Công cụ kiểmtra đánh giá môn học mạng máy tính

Một phần của tài liệu Khảo sát các công cụ hỗ trợ trong đánh giá môn học mạng máy tính (Trang 33)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Công cụ kiểmtra đánh giá môn học mạng máy tính

Trƣờng Cao đẳng nghề Long Biên xác định công cụ kiểm tra đánh giá đối với môn học mạng máy tính chính là bộ đề thi của môn học này. Môn học mạng máy tính là môn học bao gồm cả phần lý thuyết và thực hành, vì vậy để có thể kiểm tra đánh giá đƣợc toàn bộ các kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên nhƣ đã đề ra trong mục tiêu kiểm tra đánh giá, nhà trƣờng đã tổ chức xây dựng bộ đề thi cho cả phần lý thuyết và phần thực hành.

Tuy nhiên ựa vào phƣơng pháp đánh giá nhà trƣờng đƣa ra cách áp dụng nhƣ sau: - Đối với phần lý thuyết vẫn tiến hành xây dựng đề thi nhƣng lấy đề thi đó ra làm bài kiểm tra thƣờng xuyên để đánh giá điểm quá trình của học viên

- Đối với đề thi phần thực hành nhà trƣờng xây dựng đề thi đó và đƣa đề thi đó làm đề thi sử dụng cho việc thi kết thúc môn học mạng máy tính

2.3.4.1. Biên soạn đề thi phần lý thuyết cho môn học mạng máy tính

Môn học có nội dung lý thuyết nói chung và các môn học có một phần nội dung là lý thuyết nói riêng nhƣ môn học mạng máy tính, nhà trƣờng biên soạn đề thi trên cơ sở ngân hàng câu hỏi của môn học đó. Ngân hàng câu hỏi chính là tiền đề quan trọng cho quá trình xây dựng đề thi, chính vì vậy nhà trƣờng đã ban hành quy định số 144/CĐNLB ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng nghề Long Biên về việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi cho các nội dung lý thuyết và đƣợc ban hành để sử dụng trong toàn trƣờng. Nội dung của quy định xây dựng ngân hàng câu hỏi đƣợc mô tả tóm tắt nhƣ sau:

Vào đầu năm học hoặc đầu học kỳ các tổ bộ môn, khoa xây dựng kế hoạch và triển khai biên soạn ngân hàng câu hỏi hoặc hiệu chỉnh bộ ngân hàng câu hỏi trình ban giám hiệu phê duyệt. Ngân hàng câu hỏi đƣợc biên soạn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau

- Đối với môn học thi tự luận: Tối thiểu phải có 10-15 câu/1ĐVHT, trong đó mức độ trung bình chiếm 60%, khá chiếm 30%, mức độ giỏi ( xuất sắc) chiếm 10% tổng số câu hỏi của 1 ĐVHT.

- Đối với các môn học thi trắc nghiệm khách quan: Tối thiểu có từ 3-5 câu hỏi/ 1 giờ học tức có từ 45 - 75 câu/1ĐVHT trong đó mức độ trung bình chiếm 60%, khá chiếm 30%, mức độ giỏi (xuất sắc) chiếm 10% tổng số câu hỏi của 1 ĐVHT.

Căn cứ vào quy định nêu trên, bộ môn tin học đã tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi phần lý thuyết cho môn học mạng máy tính sử dụng bậc cao đẳng nghề ngành quản trị mạng, sửa chữa và lắp ráp máy tính nhƣ sau:

Bước 1

Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá của môn học mạng máy tính, trƣởng khoa phân công cho các giáo viên giảng dạy môn học này biên soạn ngân hàng câu hỏi theo qui định. Việc biên soạn ngân hàng câu hỏi dựa vào phần mềm ứng dụng word để biên soạn.

Bước 2

Sau khi biên soạn xong, bộ ngân hàng câu hỏi đƣợc gửi tới các giáo viên có chuyên môn để đọc và phản biện để kiểm tra độ giá trị và độ tin cậy. Sau đó tiến hành họp đồng khoa học cấp khoa để nghiệm thu.

Bước 3

Giáo viên giảng dạy sẽ sử dụng bộ ngân hàng câu hỏi để tổ hợp thành các đề thi sử dụng trong bài kiểm tra thƣờng xuyên của môn học mạng máy tính. Đề thi phải đảm bảo yêu cầu có nội dung phủ kín chƣơng trình và đề thi có thể phân loại đƣợc sinh viên trong lớp thành các mức giỏi, khá, trung bình, yếu kém.

Đề thi sau khi đƣợc biên soạn thành các phiên bản khác nhau sẽ đƣợc bộ phận khảo thí tổ chức phản biện. Sau khi phản biện xong, các khoa chuyên ngành tiến hành thống nhất và chỉnh sửa các đề thi theo biên bản phản biện và bàn giao lại cho bộ phận khảo thí.

Bước 5: In đề thi

Bộ phận khảo thí căn cứ vào số lƣợng sinh viên của năm học đó để in lƣợng đề thi tƣơng ứng với số sinh viên và tập hợp lại thành bộ ngân hàng câu hỏi, khi giáo viên giảng dạy theo tiến độ kiểm tra bài học thƣờng xuyên của sinh viên thì có thể xuống bộ phần khảo thí rút đề thi ngẫu nhiên và sử dụng đề thi này làm bài kiểm tra định kì, kiểm tra thƣờng xuyên cho sinh viên học môn mạng máy tính.

Vì một lý do nào đó việc tổ chức thi kết thúc môn học mạng máy tính không thể thực hiện đƣợc thông qua hình thức thi thực hành, thì trƣởng khoa có thể chỉ đạo việc tổ chức thi kết thúc môn học mạng máy tính đƣợc thay thế hình thức thi thực hành bằng hình thức thi lý thuyết. Đề thi sẽ đƣợc rút ngẫu nhiên tron nhân hàng câu hỏi đã ra.

2.3.4.2. Biên soạn đề thi phần thực hành cho môn học mạng máy tính

Bộ đề thi thực hành của môn học mạng máy tính đƣợc sử dụng để tổ chức các thi kết thúc môn học này. Các đề thi này do giảng viên tự biên soạn đề thành bộ ngân hàng câu hỏi. Quy trình đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Dựa vào các tiêu chí đánh giá của từng nội dung, các giảng viên giảng dạy biên soạn đề thi thực hành sao cho có thể đánh giá đầy đủ các tiêu chí về kỹ năng theo quy định của môn học. Các đề thi thực hành học phần tin ứng dụng đƣợc biên soạn bằng phần mềm Microsoft Word và đƣợc in ra giấy để sao chép đủ cho mỗi sinh viên một đề.

Đối với cách biên soạn đề thi thực hành nhƣ trên có ƣu điểm là giáo viên sử dụng ngay các phần mềm đang giảng dạy để biên soạn đề thi thực hành, do vậy giảng viên có thể dễ dàng kiểm tra tính chính xác của đề thi, đề thi ít xảy ra sai sót.

Đo lƣờng kết quả học tập môn học mạng máy tính tại trƣờng Cao đẳng nghề Long Biên đƣợc tiến hành với tất cả các bài kiểm tra định kỳ và thi kết thúc môn học. Quá trình đo lƣờng chính là quá trình tổ chức cho sinh viên làm các bài thi và kiểm tra. Các bài thi và kiểm tra này chính là cơ sở để giáo viên chấm điểm và lấy điểm thi làm thang đo kết quả học tập. Để tiến hành đo lƣờng kết quả học tập, theo quy chế đào tạo, mỗi đợt kiểm tra hay thi đƣợc tiến hành qua bốn bƣớc sau:

- Bƣớc 1: Chuẩn bị cho công tác thi, kiểm tra

- Bƣớc 2: Tổ chức thi, kiểm tra

- Bƣớc 3: Tổ chức chấm bài thi, kiểm tra

- Bƣớc 4: Công bố điểm, trả bài thi- kiểm tra cho sinh viên và các bộ phận liên quan.

Để hiểu rõ hơn tác giả xin trình bày cụ thể về thực trạng công tác đo lƣờng kết quả học tập của môn học mạng máy tính khi tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên, và thi kết thúc môn học.

2.3.5.1 Đo lường kết quả học tập đối với kiểm tra thường xuyên

a- Chuẩn bị

Môn học mạng máy tính có 2 bài kiểm tra thƣờng xuyên bao gồm 1 bài kiểm tra phần lý thuyết, 1 bài kiểm tra phần thực hành. Các bài kiểm tra thƣờng xuyên đều đƣợc thực hiện riêng cho từng lớp, danh sách sinh viên kiểm tra cũng chính là danh sách lớp mà giáo viên giảng dạy theo dõi trong sổ lên lớp của mình

Đối với bài kiểm tra lý thuyết, bố trí 50-60 sinh viên trong một phòng, đối với bài kiểm tra thực hành, mỗi phòng thi đƣợc bố trí 20-25 sinh viên trong một phòng thực hành máy tính, mỗi sinh viên làm bài kiểm tra thực hành trên một máy tính độc lập.

Ƣu điểm: Công tác chuẩn bị kiểm tra tƣơng đối đơn giản

Nhƣợc điểm: Rất khó thực hiện đối với những trƣờng không có phòng thực hành mạng máy tính chuyên dùng cho sinh viên chuyên ngành quản trị mạng, khoa học máy tính, công nghệ thông tin, sửa chữa và cài đặt máy tính.

Việc tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên đƣợc thực hiện tại lớp học, do chính giáo viên giảng dạy tổ chức thực hiện. Do đó không phải đánh số báo danh, giáo viên tự xếp vị trí kiểm tra cho phù hợp, thông thƣờng thì vị trí kiểm tra chính là vị trí mà sinh viên học tập hàng ngày.

Giáo viên lên bộ phận khảo thí rút đề thi ngẫu nhiên để kiểm tra thƣờng xuyên phần lý thuyết cho môn học mạng máy tính, việc tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên đƣợc thực hiện trên giấy thi tại các phòng học lý thuyết.

Ƣu điểm là tổ chức thi, kiểm tra đơn giản. Tuy nhiên việc tổ chức nhƣ trên có nhƣợc điểm là không đánh giá sát thực kĩ năng nghề của sinh viên, đồng thời tính khách quan trong kiểm tra.

c- Tổ chức chấm bài kiểm tra thường xuyên

- Đối với bài làm lý thuyết

Giáo viên thu lại bài kiểm tra thƣờng xuyên của sinh viên, sau đó thực hiện chấm bài trực tiếp vào bài làm của sinh viên, không cần phải dọc phách, kết quả chấm đƣợc ghi vào sổ điểm của giáo viên

- Đối với bài làm thực hành

Giáo viên tiến hành chấm trực tiếp trên máy của từng sinh viên, sau đó ghi điểm vào sổ điểm. Căn cứ vào dữ liệu trong sổ điểm, giáo viên nhập điểm của sinh viên vào máy tính để quản lý.

Với cách chấm thi thực hành nhƣ trên có ƣu điểm là có thể kiểm tra tính chính xác trong bài làm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên hiện nay tại trƣờng Cao đẳng nghề Long Biên việc thực hiện còn có hạn chết là thiết bị phục vụ cho việc thực hành chƣa đƣợc đầy đủ vì thế còn phải chia ca hoặc mất rất nhiều thời gian để tổ chức kiểm tra thực hành

2.3.5.2. Đo lường kết quả học tập đối với thi kết thúc môn học

a- Chuẩn bị

Tại trƣờng Cao đẳng nghề Long Biên đào tạo theo hình thức cuốn chiếu, nghĩa là kết thúc môn học nào sẽ tổ chức thi kết thúc môn học đó luôn. Khi kết thúc môn học giáo viên nộp lại sổ điểm, sổ lên lớp cho khoa, khoa phối hợp với phòng

đào tạo tổ chức thi kết thúc môn học cho sinh viên. Dựa vào hình thức đánh giá bài thi kết thúc môn học mạng máy tính là thi thực hành, phòng đào tạo phối hợp với bộ phần chuyên môn chuẩn bị phòng máy thực hành để sinh viên thi kết thúc môn học mạng máy tính. Danh sách sinh viên dự thi đƣợc xếp theo vần A, B, C và có đánh số báo danh. Tuy nhiên việc tổ chức thi thƣờng rất khó khăn do trƣờng chƣa ứng dụng đƣợc hết tính năng, phần mềm thực hành ảo, bên cạnh đó phòng máy tính thực hành của nhà trƣờng đƣợc sử dụng cho tất cả các ngành khác học tập, thực hành. Vì thế mỗi khi thi xong là nhân viên quản trị mạng của nhà trƣờng lại phải cài lại toàn bộ số máy trong phòng thực hành đó.

b- Tổ chức coi thi kết thúc môn học mạng máy tính

Quá trình tổ chức thi kết thúc môn học mạng máy tính do bộ phần khảo thí tổ chức. Vị trí các sinh viên dự thi trong một phòng thi đƣợc sắp xếp theo quy luật đánh số báo danh trong mỗi buổi thi, mỗi phòng thi đều đƣợc bố trí 2 cán bộ coi thi. Đề thi kết thúc môn học mạng máy tính đƣợc biên soạn theo hình thức thực hành trực tiếp trên máy

c- Tổ chức chấm thi kết thúc môn học mạng máy tính

Chấm thi: các bài thi trên máy đƣợc 2 giáo viên chấm 2 vòng độc lập theo quy định của nhà trƣờng. Sau khi chấm xong, biên bản tổng hợp điểm thi theo số phách đƣợc gửi về cho giáo vụ khoa.

d-Trả điểm thi, điểm môn học cho sinh viên và các bộ phận liên quan

Giáo vụ khoa tổng hợp kết quả thi của 2 giáo viên đã chấm, sau đó tiến hành điền kết quả thi vào số báo danh đã định trƣớc, rồi gửi kết quả thi cho giáo viên giảng dạy tổng hợp bảng điểm của môn học mạng máy tính. Trong thời gian 7 ngày từ khi nhận đƣợc kết quả thi giáo viên phải có trách nhiệm làm bảng điểm và gửi lên giáo vụ của khoa. Giáo vụ khoa nhận bảng điểm của môn học rồi tiến hành photo gửi cho các bộ phận liên qua, sinh viên có thể lên trực tiếp khoa để lấy bảng điểm hoặc nhận bảng điểm thông qua giáo viên chủ nhiệm.

2.4.1. Nền tảng công nghệ thông tin của trường

2.4.1.1. Cơ sở vật chất

Trƣờng cao đẳng nghề Long Biên hiện có tổng số gần 90 máy tính thực hành, đƣợc chia ra làm 03 phòng thực hành tin học mỗi phòng có khoảng 30 máy tính, ngoài ra tất cả các khoa/Trung tâm trong toàn trƣờng đều đƣợc trang bị đầy đủ máy tính có kết nối Internet để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu. Hầu hết máy tính tại các phòng học đều đƣợc kết nối mạng LAN và cài đặt đầy đủ một số mềm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.

Tuy nhiên trong các phòng thực hành hiện nay chƣa đƣợc cài các phần mềm hỗ trợ thực hành ảo phục vụ cho việc học tập, kiểm tra, thi kết thúc môn mạng máy tính.

2.4.1.2. Đội ngũ giảng viên

Hiện nay đội ngũ giảng viên giảng dạy tin học của trƣờng có 7 ngƣời, các giảng viên đều tốt nghiệp đại học theo đúng chuyên ngành công nghệ thông tin, trong đó có 3 ngƣời có trình độ thạc sĩ, 02 ngƣời đang học cao học, 2 ngƣời có trình độ đại học. Tất cả các giảng viên đều có khả năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác giảng dạy, kiểm tra, thi kết thúc môn học.

Bộ phận thực hiện công tác khảo thí và đảm bảo chất lƣợng của nhà trƣờng gồm có 2 ngƣời, trong đó có 01 thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục, 01 đang học cao học chuyên ngành đo lƣờng và đánh giá chất lƣợng giáo dục.

2.4.2. Thực trạng sử dụng các công cụ hỗ trợ trong đánh giá môn học mạng máy tính máy tính

2.4.2.1. Thực trạng sử dụng các công cụ hỗ trợ trong đánh giá bài kiểm tra thường xuyên

Bên cạnh những bài kiểm tra thƣờng xuyên là các bài thực hành, thì một trong những công cụ hỗ trợ cho đánh giá môn học mạng máy tính là các phần mềm hỗ trợ cho giảng dạy môn học mạng máy tính. Hiện nay việc giảng dạy môn học mạng máy tính, nhà trƣờng chƣa có phòng máy chuyên dùng để phục vụ cho sinh viên ngành quản trị mạng, sửa chữa và lắp ráp máy tính học tập. Vì thế việc thực

hành thƣờng đƣợc tiến hành tại phòng thực hành máy tính sử dụng chung cho tất cả các ngành nghề khác. Bên cạnh đó nhà trƣờng lại chƣa khai thác các phần mềm thực hành ảo để đƣa vào sử dụng phục vụ cho sinh viên học tập môn mạng máy tính, sinh viên thực hành chủ yếu dựa trên máy thật, thiết bị mạng thật.

Ƣu điểm: Sinh viên đƣợc tiếp cận với thiết bị mạng, máy thực tế mà trƣờng có. Nhƣợc điểm: Nhà trƣờng chƣa đầu tƣ đƣợc đầy đủ các thiết bị mạng của hãng CISCO, đồng thời sinh viên đƣợc thực hành còn ít do số lƣợng máy tính có hạn. Công cụ trong đánh giá bài kiểm tra môn học mạng máy tính là bộ ngân hàng đề thi tuy nhiên do hạn chế về thiết bị mạng, máy tính nên các đề thi sử dụng trong bài kiểm tra thƣờng xuyên đƣợc sử dụng chủ yếu các chủ yếu bài trắc nghiệm hoặc tự luận vì thế kĩ năng nghề của các em còn bị phần hạn chế trong quá trình học tập.

2.4.2.2. Thực trạng việc sử dụng các công cụ hỗ trợ trong đánh giá bài thi

Công cụ đánh giá môn học mạng máy tính là bộ đề thi, bộ đề thi thiết kế cho thi kết thúc môn học là bài thi thực hành làm trực tiếp trên máy tính. Tuy nhiên với

Một phần của tài liệu Khảo sát các công cụ hỗ trợ trong đánh giá môn học mạng máy tính (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)