympic tiếng Anh (IOE) là chương trình hợp tác giữa

Tổng Công ty truyền thông Đa phương tiện Việt Nam VTC với Bộ GD&ĐT. Cuộc thi đã quy tụ được hơn 4000 thí sinh là HS Tiểu học, THCS của 54 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng đã tài trợ xây dựng Website luyện thi trực tuyến như: hocmai.vn, truongtructuyen.vn, E-learning của Viettel Tp HCM... xây dựng các thư viện tài liệu, bài giảng, thí nghiệm ảo, như Thuvienvatly.vn, lichsuvietnam.vn, baigiang.bachkim.vn...đã tạo ra một nguồn tài nguyên lớn về tài liệu và bài giảng điện tử.

Học tập theo phương pháp E-learning qua điện thoại di động (mobile-learning)

Ở các nước phát triển, việc học tập bằng phương pháp E-Learning (Electronic Learning) đã trở nên phổ biến, người học có thể chủ động chọn khóa học, thời gian học thích hợp và có thể học ở bất cứ đâu, chỉ cần kết nối với Internet. Không chỉ có E-learning, một số nước đã phát triển M-Learning (Mobile Learning) hoặc ME-Learning, kết hợp giữa M-Learning và E-Learning. Ở Việt Nam, những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ hạ tầng CNTT, đặc biệt là kết nối Internet băng thông rộng đến tất cả các cơ sở giáo dục, đã thúc đẩy ngành GD&ĐT phát triển E-Learning ở giáo dục đại học và bắt đầu triển khai ở giáo dục phổ thông. Trong bài viết này, tôi xin đề cập đến E-learning cho học sinh phổ thông, được xem là một chiến lược của GD Việt Nam trong giai đoạn mới.

Bắt đầu từ ngày 01/07/2008 VDC đã cung cấp thử nghiệm dịch vụ E- Learning miễn phí cho đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ Internet MegaVNN của VNPT tại 3 tỉnh Hà Tây, Ninh Bình, Hà Nội. Chương trình này, được diễn ra đến hết 31/8/2008.

Các nội dung học tập trực tuyến bao gồm:

- Học Tiếng anh trực tuyến: Chương trình sẽ đào tạo tiếng Anh trực tuyến

là trường học số cung cấp các khóa học chất lượng cao với đội ngũ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục hàng đầu. Học có thể theo học các khóa học tiếng Anh các chuyên ngành: Công nghệ thông tin, Tài chính Ngân hàng, Du lịch Khách sạn, Giao tiếp trong kinh doanh, Luyện phát âm…; Các tiện ích khác trên như các trò chơi, bài hát, truyện cười bằng tiếng Anh, từ điển trực tuyến, giao tiếp với học viên và giao viên giúp học viên hứng thú với việc học tập.

- Ôn luyện kiến thức các cấp, ôn thi đại học trực tuyến: Cung cấp các đề thi

và kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến miễn phí với thư viện khổng lồ hàng trăm ngàn câu hỏi do Bộ GD-ĐT cung cấp và ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm dành cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 cũng như đầy đủ các đề luyện thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo cấu trúc quy định và hướng dẫn ôn tập của Bộ GD-ĐT do các giáo viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học và phổ thông hàng đầu cả

Bài giảng điện tử bằng công nghệ E-Learning tiên tiến do các giáo viên nổi tiếng biên soạn và giảng dạy theo phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT dành cho luyện thi tốt nghiệp và thi đại học. Bài giảng điện tử Bổ trợ kiến thức văn hóa của VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Chương trình Thi thử tốt nghiệp THPT và Thi thử đại học giúp cho học sinh có cơ hội cọ xát với các dạng đề rèn luyện kĩ năng làm bài, củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi chính thức. Cuộc thi do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng và Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp tổ chức.

Hệ thống tư vấn và gia sư trực tuyến các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Văn học, Lịch sử, Địa lí và Tiếng Anh qua số tổng đài 1900-58-58-12 cùng với kho thông tin chuyên sâu về thời sự giáo dục, định hướng nghề nghiệp giúp học sinh giải đáp những băn khoăn khi chọn trường, chọn nghề hoặc tìm câu trả lời cho các vướng mắc trong học hành thi cử.

Giao lưu, giải trí, kết bạn,trao đổi bài vở, chia sẻ kinh nghiệm học hành,…với một cộng đồng hàng trăm nghìn học sinh trên cả nước tại Diễn đàn dành cho thế hệ học trò Việt mới Forum.hocmai.vn.

Sau những giây phút miệt mài với các giáo trình của E-learning, học viên có thể giải lao bằng cách tham gia vào các diễn đàn trên E-Learning. Tại đây bạn có thể trình bày ý kiến của mình về một chủ đề nào đó mà bạn quan tâm. Bạn sẽ nhận được những ý kiến đánh giá và sẻ chia của các thành viên cùng tham gia diễn đàn. Ngoài ra, diễn đàn cũng là nhịp cầu nối cho những cánh thư giao lưu và kết bạn, nơi sẻ chia những kinh nghiệm học tập. Không chỉ tự học, bạn cũng có thể coppy những bài giảng trong trương trình E-learning ra những đĩa CD, gửi qua mail…đến những địa chỉ của bạn bè mình.

Thời gian tới đây, chúng tôi sẽ triển khai việc đào tạo các khóa học về kỹ năng mềm (soft-skills) và đặc biệt là học lái xe ôtô trực tuyến (www.moto.vn) trên điện thoại di động.

Học tập theo phương pháp E-learning qua hình thức web (web-based training)

Trên thế giới cũng như ở nước ta, nhiều khóa học trực tuyến đã được tổ chức. Tùy theo mục tiêu và cấp độ đào tạo mà hình thức tổ chức lớp học trực tuyến cũng khác nhau. Tuy nhiên có điểm chung là học viên tham gia học phải được sự cho phép của tổ chức quản lý E-learning.

- Học viên đăng ký là thành viên vào lớp và có thể: xem các thông tin về lịch học, nội dung môn học, danh sách giảng viên, trợ giảng, bạn cùng lớp...

- Truy cập vào khóa học, học viên có thể xem/tải các tài liệu, học liệu dưới dạng HTML, PDF, DOC, SCORM; học liệu dạng SCORM (Sharable Content Object Reference Model): xem trực tiếp trên web E-learning; các tài liệu dạng PDF, HTML, PDF, DOC thông thường tải xuống máy tính cá nhân thuận tiện việc học và lưu trữ.

Sau khi học với tài liệu, học liệu được cung cấp, học viên có thể tham gia các diễn đàn để trao đổi, được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề liên quan.

- Trong quá trình học, học viên có thể (hoặc bắt buộc) làm các bài tập trắc nghiệm trực tuyến, đây có thể là các bài luyện tập hoặc bài kiểm tra, thường gặp 2 loại bài tập:

+ Sau khi làm bài, nộp bài bằng cách đăng tải (upload) một tập tin.

+ Làm bài tại chỗ bằng cách điền, đánh dấu vào 1 file (kiểm tra và đánh giá trực tuyến).

- Xem điểm, kết quả trong phần đánh giá học.

Bài giảng E-learning và Bài giảng điện tử

TS. Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT (Bộ GD&ĐT) cho biết: Trong cuộc thi thiết kế bài giảng E-learning năm 2010, một khó khăn lớn đó là khái niệm Bài giảng E-learning còn còn mới mẽ đối với giáo viên phổ thông, nhiều người chưa phân biệt giữa bài giảng điển tử (BGĐT) và bài giảng Elearning.

BGĐT là toàn bộ bài giảng, kế hoạch lên lớp được Multimedia hóa và được sử dụng cho người giáo viên lên lớp, có sự tương tác trực tiếp giữa thầy và trò.

sinh mà không cần đến vai trò của giáo viên giảng dạy. Như vậy để soạn một bài giảng E-learning khó hơn và tốn nhiều công sức, thời gian hơn so với soạn một BGĐT thông thường. Bên cạnh đó, để tạo ra một khóa học E-learning đòi hỏi phải có hạ tầng CNTT đủ mạnh, có đội ngũ chuyên gia công nghệ và khả năng thiết kế, tạo bài giảng E-learning của đội ngũ giáo viên

3.7.2. E-Learning cho học sinh phổ thông của một số quốc gia

Nhiều nước trên thế giới đã triển khai mạnh mẽ E-Learning ở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và huấn luyện nhân viên ở các công ty. Những năm gần đây E-learning cũng đã và đang triển khai cho học sinh phổ thông, điển hình là các nước Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Ở Hoa Kỳ đã có hàng triệu học sinh phổ thông đăng ký học Online. Đưa lớp học lên mạng Internet là một trào lưu đang bùng nổ tại nước này. Không chỉ là một phong trào tự phát, tại nhiều bang ở Hoa Kỳ các nhà quản lý giáo dục đã ban hành quy định trước khi được công nhận tốt nghiệp, mỗi học sinh phải đăng ký học một số môn nhất định tại các lớp học trực tuyến. Các lớp học trực tuyến này có thể được tổ chức tập trung tại các trường hoặc học sinh có thể học tại nhà. Theo lý giải của các nhà quản lý, đây là bước chuẩn bị nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho việc học tại các trường đại học sau này và thích ứng với môi trường làm việc của thế kỷ 21.

Theo ước tính của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, nước này đã có khoảng 770 trường phổ thông áp dụng phương thức học trực tuyến, với khoảng 1,03 triệu học sinh (trong đó có hơn 200.000 học trực tuyến toàn phần) tính đến năm học 2007-2008. Nhưng chính Bộ Giáo dục cũng lên tiếng cảnh báo, việc học trực tuyến rất hiệu quả với sinh viên đại học, cao đẳng nhưng chưa đủ bằng chứng khoa học cho thấy nó cũng tốt với các học sinh phổ thông. Tuy nhiên, E-learning là giải pháp khá phù hợp với học sinh trượt tốt nghiệp và nhóm học sinh lười. Chẳng hạn, ở Quận 13, Tokyo (Nhật Bản) có hàng chục học sinh lười học, không muốn đến trường. Phòng Giáo dục Quận đã xây dựng Website riêng để những học sinh này học ở nhà, theo hình thức "vừa học vừa chơi".

Là một quốc gia châu Á, kinh tế của Hàn Quốc chưa phải là top ten của thế giới, nhưng giáo dục nước này đã không ngần ngại khi đầu tư cho E-learning, hàng tỷ USD mà xứ sở kim chi đầu tư cho phát triển Internet gấp 10 lần vào năm 2014. Hàn Quốc phấn đấu sẽ trở thành một tiêu điểm về xu hướng giáo dục mới để thế giới nhìn vào.

Nhiều "trường học trên mạng" (Web school) ra đời và trở thành nỗi tiếng, Megastudy là một điển hình và trở thành mạng giáo dục trực tuyến lớn nhất tại Hàn Quốc, với doanh số hàng năm lên đến 245 tỷ won (3.500 tỷ đồng Việt Nam). Lượng học sinh theo học các cấp được phân ra: trung học phổ thông (www.megastudy.net) với 2,1 triệu người ghi danh, trung học cơ sở (www.mbest.net) với 2 triệu người, tiểu học (www.mjunior.net) với 3,7 triệu người.

Chính phủ Hàn Quốc xem web như một công cụ để hạ nhiệt chi phí dạy kèm tại các trung tâm luyện thi, tái lập bình đẳng trong giáo dục. EBS, kênh truyền hình học đường của chính phủ, mở trang web cung cấp các bài giảng ôn thi đại học miễn phí, cho đến nay thu hút trên 3 triệu thành viên. Một số giáo viên, giảng viên giỏi ở Hàn Quốc cho rằng: E-learning mang lại công bằng hơn cho giáo dục, do những học sinh nghèo có thể tham gia vào khóa luyện thi của những thầy giỏi với mức học phí rất ít so với lớp luyện thi thông thường.

3.7.3. Một số khó khăn khi triển khai E-Learning

Việc triển khai E-learning tại cho các trường phổ thông Việt Nam gặp một số khó khăn sau:

3.7.3.1. Xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng

Chất lượng nguồn tài nguyên bài giảng E-learning là nhân tố quyết định đến số lượng người tham gia học. Để soạn bài giảng E-learning có chất lượng đòi hỏi tốn nhiều công sức của giáo viên. Hiện tại chế độ hỗ trợ chưa phù hợp với công sức bỏ ra để soạn bài giảng Elearning, vì vậy chưa khuyến khích đối với giáo viên. Đời sống của giáo viên gặp nhiều khó khăn, áp lực thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục... hậu quả là giáo viên không có thời gian đầu tư cho E-learning. Nhiều giáo

(ghi hình, thu âm, sử dụng phần mềm)còn hạn chế, nên chưa phát huy được đội ngũ

này.

3.7.3.2. Về phía người học

Học tập theo phương pháp E-Learning đòi hỏi người học phải có tinh thần tự học, do ảnh hưởng cách học thụ động truyền thống, tâm lý học phải có thầy (không thầy đố mầy làm nên), Nội dung quá tải tại trường... dẫn đến việc tham gia học E- Learning chưa trở thành động lực học tập. Nhiều học sinh nghèo, nhất là ở vùng sâu vùng xa, chưa thể trang bị máy vi tính kết nối Internet, nhiều thông tin không tốt

Một phần của tài liệu Công nghệ OFDM và wimax và ứng dụng trong e learning (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)