Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tính năng mô phỏng và kiểm thử mạng máy tính của phần mềm cisco packet trace và ứng dụng trong đào tạo quản trị mạng (Trang 72 - 103)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.4. Kết quả thực nghiệm

Tổ chức cho sinh viên thi trực tiếp trên máy tính, kết quả kiểm tra được tính theo thang điểm 10 trong đó:

+ Từ 0 điểm đến 4 điểm: Xếp loại yếu, kém + Từ 5 điểm đến 6 điểm: Xếp loại trung bình

+ Từ 7 điểm đến 10 điểm: Xếp loại khá, giỏi (Điểm kiểm tra được làm tròn).

Kết quả kiểm tra lần 1 của sinh viên lớp QTM 1 K6 và QTM2 K6 được thể hiện ở các bảng và biểu đồ sau:

Điểm QTM1 K6 QTM2 K6 Ghi chú SL % Tổng% SL % Tổng% Yếu kém 1 0 12 0 3,7 2 0 0 3 0 0 4 3 12 1 3,7 Trung bình 5 2 8 28 1 3,7 18,5 6 5 20 4 14,8 Khá giỏi 7 9 36 60 14 51,9 77,8 8 6 24 6 22,2 9 0 1 3,7 10 0 0 Tổng 25 100 2 100

Có thể biểu diễn kết quả trên dưới dạng biểu đồ sau

Biểu đồ 3.1: Kết quả kiểm tra lần 1 với đề bí mật

Số liệu thống kê bảng 3.1 cho thấy:

- Ở cả 2 nhóm thì tỷ lệ điểm yếu kém chiếm tỷ lệ cụ thể như sau: QTM1 K6 chiếm 12%, QTM2 K6 chiếm 3,7%

- Tỷ lệ điểm trung bình là: QTM1 K6 chiếm 28%, QTM2 K6 chiếm 18,5%

- Tỷ lệ điểm khá giỏi là: QTM1 K6 chiếm 60%, QTM2 K6 chiếm 77,8% Khi nhìn vào biểu đồ 3.1, chúng ta thấy về điểm yếu kém, điểm trung bình lớp QTM1 K6 có tỉ lệ cao hơn, nhưng điểm khá, giỏi thì tỉ lệ thấp hơn. Có thể lý giải như sau về các lý do:

- Nội dung kiến thức được dạy cho 2 lớp nhà tương đương nhau, sức học của hai lớp cũng tương đương nhau tuy nhiên phần thực hành lớp QTM1 K6 chủ yếu là được cung cấp thông tin qua tài liệu và được xem làm mẫu trên thiết bị thật. Do điều khiện thiết bị thật có rất ít nên các em không có điều kiện thực hành nên khi phải làm bài kiểm tra có nội dung thực hành các em gặp lúng túng và kết quả không cao.

- Lớp QTM2 K6 được học theo phương pháp tích hợp có điều kiện rèn kĩ năng làm bài trên phần mềm Cisco Packet Tracer vì vậy khi làm bài kiểm tra lớp QTM2 K6 có kết quả tốt hơn

Kết quả kiểm tra lần 2 của sinh viên lớp QTM 1 K6 và QTM2 K6 được thể hiện ở các bảng và biểu đồ sau:

Điểm QTM1 K6 QTM2 K6 Ghi chú SL % Tổng% SL % Tổng% Yếu kém 1 0 28 0 3,7 2 0 0 3 1 4 0 4 6 24 1 3,7 Trung bình 5 2 8 32 2 7,4 37 6 6 24 8 29,6 Khá giỏi 7 7 28 40 10 37,1 59,3 8 3 12 6 22,2 9 0 10 0 0 Tổng 25 100 2 100

Có thể biểu diễn kết quả trên dưới dạng biểu đồ sau

Biểu đồ 3.2: Kết quả kiểm tra lần 2 với đề mở

- Ở cả 2 nhóm thì tỷ lệ điểm yếu kém chiếm tỷ lệ cụ thể như sau: QTM1 K6 chiếm 28%, QTM2 K6 chiếm 3,7%

- Tỷ lệ điểm trung bình là: QTM1 K6 chiếm 32%, QTM2 K6 chiếm 37% - Tỷ lệ điểm khá giỏi là: QTM1 K6 chiếm 40%, QTM2 K6 chiếm 59,3% Khi nhìn vào biểu đồ 3.2, chúng ta thấy về điểm yếu kém lớp QTM1 K6 có tỉ lệ cao hơn, nhưng điểm điểm trung bình , khá, giỏi thì tỉ lệ thấp hơn. Có thể lý giải như sau về các lý do:

- Khi nâng độ khó của bài kiểm tra và cho biết trước đề lớp QTM1 K6 đã có 20% sinh viên từ điểm khá giỏi tụt xuống trung bình và yếu kém. Sinh viên đạt điểm yếu kém tăng 16%. Điều này chứng tỏ khả năng tự học của lớp QTM1 K6 là không tốt.

- Lớp QTM2 K6 có 18,5% số sinh viên từ điểm khá giỏi tụt xuống điểm trung bình, nhưng điểm yếu kém thì không tăng. Điều này chứng tỏ khả năng tự học của lớp QTM2 K6 là tốt hơn

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tác giả đưa ra một số kết luận sau đây:

1. Qua việc thống kê về điều kiện cơ sở vật chất của khoa Công nghệ Thông tin cho thấy: Cơ sở vật chất của khoa Công nghệ Thông tin đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu để thực hiện đề tài.

2. Phần mềm Cisco Packet Tracer 6.1 đáp ứng một cách hữu hiệu các yêu cầu giảng dạy, học tập của sinh viên và chạy trực tiếp trên máy tính.

3. Bằng cách ứng dụng phần mềm Cisco Packet Tracer 6.1, tôi đã xây dựng được một hệ thống bài tập phục vụ quá trình giảng dạy.

4. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy với việc ứng dụng phần mềm

Cisco Packet Tracer 6.1 sinh viên tiếp thu bài tốt hơn, khả năng tự học cao hơn thể hiện qua tỉ lệ điểm số cao hơn.

5. Việc ứng phần mềm Cisco Packet Tracer 6.1 là hoàn toàn khả thi đối

với MĐ Cấu hình và quản trị thiết bị mạng.

KIẾN NGHỊ

1. Tiếp tục triển khai ứng dụng phần mềm Cisco Packet Tracer 6.1 trên các khóa học sau để có được: 1 ngân hàng bài tập và đáp án chuẩn; 1 quy trình tổ chức giảng dạy chuẩn, tiến tới áp dụng đại trà trong dạy học các MĐ có thể tận dụng được những ưu điểm của phần mềm Cisco Packet Tracer 6.1.

2. Tiếp tục nghiên cứu và tìm tòi những tính năng của phần mềm mà tác

giả chưa biết do thời gian nghiên cứu có hạn.

3. Tiếp tục nghiên cứu và áp dụng những tính năng còn lại của phần mềm này.

4. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của tôi, có thể vận dụng trong giảng dạy tại trường CĐN Việt – Đức nói riêng và các trường nghề nói chung trên cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo (2005), luật giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Giáo trình mạng máy tính CCNA - Nguyễn Hồng Sơn - NXB Lao động xã hội. 2004.

3. Cisco Packet Tracer help - Tutorials 4. Cisco Web site http://www.cisco.com

5. Cisco Internetworking Basic – Cisco Press, 07/2001 6. Tổng cục dạy nghề, Luật dạy nghề 2006

7. Lê Thanh NhuVận(2002), Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn kỹ thuật công nghiệp ở trường THPT, Luận án Tiến sỹ Đại học Sư phạm Hà nội.

8. Nguyễn Xuân Lạc (2002), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Bài giảng cho học viên cao học chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học KTCN, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.

9. Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Vĩnh Phúc (2011), Chương trình đào tạo nghề, trình độ cao đẳng, nghề Quản trị mạng máy tính.

10. Quy chế làm việc, (2010) của cán bộ, giáo viên trường Cao đẳng nghề Việt Đức Vĩnh phúc

11. Nguyễn Văn Bính (1999), Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp, tập 1, Nxb giáo dục

12. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Những quan điểm giáo dục hiện đại, Nxb ĐHQG Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, Bùi Hiền (2001),

14. Trần Bá Hoành (2006), Dạy học tích hợp, tạp chí khoa học giáo dục số 12/2006.

15. Nguyễn Văn Khôi (1997), Phương pháp tiếp cận công nghệ và vận dụng vào giảng dạy KTCN phổ thông, Luận án tiến sỹ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội.

16. Nghị quyết Hội nghị TW 4 khoá VII (1993), nghị quyết lần thứ 4 Ban chấp hành Đảng khoá VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Trần Nghĩa (2003), Cải tiến phương pháp dạy học nghề tiện trong các trường chuyên nghiệp và dạy nghề tại TPHCM, Luận án tiến sỹ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội.

18. Chu Thị Phương (1985), Quan điểm tích hợp và việc dạy học tích hợp môn Tiếng Việt ở tiểu học, Thông tin khoa học sư phạm số 12, tháng 10/1985, ĐHSP Hà Nội.

19. Hoàng Thị Lệ Quyên (2007), Dạy đọc tập đọc lớp 2 theo quan điểm tích hợp, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội.

20. Đinh công Thuyến (2008), Tài liệu hướng dẫn chuẩn bị giảng dạy theo , ĐHSPKT Hưng Yên

21. Nguyễn Ngọc Tuấn, Trương Văn Thiện (2004), Từ điển công nghệ thông tin điện tử viễn thông, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

22. Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

23. Nguyễn Khắc Viện (1999), Từ điển tâm lý , Nxb Giáo dục

24. Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Tiến Đạt (2010), Giáo dục so sánh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

26. Trần Khánh Đức (2010), Phát triển giáo dục Việt Nam và thế giới, (song ngữ Anh- Việt), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

27. Trần Khánh Đức (2010). Một số vấn đề về đo lường và đánh giá kết quả học tập. Tập bài giảng – Trường ĐH Giáo dục.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Chƣơng trình khung nghề Quản trị mạng máy tính

1.1. Chƣơng trình đào tạo nghề Quản trị mạng máy tính trình độ cao đẳng nghề.

Chương trình dạy nghề là một trong những yếu tố cơ bản, quyết định đến chất lượng đào tạo nghề. Để chất lượng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động thì chương trình dạy nghề phải được xây dựng sát với yêu cầu của thị trường lao động, đáp ứng được sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh; chương trình dạy nghề phải được xây dựng theo một phương pháp khoa học, đồng thời phải được thường xuyên cập nhật, bổ sung, sửa đổi.

Hiện nay, hầu hết các trường nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang sử dụng chương trình đào tạo dựa trên nền tảng là chương trình khung kèm theo quyết định số số 21/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội. Chương trình khung này quy định khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu mà người học nghề ở một nghề xác định, một trình độ xác định phải đạt được sau khoá học.

Dưới đây là chương trình đào tạo nghề Quản trị mạng máy tính, trình độ cao đẳng của Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Vĩnh Phúc khóa 5, năm học 2011-2014.

1.2. Mục tiêu

1.2.1. Kiến thức.

 Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính;  Trình bày được kiến thức nền tảng về mạng máy tính;

 Trình bày được nguyên tắc, phương pháp để hoạch định, thiết kế và xây dựng, cài đặt và cấu hình, vận hành và quản trị, bảo trì, sửa chữa và nâng cấp hệ thống mạng máy tính;

 Phân tích, đánh giá được mức độ an toàn của hệ thống mạng và các biện pháp bảo vệ hệ thống mạng;

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về phát triến các ứng dụng trên + mạng;

+ Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

1.2.2. Kỹ năng

Khai thác được các ứng dụng trên hệ thống mạng;

Thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp nhỏ và trung bình;

Cài đặt, cấu hình và quản trị hệ thống mạng sử dụng Windows Server; Cài đặt, cấu hình và quản trị được các dịch vụ: DNS, DHCP, RRAS, Web,

Mail;

Xây dựng và quản trị website về giới thiệu sản phẩm, thương mại điện tử; Cấu hình được các thiết bị mạng thông dụng: Switch, Router;

Xây dựng và triển khai được hệ thống tường lửa bảo vệ hệ thống mạng; Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp được phần mềm và phần cứng của hệ thống

mạng;

Xây dựng được các ứng dụng đơn giản trên hệ thống mạng; Kèm cặp, hướng dẫn được các thợ bậc thấp hơn

1.2.3. Cơ hội việc làm

+ Sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính, sinh viên làm được công việc quản trị mạng tại các doanh nghiệp; thực hiện việc thi công hoặc quản lý thi công công trình mạng;

1.3. Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề 1.3.1. Môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

MH,

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra I Các môn học chung 450 220 200 30 MH 01 Chính trị 90 60 24 6 MH 02 Pháp luật 30 21 7 2 MH 03 Giáo dục thể chất 60 4 52 4

MH 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 75 58 13 4

MH 05 Tin học 75 17 54 4

MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 120 60 50 10

II Các môn học, mô đun đào tạo

nghề bắt buộc 2160 780 1296 84

II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật

cơ sở 885 435 410 40 MĐ 07 Tin học văn phòng 120 45 70 5 MH 08 Toán ứng dụng 60 45 12 3 MH 09 Cấu trúc máy tính 90 45 41 4 MH 10 Lập trình căn bản 120 45 70 5 MH 11 Cơ sở dữ liệu 90 45 41 4 MH 12 Mạng máy tính 90 45 41 4

MH 13 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 90 45 41 4 MĐ 14

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Microsoft Access 75 30 42 3

MH 15 Nguyên lý hệ điều hành 75 45 26 4

MH 16 Phân tích thiết kế hệ thống thông

tin 75 45 26 4

II.2 Các môn học, mô đun chuyên

môn nghề 1275 345 886 44

MĐ 17 Quản trị cơ sở dữ liệu nâng cao

(MS SQL Server) 90 30 56 4

MĐ 18 Thiết kế, xây dựng mạng LAN 120 45 70 5

MH,

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra

MĐ 20 Thiết kế trang WEB 90 30 56 4

MĐ 21 Quản trị hệ thống WebServer và

MailServer 120 45 70 5

MH 22 An toàn mạng 60 30 27 3

MĐ 23 Quản trị mạng 2 90 30 56 4

MĐ 24 Bảo trì hệ thống mạng 60 15 43 2

MĐ 25 Cấu hình và quản trị thiết bị mạng 75 25 45 5

MĐ 26 Công nghệ mạng không dây 75 30 42 3

MĐ 27 Thực tập tốt nghiệp 360 15 340 5

Tổng cộng 2610 1000 1496 114

1.3.2. Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

MH,

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ 28 Lắp ráp và cài đặt máy tính 90 15 72 3 MĐ 29 Hệ điều hành Linux 90 30 56 4

MH 30 Anh văn chuyên ngành 75 30 42 3

MĐ 31 Vẽ đồ hoạ (Photoshop/core draw) 45 15 28 2 MĐ 32

Quản lý dự án Công nghệ thông tin 60 30 27 3 MĐ 33 Vẽ kỹ thuật (AUTOCAD) 75 30 42 3 MĐ 34 Lập trình trực quan 120 45 70 5 MĐ 35 Lập trình mạng 90 30 56 4 MĐ 36 Chuyên đề 90 15 72 3

MH 37 An toàn vệ sinh công nghiệp 30 20 8 2

MH 38 Kỹ thuật điện - Điện tử 90 30 56 4

MH 39 Toán cao cấp 105 60 40 5

MĐ 41 Thực tập kỹ năng nghề nghiệp 120 15 101 4 MH 42 An toàn và bảo mật thông tin 75 45 26 4 MH 43 Công nghệ chuyển mạch MPLS 60 30 27 3

PHỤ LỤC 2 Bài 1. Cấu hình VLAN Routing

Mô tả và yêu cầu

- Cấu hình Vlan trên Switch - Cấu hình đường Trunk - Cấu hình Sub-Interface

Các bƣớc thực hiện

Chúng ta lần lượt click đúp vào Route 1 và Switch 0 sẽ hiện ra cửa sổ sau đó chọn Tab CLI.

- Trên Switch thực hiện cấu hình tạo ra các Vlan 5, 10, 15 sau đó cấu hình trunking trên cổng fastEthernet 0/1, gán Vlan 5 vào fastEthernet 0/2, gán Vlan 10 vào fastEthernet 0/3, gán Vlan 15 vào fastEthernet 0/4

Switch>enable

VLAN 5 added: Name: vlan5

Switch(vlan)#vlan 10 name vlan10 VLAN 10 added:

Name: vlan10

Switch(vlan)#vlan 15 name vlan15 VLAN 15 added:

Name: vlan15 Switch(vlan)#ex

Switch#configure terminal

Switch(config)#interface fastEthernet 0/1 Switch(config-if)#switchport mode trunk Switch(config-if)#ex

Switch(config)#interface fastEthernet 0/2 Switch(config-if)#switchport mode access

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tính năng mô phỏng và kiểm thử mạng máy tính của phần mềm cisco packet trace và ứng dụng trong đào tạo quản trị mạng (Trang 72 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)