Điện cực không nóng chảy (W)

Một phần của tài liệu Bài giảng máy và thiết bị hàn 1 (Trang 35 - 40)

+ Công tắc:

- Được nối với dây điện khống chế dẫn từ hộp điều khiển. - Có tác dụng đóng hoặc ngắt dòng hàn và dòng khí.

f. Dây cáp hàn, ống dẫn khí hàn

- Dây cáp hàn, ống dẫn khí được đặt trong ống mềm có đường kính 1,5 mm, dài 3 m 5 m.

- Một đầu nối với hộp điều khiển, đầu còn lại nối với mỏ hàn.

B. Vận hành và bảo dưỡng thiết bị hàn TIG

Vận hành máy hàn TIG

- Đấu nguồn điện:

 Nối nguồn điện vào cuộn dây sơ cấp.

 Nối mát với vật hàn. - Nối khí:

 Đặt bình khí lên giá (gần máy hàn).

 Lắp đồng hồ giảm áp với chai khí.

 Lắp ống dẫn khí ở máy hàn với đồng hồ. - Mở khí:

 Mở van bình khí Ar/He/Ar + He.

 Mở van giảm áp.

 Mở đồng hồ đo lưu lượng khí ở áp suất làm việc. - Đóng điện:

 Bật công tắc nguồn.

 Bóp cò mỏ hàn, kết hợp quan sát đồng hồ để chỉnh lưu lượng khí.

 Chỉnh Ih, lưu lượng khí cho phù hợp với chiều dày vật hàn.

Bảo dưỡng thiết bị hàn TIG

- Chọn, sửa chữa điện cực + Chọn điện cực

Điện cực hàn không nóng chảy chịu được nhiệt độ rất cao. Tuy nhiên khi thao tác hàn không chính xác (để điện cực không nóng chảy chạm vào vũng hàn sẽ bị nóng chảy đầu điện cực) và chọn cường độ dòng điện hàn không phù hợp dẫn đến mối hàn kém chất lượng.

Để tăng thời gian sử dụng điện cực, đồng thời nâng cao chất lượng mối hàn phải chọn cường độ dòng điện hàn phù hợp với đường kính điện cực.

 Trong đó: 1: Ống dẫn khí 2: Dây cáp hàn

3: Vỏ bọc cao su bên trong4: Vỏ bọc cao su bên ngoài 4: Vỏ bọc cao su bên ngoài 5: Dây cáp điều khiển

Mối quan hệ giữa cường độ dòng điện hàn và đường kính điện cực được thể hiện qua bảng sau:

Dòng điện xoay chiều (A) Dòng điện một chiều (A) Đường kính

điện cực (mm) W nguyên

chất W + Thôri W chất nguyên W + Thôri

1 5 50 7 8 10 70 10 80 1,6 40  80 50 100 50 100 50 120 2 60  110 60 180 90 160 90 190 3 90  180 150 270 140 260 170 300 5 200 340 300 400 350 550 400 650 6 300 450 350 550 500 700 600 800

- Mài sửa điện cực

Đầu điện cực khi hàn lâu hay bị biến dạng, tại vị trí biến dạng hồ quang bị phân tán, thậm chí còn làm cho quá trình hàn không thực hiện được.

Đầu điện cực bị biến dạng cong. Nguyên nhân do không có khí bảo vệ hoặc khí bị ngắt quá sớm. Biện pháp khắc phục: điều chỉnh lại khí bảo vệ.

Đầu điện cực bị cụt dẫn đến cột hồ quang bị bắn tóe. Khuyết tật này thường xuất hiện khi hàn các hợp kim nhẹ với điện cực W + thôri khi cường độ dòng điện hàn quá yếu. Hiện tượng này phải khắc phục bằng cách tăng cường độ dòng điện hàn phù hợp và mài lại điện cực.

Hình 2.30 a: Điện cực hàn bị biến dạng cong Hình 2.30 b: Điện cực hàn bị cụt

C. Giới thiệu một số máy hàn TIG

CHƯƠNG 3

THIẾT BỊ HÀN ĐIỆN TIẾP XÚC

3.1. Khái niệm, phân loại và các phương pháp hàn điện tiếp xúc

3.1.1. Khái niệm

- Công nghệ hàn điện tiếp xúc còn gọi là hàn điện trở. - Nguyên tắc cơ bản của công nghệ hàn điện tiếp xúc:

 Hai vật hàn 1 và 2 được đặt giữa hai điện cực bằng đồng A và B.

 Điện cực A được ép bởi một lực P để hai vật hàn ép sát nhau.

 Một dòng điện xoay chiều ngắn mạch cường độ lớn do một biến áp hàn cung cấp chạy qua vùng tiếp xúc giữa hai vật hàn làm cho nó nóng chảy ra, các phần tử kim loại của hai vật hàn khuyếch tán vào nhau và liên kết với nhau tạo thành mối hàn.

- Điều kiện để hàn điện tiếp xúc:

 Vật hàn phải dẫn điện.

 Vật hàn phải có điện trở suất lớn hơn đồng. - Đặc điểm của hàn điện tiếp xúc:

 Mối hàn đẹp.

 Độ bền liên kết tốt.

 Vùng ảnh hưởng nhiệt nhỏ, cho nên chi tiết hàn ít bị biến dạng.

 Tiết kiệm kim loại vật hàn.

 Thường hàn vật hàn có chiều dầy mỏng (<2 mm).

3.1.2. Phân loại

- Theo công nghệ chế tạo: + Hàn điện tiếp xúc điểm. + Hàn điện tiếp xúc đường. - Theo kết cấu liên kết hàn: + Hàn điện tiếp xúc giáp mối.

+ Hàn điện tiếp xúc chồng.

- Theo trạng thái kim loại vùng hàn: + Hàn điện tiếp xúc chảy.

+ Hàn điện tiếp xúc không chảy. - Theo phương pháp cấp điện: + Hàn điện tiếp xúc một phía.

+ Hàn điện tiếp xúc hai phía.

3.1.3. Các phương pháp hàn điện tiếp xúc

- Hàn tiếp xúc điểm: + Hàn tiếp xúc điểm một phía. + Hàn tiếp xúc điểm hai phía. - Hàn tiếp xúc đường: + Hàn tiếp xúc đường liên tục.

+ Hàn tiếp xúc đường gián đoạn.

(Điện cực quay liên tục, nhưng dòng điện chạy qua theo chu kỳ ngắn và mối hàn hình thành tại thời điểm đó)

+ Hàn bước. (Điện cực quay gián đoạn theo chu kỳ)

3.2. Cấu tạo nguyên lý hoạt động, cách vận hành một số máy hàn điện tiếpxúc. xúc. 3.2.1. Máy hàn điểm a. Cấu tạo 1,2: Thanh dẫn. 3,4: Điện cực 5: Bàn đạp 6: Thanh chống 7: Công tắc hành trình 8: Lò xo 9: Vật hàn b. Nguyên lý hoạt động c. Cách vận hành + Chuẩn bị hàn:

- Chuẩn bị đầu điện cực để hàn: Mài đầu điện cực theo chiều dày chi tiết hàn. Sau đó lắp vào máy và chỉnh độ đồng tâm giữa hai điện cực (Điện cực trên và điện cực dưới phải đồng tâm).

- Đặt thời gian hàn (s). - Đặt dòng điện hàn. + Thao tác hàn

- Kiểm tra một lần nữa công tác chuẩn bị.

Hình 3.2: Cấu tạo máy hàn điểm

Một phần của tài liệu Bài giảng máy và thiết bị hàn 1 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)