argon + nitơ, hyđrô và không khí.
Ghi chú: Hồ quang plasma trực tiếp được sử
dụng để cắt kim loại, hợp kim. Hình 4.15: Hồ quang plasma trực tiếp
- Hồ quang cháy giữa điện cực volfram và thành trongcủa đầu cắt. của đầu cắt.
- Điện cực cắt 4 được nối với cực âm của nguồn điện,cực dương nối với đầu cắt 2. cực dương nối với đầu cắt 2.
- Khí tạo hồ quang plasma và bảo vệ điện cực volframkhỏi bị ôxi hóa: khí argon, khí nitơ, hỗn hợp khí argon khỏi bị ôxi hóa: khí argon, khí nitơ, hỗn hợp khí argon + nitơ.
Ghi chú: Hồ quang plasma gián tiếp được sử dụng để cắt kim loại có chiều dày nhỏ và cắt
các vật liệu phi kim loại. Hình 4.16: Hồ quang plasma gián tiếp 3
4.6.2. Các thiết bị cắt hồ quang plasma khí nén
+ Thiết bị cắt hồ quang plasma bao gồm: - Nguồn cắt - Máy nén khí - Bộ lọc và điều chỉnh áp lực khí nén - Mỏ cắt plasma (tay cắt) - Dây cáp + Ghi chú:
- Máy nén khí yêu cầu phải có lưu lượng tối thiểu 165 lít/phút. Áp lực khí tối thiểu phải đạt 4 at.
- Bộ lọc và điều chỉnh áp lực khí nén có tác tụng ngăn chặn bụi, hơi nước đi vào mỏ cắt plasma làm hỏng điện cực volfram, đồng thời dùng để điều chỉnh áp lực khí nén đi vào nguồn cắt.
- Dây cáp nối đất, dây cáp nối với vật cắt phải đủ lớn để đảm bảo mật đooj dòng điện nằm trong giới hạn cho phép.
- Mỏ cắt có hai loại:
+ Loại mỏ cắt cong để cắt bằng tay.
+ Loại mỏ cắt thẳng dùng để lắp trên máy, khi cắt tự động.
Mỏ cắt là bộ phận quang trọng của thiết bị cắt plasma cho nên mỏ cắt phải đảm bảo các nhiệm vụ sau:
- Dẫn điện cho điện cực. - Dẫn khí bảo vệ, khí plasma. - Hình thành hồ quang plasma. - Hướng hồ quang đến vị trí cắt.
- Đảm bảo vị trí chính xác của các điện cực (đồng tâm với lỗ điện
+ Cấu tạo mỏ cắt:
4.7. An trong trong hàn và cắt bằng khí O2 + C2H2
4.7.1. Đặc điểm khi hàn và cắt bằng khí O2 + C2H2
- Công suất ánh sáng từ ngọn lửa ôxy + axêtilen thấp hơn nhiều so với hồ quang và cường độ tia cực tím và tia hồng ngoại tương đối thấp. Cho nên người thợ hàn chỉ cần sử dụng một đôi kính bảo vệ có bộ lọc ánh sáng thấp.
- Nhiệt được tạo ra bằng một phản ứng hóa học: 5O2 + 2C2H2 2H2O + 4CO2 + Q
Ôxy dùng trong phản ứng cháy được lấy từ chai ôxy và ôxy có trong không khí. Bởi vậy khi hàn hoặc cắt trong không gian kín thì khă năng thiếu ôxi để thở cho người thợ là rất lớn.
4.7.2. Kiểm tra trước khi hàn và cắt bằng khí O2 + C2H2
- Kiểm tra hệ thống thông gió.
- Sử dụng kính bảo hộ có bộ lọc ánh sáng thích hợp.
- Tất cả các ống nối trong mạch cung cấp khí đều ở trong tình trạng hoạt động tốt và không bị rò rỉ.
- Các van an toàn phải lắp đúng chiều, để chống được hiện tượng khí cháy ngược từ mỏ hàn vào chai khí.
- Ống mềm dẫn khí ôxy và khí axêtilen trong tình trạng tốt và có màu thích hợp để nhận biết:
+ Ống mềm dẫn khí ôxi – Màu xanh + Ống mềm dẫn khí axêtilen – Màu đỏ
- Chai khí ôxi và chai khí axêtilen hoặc bình sinh khí axêtilen khi hàn hoặc cắt phải ở tư thế thẳng đứng.
- Tất cả các ống nối vận chuyển ôxi không có dầu mỡ, vì có khả năng phát nổ khi có dầu mỡ tiếp xúc với ôxy thuần túy.
4.7.3. Các yếu tố nguy hiểm khi hàn và cắt bằng khí O2 + C2H2
Thân mỏ cắt Điện cực cắt
Đầu mỏ cắt
Đầu chụp khí
- Cháy nổ vỡ bình sinh khí, hoặc các chai do lửa tạt ngược vào khoang chứa khí cháy.
- Cháy nổ van giảm áp ôxi do dầu mỡ dính vào hoặc rơi vào trong van hoặc van mở quá nhanh.
- Bỏng, cháy nổ hỗn hợp ôxy – khí cháy, khí cháy – không khí do rò khí cháy ở nơi làm việc, do thiếu cẩn thận khi sử dụng mỏ hàn, do kim loại nóng chảy, do ngọn lửa.
- Không khí xung quanh vùng làm việc bị ô nhiễm bởi bụi, hơi và khí nguy hiểm, độc hại như: Bụi SiO2, Ôxi cacbon CO, Ôxit Sunfua SO3, Ôxit nitơ, Ôxit kẽm ZnO, và một số khí khác.
- Giảm thị lực nếu nhìn trực tiếp vào ngọn lửa hàn, kim loại nóng chảy mà không sử dụng kính bảo vệ.
4.7.4. Phương pháp làm việc an toàn
- Chỉ những người được đào tạo và sát hạch đạt yêu cầu về chuyên môn và kỹ thuật an toàn trong hàn khí và có thẻ an toàn mới được phép sử dụng các thiết bị hàn khí.
- Chỉ được sử dụng các thiết bị hàn khí đã được khám nghiệm, thử nghiệm; có đủ các trang thiết bị bảo vệ, cơ cấu an toàn, dụng cụ kiểm tra đo lường.
- Cấm tiến hành hàn trong các khu vực có chất dễ cháy.
- Khi hàn trong các khoang thùng, hầm kín,.... phải bố trí ít nhất 2 người cùng làm việc, 1 trong 2 người đó phải ở bên ngoài làm nhiệm vụ cảnh giới.
- Phải lắp đặt hệ thống thông gió để hút bụi, hơi, khí độc hại trong quá trình làm việc.
- Việc chiếu sáng nhân tạo khi làm việc trong các khoang, thùng, hầm kín, nồi hơi, không được bố trí công nhân làm việc liên tục.
- Cấm mở nắp buồng phản ứng của bình sinh khí axêtylen khi chưa xả hết khí còn lại trong bình.
- Cấm đặt bình, chai khí cháy, chai ôxy ở lối đi lại, ở gầm cầu thang, ở tầng hầm, chỗ đông người nếu không có biện pháp bảo vệ phòng khi bình hoặc chai bị nổ.
- Trước mỗi lần sử dụng và ít nhất hai lần trong mỗi ca làm việc phải kiểm tra lại mức nước trong bầu dập lửa. Không được phép tiến hành công việc hàn cắt khi không có bình dập lửa tạt lại hoạc trong bình dập lửa không có nước.
- Các loại chai ôxy và axêtylen dùng khi hàn phải đặt nơi thoáng mát, khô ráo có mái tre mưa, nắng; cánh xa đường dây điện trần hoặc các vật bị nung nóng. Khi di chuyển phải đặt trên giá xe chuyên dùng.
- Khi thực hiện công việc phải đảm bảo khoảng cách an toàn cháy nổ:
Khoảng cách giưã các chai ôxy và axêtylen (hoặc bình sinh khí axêtylen) đến nơi có ngọn lửa hoặc nơi dễ phát sinh tia lửa tối thiểu là 10 m.
Từ chai ôxy đến bình sinh khí axêtylen la 5 m. - Khi vận chuyển và sử dụng chai ôxy:
Phải có biện pháp để tránh hiện tượng các chai khí rơi đổ hoặc va đập.
Phải dùng các phương tiện vận tải có bộ phận giảm xóc.
Không được để dầu mỡ dính vào van chai ôxy, van giảm áp dùng cho ôxy. Nếu ty, găng tay dính dầu mỡ không được sử dụng chai ôxy.
- Trước khi hàn hoặc cắt bằng khí, thợ hàn phải kiểm tra các đầu nối dây dẫn khí, mỏ hàn, chai khí, đồng hồ và bình sinh khí.
- Sau khi sử dụng, phải để lại trong chai một lượng khí tối thiểu là:
0,5 at đối với chai ôxy.
0,5 at đối với chai chứa khí thay thế axêtylen.
0,5 3 at đối với chai khí axêtylen tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh.
- Khi hàn và cắt kim loại, phải thực hiện đúng quy trình đóng ở các van của mỏ hàn mỏ cắt.
- Việc mở van chai ôxy để đưa ôxy vào van giảm áp phải thực hiện từ từ, tránh mở quá nhanh (mở đột ngột). Khi đó vít chỉnh của van giảm áp phải nới lỏng hoàn toàn.
- Không được cuốn dây hàn (ống dẫn khí) vào tay, chân, vavs trên vai trong quá trình hàn cắt.
- Phải tắt mỏ hàn khi di chuyển vị trí làm việc, khi lên xuống thang,...
- Khi sử dụng bình sinh khí axêtylen di động, phải sử dụng đúng cỡ hạt đất đèn đã quy định cho loại bình đó. Không được dùng đất đèn có cỡ hạt quá nhỏ để sinh khí.
- Khi sử dụng gaz (hỗ hợp Butan + propan, Butan, Propan) phải sử dụng cơ cấu dập lửa tạt lại kiển khô, hoặc kiểu ướt có cấu tạo kín. Không được dùng cơ cấu dập lửa kiều ướt có cấu tạo hở.
- Phải thường xuyên kiểm tra hiện tượng rò rỉ tạicacs chỗ đầu nối bằng dung dịch xà phòng, không dùng ngọn lửa để xác định rò rỉ.
- Không được sử dụng ống dẫn mềm dùng cho ôxy để dùng cho axêtylen hoặc khí thay thế axêtylen.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT TÊN TÁC GIẢ XUẤTNĂM
BẢN TÊN SÁCH NHÀ SUẤT BẢN
1 Trương Công Đạt 1995 Kỹ thuật hàn Giáo dục và đàotạo 2 Ngô Lê Thông 2007 Công nghệ hàn điện nóngchảy (T1+T2) Khoa học và kỹthuật 3
Hoàng Tùng
Nguyễn Thúc Hà Ngô Lê Thông Chu Văn Khang
Cẩm nang hàn
Khoa học và kỹ thuật