Phân tích cơ bản

Một phần của tài liệu ĐỘ NHẠY CẢM KINH DOANH CỦA TOYOTA TẠI CHÂU âu (Trang 31 - 35)

1. Tình hình thị trường chung châu Âu và đồng Euro:

Từ 01/01/1999, tỷ giá hối đoái giữa đồng Euro và các đơn vị tiền tệ chính thức được quy định không thể thay đổi. Đến ngày 01/01/2002, đồng Euro đã đi vào hoạt động chính thức được 7 năm (đồng tiền chung châu Âu được đổi tên thành Euro từ ngày 16/12/1995). Trong thời gian đó, đồng Euro đã được lưu thông song hành cùng các đồng tiền bản tệ của các quốc gia khác, và đã có một vị thế đứng nhất định tại thị trường châu Âu khi đó.Điển hình là việc các sổ tài khoản và sổ tiết kiệm được ghi chép đồng thời bằng đồng Euro và đồng tiền cũ.Ngoài ra, cổ phiếu và các chứng chỉ tại thị trường châu Âu chỉ được phép mua bán bằng Euro. Và việc phát hành đồng Euro đến tay người tiêu dùng bắt đầu chính thức vào ngày 01/01/2002.Khi đưa đồng Euro vào lưu hành, thương mại và cộng tác kinh tế giữa các thành viên trong vùng Euro sẽ vững mạnh thêm vì các rủi ro về tỷ giá hối đoái và kèm theo đó là việc bảo hộ tiền tệ của các doanh nghiệp châu Âu sẽ không còn tồn tại nữa. Việc này sẽ mang lại lợi thế cho người dân trong vùng Euro vì trong quá khứ thương mại là một trong những nguồn chính của tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó người ta cũng tin rằng giá cả của sản phẩm và dịch vụ sẽ không còn chênh lệch nhau nhiều nữa. Điều này dẫn đến cạnh tranh

mạnh hơn giữa các doanh nghiệp và vì thế sẽ làm giảm lạm phát và tăng sức mua của người tiêu thụ..

Theo một bản nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương châu Âu tỷ lệ của đồng Euro trong dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu tăng từ 13% trong năm 2001 lên 16,4% trong năm 2002 và đến 18,7% trong năm 2003, cũng trong cùng thời gian này tỷ lệ của đồng Đôla Mỹ giảm từ 68,3% (2001) xuống 67,5% (2002) và trong năm 2003 còn 64,5%. Nói chung người ta tin rằng tầm quan trọng của đồng Đôla Mỹ như là tiền tệ dự trữ thế giới sẽ tiếp tục giảm và đồng Euro sẽ ngày càng quan trọng hơn trong chức năng này. Tầm quan trọng ngày càng tăng của đồng Euro cũng thể hiện qua một khía cạnh khác: Trong năm 1999 21,7% tất cả các giấy nợ quốc tế được tính bằng Euro, trong năm 2001 là 27,4%.

Ngoài ra ta còn xét đến tác động về làm phát, nhiều người tiêu dùng nhận định là hàng hóa và dịch vụ đã tăng giá khi đồng Euro được đưa vào sử dụng.. Tuy nhiên, theo như các thống kê chính thức thì giá tăng không đáng kể: Theo Statistik Austria (Tổng cục Thống kê Liên bang Áo), dựa trên chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ lạm phát tăng trung bình ở Áo là 2,45% trong vòng 12 năm, từ 1987 đến 1998, trong khi đó tỷ lệ lạm phát trung bình giảm xuống còn 1,84% sau khi đưa đồng Euro vào lưu hành. Tại Đức, lạm phát trung bình đã giảm từ 2,60% (trước khi đưa đồng Euro vào sử dụng) xuống còn 1,29% sau đó.

Qua những phân tích ở trên, có thể thấy đến thời điểm tháng 01/2002, đồng Euro đã có vị trí rất quan trọng trong giao dịch và lưu thông tiền tệ tại thị trường châu Âu và ngày càng chiếm vị trí quan trọng

trong thị trường thế giới, và cũng trở thành đồng tiền giao dịch chính trong thị trường các nước tham gia liên minh châu Âu khi đó. Do đó giá trị đồng euro sẽ ảnh hưởng rất lớn quá trình kinh doanh của các công ty đa quốc gia đặt chi nhánh tại châu Âu.

2. Tình hình kinh doanh của Toyota tại châu Âu:

Toyota bắt đầu kinh doanh tại thị trường châu Âu vào năm 1960. Đến năm 1973, sản phẩm Toyota đầu tiên được sản xuất tại Bồ Đào Nha một cách chính thức. Năm 1992, Toyota chính thức sản xuất các loại xe ô tô hoàn chỉnh tại nước Anh. Và đến năm 2001, một nhà máy sản xuất của Toyota tại Pháp bắt đầu sản xuất mẫu xe Yaris.

Hình 2.3 Thị phần kinh doanh của Toyota qua các năm.

Có thể thấy tình hình kinh doanh của Toyota tại châu Âu ngày càng phát triển, doanh số càng ngày càng tăng với tốc độ khá ổn định, thị phần của Toyota tại châu Âu ngày càng được mở rộng.Toyota đã mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình ra thị trường toàn cầu với mạng lưới sản xuất và phân phối khắp nơi trên thị trường thế giới. Thị trường châu Âu là thị trường ngoại địa lớn thứ 2 của Toyota – chỉ sau thị trường Bắc Mỹ. Tuy nhiên với thị trường rộng lớn như vậy mà Toyota chỉ có một nhà máy sản xuất tại nước Anh, còn lại tại thị trường châu Âu chỉ có các công ty sản xuất và lắp ráp linh kiện, điều đó cho thấy rằng khả năng sản xuất của Toyota tại châu Âu không thể bắt kịp với nhu cầu của người dân ở đây, do đó với quy mô không tương xứng như vậy sẽ buộc Toyota nhập sản phẩm sản xuất từ các nhà máy sản xuất khác vào lại thị trường châu Âu, và từ đó Toyota châu Âu đối mặt với một rủi ro rất cao xuất phát từ độ nhạy cảm giao dịch và độ nhạy cảm kinh doanh.

Một phần của tài liệu ĐỘ NHẠY CẢM KINH DOANH CỦA TOYOTA TẠI CHÂU âu (Trang 31 - 35)