Kết quả thu được từ phiếu điều tra GV, HS tham dự tiết học

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học mô đun điện tử công suất tại trường cao đẳng nghề lào cai (Trang 81 - 108)

Lấy ý kiến từ 11 giáo viên và 18 học sinh tham dự tiết học. Kết quả được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.3. Ý kiến của GV tham dự tiết học

TT Nội dung câu hỏi

Ý kiến và tỷ lệ % Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác 1 Sử dụng phần mềm để mô phỏng là cần thiết trong dạy học mô-đun Điện tử công suất tại trường? 7/11 63,6% 3/11 27,3% 1/11 9% 2 Sử dụng phần mềm mô phỏng Psim trong dạy học mô-đun Điện tử công suất đáp ứng được nội dung kiến thức của bài học ?

9/11 82% 1/11 9% 1/11 9% 3 Sử dụng phần mềm mô phỏng Psim thuận lợi cho GV trong quá trình giảng dạy? 9/11 82% 1/11 9% 1/11 9%

4 Mô phỏng nâng cao được chất lượng và hiệu quả trong giảng dạy? 10/11 81% 0/11 0% 1/11 9%

Bảng 3.4. Ý kiến của học sinh tham dự tiết học

TT Nội dung câu hỏi

Ý kiến và tỷ lệ % Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác 1 Sử dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học thực hành mô-đun Điện tử công suất là cần thiết?

34/36 94,4% 0/36 0% 2/36 5,6%

2 GV giảng dạy mô-đun Điện tử công suất theo phương pháp mô phỏng em có hứng thú học hơn? 30/36 83,2% 2/36 5,6% 4/36 11,2%

3 Mức độ hiểu bài tốt hơn so với các phương pháp dạy học truyền thống trước? 33/36 92,1% 2/36 5,6% 1/36 2,3% 4 Khả năng vận dụng vào thực tế có được cải tiến hơn?

30/36 83,80% 5/36 13,9% 1/36 2,3%

Qua các bảng trên, sau khi xử lý thông tin trong quá trình thực nghiệm sư phạm có thể rút ra một số vấn đề sau:

+ Mô hình đã xây dựng đều thể hiện được chức năng và nội dung đúng với mục tiêu đã đặt ra.

+ Nội dung cần mô phỏng thông qua mô hình được liên hệ chặt chẽ với nội dung bài giảng và có tính trực quan sinh động.

+ Việc thao tác để khảo sát trên mô hình là trực quan và thuận tiện cho người dạy và học.

+ Các giáo viên tham gia giảng dạy đều hứng thú trong việc truyền đạt và làm chủ được nội dung bài giảng.

+ Học sinh có hứng thú hơn với việc học và dễ dàng tiếp thu bài học hơn. Tác giả luận văn nhâ ̣n thấy phần lớn các thầy cô đánh giá cao việc ứng dụng PPMP trong quá trình dạy và ho ̣c, tuy nhiên mô ̣t số giáo viên có ý kiến khác như việc ứng dụng PPMP phải có kiến thức cơ bản về máy tính và sử dụng phần mềm ứng dụng, một số GV lớn tuổi hoặc xuất phát từ công nhân việc tiếp cận với PPMP còn hạn chế.

PPMP phải chăng chỉ xem xét ở mức đô ̣ khi lên da ̣y trên lớp, chỉ quan tâm đến thời gian đứng lớp khi chỉ ho ̣c được 45 phút, cho rằng thời gian quá ít và cần có nỗ lực củ a học sinh. Khảo sát hình thức áp du ̣ng PPMP vào da ̣y ho ̣c trên lớp, kết quả của viê ̣c điều tra được thống kê trong bảng:

Bảng 3.5. Ý kiến của GV về hình thức áp dụng PPMP

Cá c hình thức áp du ̣ng PPMP Tỉ lệ

Lồng ghép trong bài da ̣y, CNMP có liên quan 2% Chỉ sử dụng để minh ho ̣a thêm cho sinh đô ̣ng 20% Dùng thường xuyên trên lớ p, rèn luyện các kĩ năng cơ bản

củ a ho ̣c sinh 58%

Không dùng trong tiết dạy bình thường chỉ dùng cho các

Qua đó tác giả luâ ̣n văn nhâ ̣n thấy viê ̣c sử dụng PPMP vẫn chưa đồng bô ̣. PPMP được dùng thường xuyên trên lớp, rèn luyê ̣n các kĩ năng cơ bản cho ho ̣c sinh chiếm 58%, còn lại 20% sử dụng để minh ho ̣a cho sinh động và 20% không dùng cho tiết da ̣y bình thường chỉ dùng cho các tiết dạy dự giờ. Tuy nhiên viê ̣c lồng ghép trong các bài da ̣y PPMP có liên quan lại chiếm tỉ lê ̣ rất ít chỉ 2%. Như vâ ̣y, viê ̣c sử dụng các phương tiện da ̣y ho ̣c vẫn chưa thường xuyên và chưa đồng bộ, mang tính hình thức và chưa rèn luyê ̣n cho ho ̣c sinh các kĩ năng cần thiết.

Vớ i những kết quả điều tra trên tác giả luâ ̣n văn nhâ ̣n thấy rằng viê ̣c sử du ̣ng PPMP vào da ̣y ho ̣c mô đun Điện tử công suất là rất cần thiết và hiê ̣u quả, gây hứng thú cho học sinh và kích thích tìm hiểu rèn luyê ̣n kiến thức, kĩ năng. Qua đó cần có biện pháp cu ̣ thể tăng cường PPMP.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi cấu trúc lại chương trình môn học mô đun Điện tử công suất, tác giả đã xây dựng quy trình và biên soạn được một số bài giảng mô đun Điện tử công suất có sử dụng PPMP.

Tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư phạm và kết hợp với phương pháp chuyên gia lấy ý kiến của lãnh đạo, cán bộ quản lý và giáo viên về tính phù hợp, tính cần thiết, tính khả thi cũng như tính ứng dụng của dạy học sử dụng PPMP vào mô đun Điện tử công suất, các môn nghề nói chung:

Kết quả thu được sau quá trình thực nghiệm sư phạm cho thấy nội dung, phương pháp và tiến trình thực hiện hoàn toàn phù hợp với nhau.

+ Dạy học mô đun Điện tử công suất có sử dụng PPMP cho nghề điện- điện tử tại trường Cao đẳng nghề Lào Cai là cần thiết và khả thi.

+ Dạy học mô đun Điện tử công suất có sử dụng PPMP giúp nâng cao được chất lượng dạy học, tăng cường được tính tích cực, gây được hứng thú học tập, phát triển năng lực nhận thức và tư duy kỹ thuật cho HS-SV, do đó nâng cao chất lượng dạy và học.

+ Những giả thuyết trên đã chứng minh được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận văn đã nêu.

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Việc sử dụng PPMP trong da ̣y ho ̣c Điện tử công suất có mô ̣t vị trí ý nghĩa quan trọng, thông qua công việc này HS-SV sẽ hình thành kiến thức, kĩ năng cơ bản và tạo hứng thú, từ đó HS-SV sẽ tích cực ho ̣c tâ ̣p hơn, tự giác và tăng tính tò mò và kích thích tìm hiểu. Mă ̣t khác, nó còn giúp giáo viên dạy ho ̣c mô đun Điện tử công suất theo hướng tích cực, tinh giản kiến thức và đáp ứng nhu cầu cần thiết cho viê ̣c dạy học. Viê ̣c ứng du ̣ng PPMP trong giảng dạy môn Điện tử công suất là hết sức cần thiết, nó đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần thực hiê ̣n mu ̣c tiêu giảng da ̣y theo phương pháp tích cực cho đào tạo nghề.

Việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại và dạy học theo PPMP là xu thế tất yếu trong việc đổi mới PPDH, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các môn kỹ thuật.

Trong quá trình nghiên cứu tác giả luận văn đã giải quyết được các vấn đề: - Nghiên cứu xác định cơ sở lý luận của đề tài, cụ thể là tìm hiểu lý thuyết PTDH, mô phỏng, khả năng áp dụng của PPMP trong dạy học kỹ thuật

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng PPMP vào dạy học mô-đun Điện tử công suất tại trường CĐN Lào Cai.

- Ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin xây dựng phương tiện dạy học cho các bài giảng của môn học đó.

- Tiến hành thực nghiệm tại 01 lớp học hệ CĐN tại trường CĐN Lào Cai, giảng dạy và lấy ý kiến của giáo viên và sinh viên tại 01 lớp. Kết quả thực nghiệm đã bước đầu chứng tỏ việc ứng dụng PPMP vào giảng dạy mô đun Điện tử công suất tại trường CĐN là có tính khả thi.

Đề tài đã đưa ra thực trạng giảng dạy mô-đun này hiê ̣n nay ở trường CĐN Lào Cai cũng như các trường CĐN khác giảng dạy theo chương trình của Tổng cục dạy nghề- bộ Lao động thương binh và xã hội, trên cơ sở đó tìm ra khó khăn cơ bản củ a các trường cũng như đô ̣i ngũ giáo viên bô ̣ môn.

Qua việc hoàn thiện đề tài tác giả luận văn đã trau dồi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để có bài giảng trên lớp đạt hiệu quả, chất lượng và đặc biệt tích lũy kinh nghiệm triển khai một đề tài khoa học. Tuy nhiên luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, bản thân tác giả mong muốn việc ứng dụng đề tài sẽ được nhân rộng trong nhà trường và các cơ sở CĐN khác có mô đun này.

KIẾN NGHỊ

1. Đối với Tổng cu ̣c da ̣y nghề, Sở Lao đô ̣ng thương binh và xã hô ̣i tỉnh Lào Cai.

- Sở, ban ngành cần chủ trì triển khai, thúc đẩy viê ̣c sử du ̣ng PTDH trong các môn ho ̣c, mô đun khối kỹ thuật ta ̣i các trường CĐN.

- Đầu tư cho trường dạy nghề một số phương tiê ̣n, thiết bi ̣ phần mềm có bản quyền nhằm đáp ứng nhu cầu học tâ ̣p, nâng cao kiến thức và kỹ năng của SV trong trường.

- Cần tổ chức bồi dưỡng, tâ ̣p huấn cho đội ngũ GV theo từng mu ̣c tiêu cu ̣ thể để nâng cao năng lực, chất lượng giảng dạy mô đun Điện tử công suất.

2. Đối với trường CĐN

2.1. Đối với ban giám hiệu nhà trường:

+ Cần có kế hoạch cụ thể cho GV ho ̣c tâ ̣p thêm kinh nghiê ̣m sử du ̣ng các phương tiê ̣n, phần mềm mô phỏng trong giảng dạy.

+ Sắp xếp tiết da ̣y hợp lí để triển khai sử du ̣ng đồng bô ̣ các trang thiết bi ̣ phục vụ cho công tác giảng da ̣y

+ Đưa vấn đề sử dụng PTDH lên hàng đầu coi đây là tiêu chí để áp dụng phương pháp da ̣y ho ̣c mới, lấy HS làm trung tâm.

+ Theo dõi, kiểm tra đánh giá thường xuyên viê ̣c sử du ̣ng và da ̣y ho ̣c của GV để ki ̣p thời đưa ra biê ̣n pháp hiê ̣u quả.

+ Cần huy động sức mạnh tổng hợp về mặt kinh phí và đầu tư cho viê ̣c tăng cường PTDH.

+ Cần trau dồi thêm kĩ năng da ̣y học khi sử du ̣ng các loa ̣i PTDH vào truyền đa ̣t kiến thức cho học sinh.

+ Thường xuyên tham gia các lớp tâ ̣p huấn sử du ̣ng hiê ̣u quả các PTDH + Biết hướng dẫn học sinh các kĩ năng cơ bản trong viê ̣c ho ̣c tập và khai thác triệt để kiến thức từ các loa ̣i phương tiê ̣n đó.

+ Cần tổ chứ c rút kinh nghiê ̣m sau các tiết da ̣y và đưa ra những kiến nghi ̣, yêu cầu cu ̣ thể để nâng cao chất lượng da ̣y ho ̣c.

+ Phải biết nắm bắt tâm lí và mức đô ̣ hiểu biết của HS-SV để sử du ̣ng hợp lý hơn các PTDH trong môn ho ̣c.

+ Nắm chắc chương trình và các bài ho ̣c để có kế hoa ̣ch sử du ̣ng các PTDH được tốt.

Tác giả luận văn hi vo ̣ng rằng đề tài này sẽ được xem xét và đưa vào thực nghiệm sẽ góp phần nâng cao hiê ̣u quả sử du ̣ng PTDH mô đun Điện tử công suất cho trường CĐN Lào Cai đem lại những đóng góp có giá tri ̣ với yêu cầu thực tiễn của đào tạo nghề, qua đây cũng đề nghi ̣ các cấp, các ngành liên quan cần quan tâm hơn nữa đến công tác này, để hiệu quả được nâng cao, ngày càng lan rô ̣ng và đi vào chiều sâu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tác giả trong nước

[01]. Nguyễn Công Hiền (1999), Giáo trình Mô hình hoá hệ thống và mô phỏng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

[02]. Nguyễn Xuân Lạc (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Bài

giảng cho lớp cao học nghành Sư phạm kỹ thuật.

[03]. Nguyễn Xuân Lạc(2006). Bài giảng lý luận và công nghệ dạy học hiện đại. Khoa SPKT, Trường ĐHBK Hà Nội.

[04]. Nguyễn Xuân Lạc, Lê Thanh Nhu (1999), Sử dụng đa phương tiện trong việc dạy học kỹ thuật phổ thông, Tạp chí Khoa học và Công nghệ các trường Đại

học Kỹ thuật, Hà Nội.

[05]. Tô Xuân Giáp(1997). Phương tiện dạy học. Nxb Giáo dục.

[06]. Lê Thanh Nhu (2001), Vận dụng PPMP vào dạy học KTCN ở trường THPT, Luận án tiến sỹ Giáo dục, ĐHSP Hà Nội.

[07]. Lê Thanh Nhu (2009), Bài giảng lý luận dạy học chuyên nghành kỹ thuật,

Trường ĐHBK Hà nội.

[08]. Lê Thanh Nhu, Nguyễn Xuân Lạc (2000), Dạy và Học môn KTCN một cách hiệu quả bằng mô phỏng trên máy tính, Tạp chí Khoa học và Công nghệ các

trường Đại học Kỹ thuật, Hà Nội.

[09]. Nguyễn Thuý Vân (2004), Kỹ thuật xung số, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 2004, sách dùng cho các trường đại học kỹ thuật.

[10]. Lê Khánh Bằng (1989), Một số vấn đề nâng cao hiệu quả của quá trình dạy

và học ở Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Trường Đại học Sư phạm

I Hà Nội.

[11]. Bộ Giáo dục và Đào tạo Công đoàn giáo dục Việt Nam (2003). Đổi mới phương pháp dạy học ở đại học và cao đẳng kỷ yếu hội thảo. Nxb Giáo dục.

[12]. Trần Khánh Đức (2002). Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực. Nxb Giáo dục.

[13]. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2003), Lý luận dạy học Đại học, Nxb ĐHSP,

Hà Nội.

[14]. Nguyễn Minh Đường. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Bộ Giáo dục và đào

tạo, Hà Nội.

[15]. Dương Thiệu Tống (2000). Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học

và giáo dục. Nxb ĐHQG Hà Nội.

[16]. Bùi Văn Huế (2000). Giáo trình tâm lý học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [17]. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa

học kỹ thuật Hà Nội.

[18]. Nguyễn Thị Lan (1996). Tâm lý học sư phạm trong dạy học kỹ thuật nghề nghiệp. Đại học SPKT TPHCM.

[19]. Hồ Ngọc Đại (1994), Công nghệ giáo dục Tập 1, NXB Giáo dục Hà Nội.

B. Tác giả ngoài nước

[20]. Robert E. Stephenson (1971), Computer Simulation for Engineers, New

PHỤ LỤC 1

2.2.1. Chương trình, nội dung môn học

Theo chương trình khung trình độ cao đẳng nghề nghề “ Điện công nghiệp ”Ban hành kèm theo Thông tư số 21/ 2011/TT- BLĐTBXH ngày 29 tháng 07 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.2.1.1 Mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp

Tên nghề: Điện công nghiệp Mã nghề: 50520405

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương; Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 36

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

A. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

- Kiến thức:

+ Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong nghề Điện công nghiệp;

+ Hiểu được cách đọc các bản vẽ thiết kế của nghề điện và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;

+ Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (một phân xưởng, một hộ dùng điện);

+ Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện;

+ Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của

các thiết bị điện;

+ Nắm vững các kiến thức về quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, điều khiển các trạm điện, lưới điện;

+ Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích

các tình huống trong lĩnh vực điện công nghiệp;

+ Đạt trình độ A Tiếng Anh, trình độ B Tin học hoặc tương đương.

- Kỹ năng:

+ Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;

+ Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản;

+ Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động;

+ Đọc, hiểu, lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện có công nghệ hiện đại theo tài liệu hướng dẫn.

+ Lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện đảm bảo an toàn;

+ Hướng dẫn, giám sát kỹ thuật được các tổ, nhóm lắp đặt mạng điện hạ áp

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học mô đun điện tử công suất tại trường cao đẳng nghề lào cai (Trang 81 - 108)