Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá đối với công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 75 - 77)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá đối với công tác chủ nhiệm lớp

a) Mục tiêu của biện pháp

- Nhà trƣờng phải quản lý kiểm tra chuyên môn đối với GVCN nhằm đánh giá đúng năng lực giảng dạy về sƣ phạm của đội ngũ GVCN. Trên cơ sở đó, từng bƣớc đào tạo, bồi dƣỡng xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đồng bộ từ năng lực chuyên môn tới năng lực chủ nhiệm, thực hiện tốt việc gắn: “Dạy chữ - Dạy ngƣời - Dạy nghề” nhằm đào tạo ra lớp ngƣời lao động mới vừa “hồng” vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

- Kiểm tra là công việc đo lƣờng và điều chỉnh các hoạt động của cá nhân và các bộ phận liên quan nhằm giúp nhà quản lý trƣờng học xác định xem công việc tiến hành có phù hợp với kế hoạch và mục tiêu đã đề ra hay không, phát hiện kịp thời những lệch lạc nếu có để điều chỉnh, kịp thời uốn nắn nhằm bảo đảm việc triển khai kế hoạch đúng mục đích yêu cầu đã vạch ra.

Trong quy chế thanh tra giáo dục tại quyết định số 478/QĐ ngày 11/03/1993 đã ghi rõ’ “Hiệu trƣởng các trƣờng, thủ trƣởng các Sở Giáo dục và Đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ, giáo viên trong trƣờng để kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền, xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về các vấn đề thuộc quyền và trách nhiệm quản lý của mình”.

b) Nội dung của biện pháp

- Tiến hành kiểm tra việc lập kế hoạch, công tác tổ chức lớp, đánh giá học sinh, sinh viên về kết quả học tập, ghi chép sổ sách, cách tổ chức giờ sinh hoạt lớp,...

- Đánh giá GVCN thông qua việc tự đánh giá của GVCNL, qua ý kiến cá nhân và tập thể, qua hệ thống sổ sách.

- Công tác kiểm tra tại trƣờng CĐNCN kiểm tra chuyên môn và kế hoạch triển khai về kết quả sinh hoạt chủ nhiệm đƣợc thực hiện thƣờng xuyên,

69

công khai, dân chủ; kết quả kiểm tra đƣợc ghi nhận bằng biên bản và đƣợc lƣu giữ lại. Hiệu trƣởng phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra này, trong những trƣờng hợp cần thiết, hiệu trƣởng thành lập tổ kiểm tra để tiến hành kiểm tra.

c) Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

Trên thực tế có nhiều hình thức kiểm tra thƣờng xuyên nhƣ:

- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch giảng dạy của giáo viên (trong đó, chú ý đến việc giáo dục ý thức làm việc theo nhóm tập thể, tính hợp tác, tinh thần cộng đồng trách nhiệm, năng lực tự làm tự đánh giá…)

- Kiểm tra soạn giáo án, đề cƣơng bài giảng, giáo trình, tài liệu tham khảo, bài tập, bài thực hành.

- Kiểm tra công tác giảng dạy của giáo viên (thông qua dự giờ). - Kiểm tra công tác GVCN

- Kiểm tra công tác thực hiện quy chế giảng dạy của giáo viên, đảm bảo tuân thủ các Quy chế đào tạo nghề: Lịch trình giảng dạy; chuẩn kỹ năng nghề; chuẩn đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HSSV; sổ sách giáo vụ của giáo viên…

- Kiểm tra việc chỉ đạo hƣớng dẫn HSSV thực hành, thực tập…Trong đó, coi trọng công tác GVCN, kiểm tra việc thực hiện tiến độ giảng dạy lý thuyết và thực hành của từng giáo viên bộ môn đối với lớp do mình đƣợc phân công chủ nhiệm là một nhiệm vụ thƣờng xuyên để chăm lo chất lƣợng học tập của HSSV.

Nhà trƣờng có thể sử dụng thêm phƣơng pháp kiểm tra đánh giá giáo viên thông qua việc lấy ý kiến phản hồi từ phía ngƣời học về các hoạt động giảng dạy của giáo viên, thông qua đó nhắc nhở giáo viên hoàn thiện hơn trong phƣơng pháp giảng dạy của mình. Nhà trƣờng có đƣợc thêm một kênh thông tin về đội ngũ, để hiểu biết thêm về năng lực, trình độ và ý thức trách nhiệm trong công việc và tâm huyết với nghề của đội ngũ, từ đó, đề ra những phƣơng thức quản lý phù hợp với giáo viên, nhằm nâng cao chất lƣợng đội

70

ngũ giáo viên về mọi mặt, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo mà bắt đầu từ sự nhận thức của ngƣời quản lý nhà trƣờng về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của GVCN lớp trong trƣờng dạy nghề mà cụ thể là trƣờng CĐNCN.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)