Chương trình đào tạo cần tuân thủ theo danh mục nghề đào tạo do Bộ Lao động Thương Binh và Xã Hội ban hành, và dựa trên cơ sở phân tích nghề có được
Cần thực hiện các quy định của chương trình khung hiện hành để xác định các yếu tố cơ bản của kế hoạch chương trình giảng dạy như: Mục tiêu đào tạo, khối lượng kiến thức tối thiểu, cơ cấu nội dung, tỷ lệ thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản, môn học chuyên ngành, tỷ lệ thời gian dành cho lý thuyết, thực hành và thực tập.
Kế hoạch chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO phải đảm bảo tính thống nhất, chuẩn mực về trình độ đào tạo trong các loại hình đào tạo khác nhau về thống nhất giữa các nghề trong nhóm nghề và tính đặc thù của từng nghề. Chương trình phải là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống kế hoạch chương trình giảng dạy chung. Có như vậy, các trình độ đào tạo trong mọi trường hợp mới nằm trong hệ thống chuẩn mực chung.
Chương trình đào tạo tiếp cận CDIO phải đảm bảo tính giáo dục toàn diện, khoa học, hệ thống, phù hợp, ổn định, mềm dẻo, đảm bảo tính liên thông trong đào tạo. Chương trình có thể sử dụng một cách linh hoạt cho các cấp, bậc học, trình độ đào tạo cũng như các loại hình đào tạo khác nhau.
Việc lựa chọn hệ thống các môn học, xác định nội dung và thời lượng của nghề được thực hiện bằng phương pháp sau:
- Phương pháp lý luận + Dựa vào mục tiêu đào tạo
+ Dựa vào phân tích nghề và chuẩn kỹ năng nghề + Quy định chương trình khung của BLĐTB&XH + Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo các chương trình đào tạo trong nước và nước ngoài, tham khảo ý kiến các nhà khoa học giáo dục, các nhà quản lý giáo dục.