Điều kiện thực hiện môn học mạng máy tính

Một phần của tài liệu Khảo sát các công cụ hỗ trợ trong đánh giá môn học mạng máy tính (Trang 30)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1.Điều kiện thực hiện môn học mạng máy tính

Theo Quyết định số 87/2008./QĐ- CĐNLB ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng nghề Long Biên, ban hành khung chƣơng trình, chƣơng trình chi tiết môn học thì chƣơng trình chi tiết đào tạo môn học mạng máy tính đƣợc thực hiện với các yêu cầu sau:

* Dụng cụ và trang thiết bị:

- Phấn, bảng đen - Máy chiếu Projector - Máy tính

- Phần mềm: Hệ điều hành WINDOWS SERVER, WINDOWS XP

- Thiết bị mạng: Card, Bộ định tuyến, Hub, đầu RJ45, Cáp mạng, Kìm bấm cáp

* Học liệu:

- Các slide bài giảng.

- Tài liệu hƣớng dẫn môn học Mạng máy tính. - Giáo trình Mạng máy tính.

* Nguồn lực khác:

- Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đủ điều kiện để thực hiện môn học mạng máy tính

- Giáo viên giảng dạy tốt nghiệp một trong các chuyên ngành nhƣ : Công nghệ thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, Khoa học máy tính.

2.3.2. Phương pháp và nội dung đánh giá

Theo Quyết định số 87/2008./QĐ- CĐNLB ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng nghề Long Biên, ban hành khung chƣơng trình, chƣơng trình chi tiết môn học thì chƣơng trình chi tiết đào tạo môn học mạng máy tính đƣợc thực hiện với phƣơng pháp và nội dung đánh giá cụ thể nhƣ sau:

Phương pháp đánh giá:

- Kiểm tra lý thuyết với các nội dung đã học có liên hệ với thực tiễn - Thực hành:

Kiểm tra và đánh giá các bài thảo luận của các nhóm qua các bài tập thực hành. - Đánh giá trong quá trình học:

+ Kiểm tra tự luận, trắc nghiệm và thực hành + Thảo luận nhóm

- Đánh giá cuối môn học: Kiểm tra theo hình thức thực hành  Nội dung đánh giá

Các nội dung đánh giá môn học mạng máy tính bao gồm:  Tổng quan về công nghệ mạng máy tính

 Mô hình OSI  Tô Pô mạng

 Cáp mạng và vận tải truyền  Giao thức TCP/IP

 Hệ điều hành mạng

Sơ lƣợc về nội dung đánh giá đã trình bày ở trên, có thể thầy rằng nội dung đánh giá môn học mạng máy tính đã bao quát đầy đủ chƣơng trình của môn học này.

Căn cứ vào quyết định số 87/2008./QĐ- CĐNLB, chƣơng trình chi tiết môn học mạng máy tính, nhà trƣờng đã xác định tiêu chí đánh giá cho môn học mạng máy tính nhƣ sau:

Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá môn học mạng máy tính

TT Nội dung đánh giá Tiêu chí đánh giá

1 Tổng quan về công nghệ mạng máy tính

- Trình bày đƣợc sự hình thành và phát triển của mạng máy tính

- Phân loại và xác định đuợc các kiểu thiết kế mạng máy tính thông dụng

2 Mô hình OSI - Trình bày đƣợc khái niệm và cấu trúc của các lớp trong mô hình OSI

- Nắm đƣợc nguyên tắc hoạt động và chức năng của từng lớp trong mô hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Tô Pô mạng - Trình bày đƣợc kiến trúc dùng để xây dựng một mạng cục bộ

- Xác định mô hình mạng cần dùng để thiết kế mạng

- Hiểu đƣợc các phƣơng pháp truy cập từ máy tính qua đƣờng truyền vật lý

4 Cáp mạng và vận tải truyền

- Xác định đƣợc các thiết bị dùng để kết nối các máy tính thành một hệ thống mạng

- Bấm đƣợc các đầu cáp để kết nối mạng theo các chuẩn thông dụng

- Hiểu đƣợc các kiểu nối mạng và chuẩn kết nối 5 Giao thứcTCP/IP - Trình bày đƣợc cấu trúc của một địa chi mạng

- Xác định gói dữ liệu IP và cách thức truyền tải các gói dữ liệu trên mạng

- Nắm đƣợc các giao thức điều khiển

6 Hệ điều hành mạng - Hiểu đƣợc thế nào là hệ điều hành mạng máy tính, các loại hệ điều mạng phổ biến ngày nay - Cài đặt đƣợc một hệ điều hành mạng Windows

Server trên máy tính

- Thiết lập và quản lý các tài khoản ngƣời dùng trên hệ điều hành

2.3.4. Công cụ kiểm tra đánh giá môn học mạng máy tính

Trƣờng Cao đẳng nghề Long Biên xác định công cụ kiểm tra đánh giá đối với môn học mạng máy tính chính là bộ đề thi của môn học này. Môn học mạng máy tính là môn học bao gồm cả phần lý thuyết và thực hành, vì vậy để có thể kiểm tra đánh giá đƣợc toàn bộ các kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên nhƣ đã đề ra trong mục tiêu kiểm tra đánh giá, nhà trƣờng đã tổ chức xây dựng bộ đề thi cho cả phần lý thuyết và phần thực hành.

Tuy nhiên ựa vào phƣơng pháp đánh giá nhà trƣờng đƣa ra cách áp dụng nhƣ sau: - Đối với phần lý thuyết vẫn tiến hành xây dựng đề thi nhƣng lấy đề thi đó ra làm bài kiểm tra thƣờng xuyên để đánh giá điểm quá trình của học viên

- Đối với đề thi phần thực hành nhà trƣờng xây dựng đề thi đó và đƣa đề thi đó làm đề thi sử dụng cho việc thi kết thúc môn học mạng máy tính

2.3.4.1. Biên soạn đề thi phần lý thuyết cho môn học mạng máy tính

Môn học có nội dung lý thuyết nói chung và các môn học có một phần nội dung là lý thuyết nói riêng nhƣ môn học mạng máy tính, nhà trƣờng biên soạn đề thi trên cơ sở ngân hàng câu hỏi của môn học đó. Ngân hàng câu hỏi chính là tiền đề quan trọng cho quá trình xây dựng đề thi, chính vì vậy nhà trƣờng đã ban hành quy định số 144/CĐNLB ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng nghề Long Biên về việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi cho các nội dung lý thuyết và đƣợc ban hành để sử dụng trong toàn trƣờng. Nội dung của quy định xây dựng ngân hàng câu hỏi đƣợc mô tả tóm tắt nhƣ sau:

Vào đầu năm học hoặc đầu học kỳ các tổ bộ môn, khoa xây dựng kế hoạch và triển khai biên soạn ngân hàng câu hỏi hoặc hiệu chỉnh bộ ngân hàng câu hỏi trình ban giám hiệu phê duyệt. Ngân hàng câu hỏi đƣợc biên soạn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau

- Đối với môn học thi tự luận: Tối thiểu phải có 10-15 câu/1ĐVHT, trong đó mức độ trung bình chiếm 60%, khá chiếm 30%, mức độ giỏi ( xuất sắc) chiếm 10% tổng số câu hỏi của 1 ĐVHT.

- Đối với các môn học thi trắc nghiệm khách quan: Tối thiểu có từ 3-5 câu hỏi/ 1 giờ học tức có từ 45 - 75 câu/1ĐVHT trong đó mức độ trung bình chiếm 60%, khá chiếm 30%, mức độ giỏi (xuất sắc) chiếm 10% tổng số câu hỏi của 1 ĐVHT.

Căn cứ vào quy định nêu trên, bộ môn tin học đã tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi phần lý thuyết cho môn học mạng máy tính sử dụng bậc cao đẳng nghề ngành quản trị mạng, sửa chữa và lắp ráp máy tính nhƣ sau:

Bước 1

Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá của môn học mạng máy tính, trƣởng khoa phân công cho các giáo viên giảng dạy môn học này biên soạn ngân hàng câu hỏi theo qui định. Việc biên soạn ngân hàng câu hỏi dựa vào phần mềm ứng dụng word để biên soạn.

Bước 2

Sau khi biên soạn xong, bộ ngân hàng câu hỏi đƣợc gửi tới các giáo viên có chuyên môn để đọc và phản biện để kiểm tra độ giá trị và độ tin cậy. Sau đó tiến hành họp đồng khoa học cấp khoa để nghiệm thu.

Bước 3

Giáo viên giảng dạy sẽ sử dụng bộ ngân hàng câu hỏi để tổ hợp thành các đề thi sử dụng trong bài kiểm tra thƣờng xuyên của môn học mạng máy tính. Đề thi phải đảm bảo yêu cầu có nội dung phủ kín chƣơng trình và đề thi có thể phân loại đƣợc sinh viên trong lớp thành các mức giỏi, khá, trung bình, yếu kém.

Đề thi sau khi đƣợc biên soạn thành các phiên bản khác nhau sẽ đƣợc bộ phận khảo thí tổ chức phản biện. Sau khi phản biện xong, các khoa chuyên ngành tiến hành thống nhất và chỉnh sửa các đề thi theo biên bản phản biện và bàn giao lại cho bộ phận khảo thí.

Bước 5: In đề thi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ phận khảo thí căn cứ vào số lƣợng sinh viên của năm học đó để in lƣợng đề thi tƣơng ứng với số sinh viên và tập hợp lại thành bộ ngân hàng câu hỏi, khi giáo viên giảng dạy theo tiến độ kiểm tra bài học thƣờng xuyên của sinh viên thì có thể xuống bộ phần khảo thí rút đề thi ngẫu nhiên và sử dụng đề thi này làm bài kiểm tra định kì, kiểm tra thƣờng xuyên cho sinh viên học môn mạng máy tính.

Vì một lý do nào đó việc tổ chức thi kết thúc môn học mạng máy tính không thể thực hiện đƣợc thông qua hình thức thi thực hành, thì trƣởng khoa có thể chỉ đạo việc tổ chức thi kết thúc môn học mạng máy tính đƣợc thay thế hình thức thi thực hành bằng hình thức thi lý thuyết. Đề thi sẽ đƣợc rút ngẫu nhiên tron nhân hàng câu hỏi đã ra.

2.3.4.2. Biên soạn đề thi phần thực hành cho môn học mạng máy tính

Bộ đề thi thực hành của môn học mạng máy tính đƣợc sử dụng để tổ chức các thi kết thúc môn học này. Các đề thi này do giảng viên tự biên soạn đề thành bộ ngân hàng câu hỏi. Quy trình đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Dựa vào các tiêu chí đánh giá của từng nội dung, các giảng viên giảng dạy biên soạn đề thi thực hành sao cho có thể đánh giá đầy đủ các tiêu chí về kỹ năng theo quy định của môn học. Các đề thi thực hành học phần tin ứng dụng đƣợc biên soạn bằng phần mềm Microsoft Word và đƣợc in ra giấy để sao chép đủ cho mỗi sinh viên một đề.

Đối với cách biên soạn đề thi thực hành nhƣ trên có ƣu điểm là giáo viên sử dụng ngay các phần mềm đang giảng dạy để biên soạn đề thi thực hành, do vậy giảng viên có thể dễ dàng kiểm tra tính chính xác của đề thi, đề thi ít xảy ra sai sót.

Đo lƣờng kết quả học tập môn học mạng máy tính tại trƣờng Cao đẳng nghề Long Biên đƣợc tiến hành với tất cả các bài kiểm tra định kỳ và thi kết thúc môn học. Quá trình đo lƣờng chính là quá trình tổ chức cho sinh viên làm các bài thi và kiểm tra. Các bài thi và kiểm tra này chính là cơ sở để giáo viên chấm điểm và lấy điểm thi làm thang đo kết quả học tập. Để tiến hành đo lƣờng kết quả học tập, theo quy chế đào tạo, mỗi đợt kiểm tra hay thi đƣợc tiến hành qua bốn bƣớc sau:

- Bƣớc 1: Chuẩn bị cho công tác thi, kiểm tra

- Bƣớc 2: Tổ chức thi, kiểm tra

- Bƣớc 3: Tổ chức chấm bài thi, kiểm tra

- Bƣớc 4: Công bố điểm, trả bài thi- kiểm tra cho sinh viên và các bộ phận liên quan.

Để hiểu rõ hơn tác giả xin trình bày cụ thể về thực trạng công tác đo lƣờng kết quả học tập của môn học mạng máy tính khi tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên, và thi kết thúc môn học.

2.3.5.1 Đo lường kết quả học tập đối với kiểm tra thường xuyên

a- Chuẩn bị

Môn học mạng máy tính có 2 bài kiểm tra thƣờng xuyên bao gồm 1 bài kiểm tra phần lý thuyết, 1 bài kiểm tra phần thực hành. Các bài kiểm tra thƣờng xuyên đều đƣợc thực hiện riêng cho từng lớp, danh sách sinh viên kiểm tra cũng chính là danh sách lớp mà giáo viên giảng dạy theo dõi trong sổ lên lớp của mình

Đối với bài kiểm tra lý thuyết, bố trí 50-60 sinh viên trong một phòng, đối với bài kiểm tra thực hành, mỗi phòng thi đƣợc bố trí 20-25 sinh viên trong một phòng thực hành máy tính, mỗi sinh viên làm bài kiểm tra thực hành trên một máy tính độc lập.

Ƣu điểm: Công tác chuẩn bị kiểm tra tƣơng đối đơn giản

Nhƣợc điểm: Rất khó thực hiện đối với những trƣờng không có phòng thực hành mạng máy tính chuyên dùng cho sinh viên chuyên ngành quản trị mạng, khoa học máy tính, công nghệ thông tin, sửa chữa và cài đặt máy tính.

Việc tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên đƣợc thực hiện tại lớp học, do chính giáo viên giảng dạy tổ chức thực hiện. Do đó không phải đánh số báo danh, giáo viên tự xếp vị trí kiểm tra cho phù hợp, thông thƣờng thì vị trí kiểm tra chính là vị trí mà sinh viên học tập hàng ngày.

Giáo viên lên bộ phận khảo thí rút đề thi ngẫu nhiên để kiểm tra thƣờng xuyên phần lý thuyết cho môn học mạng máy tính, việc tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên đƣợc thực hiện trên giấy thi tại các phòng học lý thuyết.

Ƣu điểm là tổ chức thi, kiểm tra đơn giản. Tuy nhiên việc tổ chức nhƣ trên có nhƣợc điểm là không đánh giá sát thực kĩ năng nghề của sinh viên, đồng thời tính khách quan trong kiểm tra.

c- Tổ chức chấm bài kiểm tra thường xuyên

- Đối với bài làm lý thuyết

Giáo viên thu lại bài kiểm tra thƣờng xuyên của sinh viên, sau đó thực hiện chấm bài trực tiếp vào bài làm của sinh viên, không cần phải dọc phách, kết quả chấm đƣợc ghi vào sổ điểm của giáo viên

- Đối với bài làm thực hành

Giáo viên tiến hành chấm trực tiếp trên máy của từng sinh viên, sau đó ghi điểm vào sổ điểm. Căn cứ vào dữ liệu trong sổ điểm, giáo viên nhập điểm của sinh viên vào máy tính để quản lý.

Với cách chấm thi thực hành nhƣ trên có ƣu điểm là có thể kiểm tra tính chính xác trong bài làm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên hiện nay tại trƣờng Cao đẳng nghề Long Biên việc thực hiện còn có hạn chết là thiết bị phục vụ cho việc thực hành chƣa đƣợc đầy đủ vì thế còn phải chia ca hoặc mất rất nhiều thời gian để tổ chức kiểm tra thực hành

2.3.5.2. Đo lường kết quả học tập đối với thi kết thúc môn học

a- Chuẩn bị

Tại trƣờng Cao đẳng nghề Long Biên đào tạo theo hình thức cuốn chiếu, nghĩa là kết thúc môn học nào sẽ tổ chức thi kết thúc môn học đó luôn. Khi kết thúc môn học giáo viên nộp lại sổ điểm, sổ lên lớp cho khoa, khoa phối hợp với phòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đào tạo tổ chức thi kết thúc môn học cho sinh viên. Dựa vào hình thức đánh giá bài thi kết thúc môn học mạng máy tính là thi thực hành, phòng đào tạo phối hợp với bộ phần chuyên môn chuẩn bị phòng máy thực hành để sinh viên thi kết thúc môn học mạng máy tính. Danh sách sinh viên dự thi đƣợc xếp theo vần A, B, C và có đánh số báo danh. Tuy nhiên việc tổ chức thi thƣờng rất khó khăn do trƣờng chƣa ứng dụng đƣợc hết tính năng, phần mềm thực hành ảo, bên cạnh đó phòng máy tính thực hành của nhà trƣờng đƣợc sử dụng cho tất cả các ngành khác học tập, thực hành. Vì thế mỗi khi thi xong là nhân viên quản trị mạng của nhà trƣờng lại phải cài lại toàn bộ số máy trong phòng thực hành đó.

b- Tổ chức coi thi kết thúc môn học mạng máy tính

Quá trình tổ chức thi kết thúc môn học mạng máy tính do bộ phần khảo thí tổ chức. Vị trí các sinh viên dự thi trong một phòng thi đƣợc sắp xếp theo quy luật đánh số báo danh trong mỗi buổi thi, mỗi phòng thi đều đƣợc bố trí 2 cán bộ coi thi. Đề thi kết thúc môn học mạng máy tính đƣợc biên soạn theo hình thức thực hành trực tiếp trên máy

c- Tổ chức chấm thi kết thúc môn học mạng máy tính

Chấm thi: các bài thi trên máy đƣợc 2 giáo viên chấm 2 vòng độc lập theo quy định của nhà trƣờng. Sau khi chấm xong, biên bản tổng hợp điểm thi theo số phách đƣợc gửi về cho giáo vụ khoa.

Một phần của tài liệu Khảo sát các công cụ hỗ trợ trong đánh giá môn học mạng máy tính (Trang 30)