Thực trạng dạy học môđun Điện tử công suất tại trường CĐN Lào Cai

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học mô đun điện tử công suất tại trường cao đẳng nghề lào cai (Trang 48 - 51)

2.2.1.1 Đội ngũ giáo viên

Khoa Điện – Điện tử với 12 cán bộ giáo viên trong đó có 3 giáo viên trình độ thạc sỹ, còn lại đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật. Đa phần giáo viên có thâm niên công tác từ 3 năm trở lên, có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết cao. Đội ngũ giáo viên từng bước đảm nhận tốt công tác đào tạo của nhà trường nói chung và của khoa Điện – Điện tử nói riêng, cụ thể các giờ giảng của khoa luôn đạt chất lượng cao, hàng năm đều có giáo viên đạt giáo viên dạy nghề giỏi cấp thành phố và đã có 01 giáo viên đạt giáo viên dạy nghề giỏi cấp toàn quốc. Trình độ tin học của giáo viên đang tham gia giảng dạy trong khoa đều đạt chuẩn. Giáo viên tham gia giảng dạy thực hành của khoa đều có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề nghiệp và có bằng nghề bậc 4 trở lên.

Những yếu tố trên là những cơ sở và điều kiện phù hợp cho việc xây dựng và sử dụng các PPDH có sự trợ giúp của máy tính vào trong giảng dạy.

2.2.1.2 Cơ sở vật chất

Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và định hướng của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, trong thời gian qua khoa Điện – Điện tử đã từng bước được đầu tư về trang thiết bị dạy học. Hiện tại khoa Điện – Điện tử có 10 phòng học chuyên môn trong đó có phòng Thực hành điện cơ bản, phòng PLC, phòng Máy điện, phòng Trang bị điện, phòng Thí nghiệm - Đo lường, phòng Truyền động điện…Các phòng học đều được trang bị máy tính giáo viên, máy tính học viên (phòng PLC), máy chiếu đã đáp ứng được các nhu cầu dạy và học thực hành trong các ngành đào tạo Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp.

Tóm lại, các phòng học thực hành và trang thiết bị dạy học của ngành điện công nghiệp tại khoa Điện – Điện tử đã được trang bị tương đối hiện đại và đầy đủ bởi vậy giảng viên có điều kiện để soạn bài giảng sử dụng CNMP.

Hiện nay tất cả các giảng viên trong khoa Điện – Điện tử đã được phổ cập tin học nên có khả năng sử dụng máy tính vào giảng dạy và ứng dụng phần mềm để soạn bài giảng.

HSSV đã có trình độ tin học căn bản sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học cũng như đã được học các môn tin học trong chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp tại trường, nên có khả năng tiếp thu bài giảng và ứng dụng để làm các bài tập về chuyên môn trên máy tính.

Tuy nhiên khi sử dụng CNMP vào dạy học ta phải xét tới đối tượng dạy học để đạt hiệu quả cao nhất.

2.2.1.3 Trình độ học sinh – sinh viên.

Trình độ HSSV tuyển sinh hàng năm đều có chất lượng tương đối cao. Mặt bằng HSSV, đều có động lực học tập tốt và có ý thức nghề nghiệp ngay từ ngày đầu tiên học tập. Trong các giờ học thực hành, HSSV hăng hái tham gia với ý thức cao và luôn tìm tòi nghiên cứu đã từng bước tạo ra sản phẩm có thể ứng dụng trong đời sống.

Trước khi tham gia học thực hành tại xưởng điện, HSSV đều được trang bị về các kiến thức lý thuyết chuyên ngành, kiến thức tin học đại cương.

2.2.1.4. Thực trạng dạy học mô đun Điện tử công suất tại trường CĐN Lào Cai.

* Thực trạng về mức độ sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học:

- Khảo sát 12 GV, giảng viên tại trường CĐN Lào Cai kết quả thu nhận được: đa số ứng dụng phương pháp truyền thống để giảng dạy, các phương pháp, phương tiện giảng dạy hiện đại rất ít sử dụng. Đa số sử dụng phương tiện dạy học như: bảng phấn, máy chiếu (chỉ để chiếu sơ đồ động) – có sử dụng máy tính để thiết kế bài giảng nhưng chỉ mang tính chất trình chiếu, thể hiện nội dung bài học mà chưa thực sự có sự tương tác, lấy học trò làm trung tâm.

Bảng 2.1: Bảng kết quả khảo sát về việc sử dụng phương tiện dạy học

STT Phương tiện

Mức độ sử dụng

Hay dùng Thỉnh thoảng Không bao giờ

1 Bảng phấn 75% 16,7% 8,3%

2 Mô hình tĩnh,

vật thật 25% 41,7% 33,3%

3 Máy chiếu qua

đầu 16,7% 41,7% 25% 4 Bảng biểu 16,7% 8,3% 75% 5 Băng đĩa, video 8,3% 16,7% 75% 6 Máy chiếu vật thể 8,3% 16,7% 75% * Thực trạng về việc học tập của HS-SV:

- Khảo sát 85HS lớp CĐ Điện công nghiệp K3A, K3B, K3C về thực trạng học mô-đun Điện tử công suất tại trường CĐN Lào Cai, nhận thấy các hình thức học của SV chủ yếu là nghe giảng, ghi chép trên lớp, làm bài tập. Người GV cũng chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy như thuyết trình, vấn đáp, diễn giải, trực quan hình ảnh (chủ yếu vẽ trên Word) … là chủ yếu mà ít có những phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, kích thích khả năng tìm tòi, tự nghiên cứu của SV, dẫn tới khả năng ghi nhớ lâu dài những khái niệm, những tri thức mới của HS-SV là rất khó khăn.

Bảng 2.2: Bảng kết quả khảo sát về các hình thức học tập của HSSV

STT Hình thức Mức độ sử dụng

Hay dùng Thỉnh thoảng Không bao giờ

1 Ghi chép 82,3% 11,8% 5,9% 2 Đọc sách, tài liệu tham khảo 4,7% 23,5% 71,8% 3 Nghe giảng 86,5% 3,5% 0% 4 Làm bài tập trên lớp 15,3% 23,5% 61,2% 5 Thảo luận nhóm 5,9% 20% 74,1% 6 Iternet 17,6% 30,5% 51,9%

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học mô đun điện tử công suất tại trường cao đẳng nghề lào cai (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)