Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học mô đun điện tử công suất tại trường cao đẳng nghề lào cai (Trang 78 - 79)

Mục đích:

- Sử dụng PPMP trong dạy học mô đun Điện tử công suất trên cơ sở các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng của bài học, các kiến thức trong các bài học được mô phỏng bằng phần mềm PSIM, kết hợp với sử dụng phần mềm PowerPoint nhằm kích thích hứng thú học tập, phát triển tư duy kỹ thuật, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đào tạo nghề.

Thu thập, xử lý thông tin phản hồi về phương pháp và chương trình mô phỏng thông qua các ý kiến của GV và HSSV từ đó rút ra kinh nghiệm cụ thể để đánh giá khả năng áp dụng các kết quả nghiên cứu của luận văn. Từ đó có được kết luận về giả thuyết khoa học đã đề ra của đề tài.

Nhiệm vụ:

- Tìm hiểu thực tiễn dạy học mô đun Điện tử công suất tại trường CĐN Lào Cai.

- Lập kế hoạch các bài dạy thực nghiệm

- Thảo luận với GV thực nghiệm nhằm phổ biến và thống nhất ý kiến về mục đích, phương pháp đối tượng và nội dung tiến trình thực nghiệm.

- Dự giờ, quan sát các hoạt động dạy và học trong quá trình thực nghiệm. - Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên, sinh viên … thu nhận, xử lý kết quả.

Kế hoạch thực nghiệm:

- Thời gian thực nghiệm: Học kì II năm học 2014 – 2015

- Lớp thực nghiệm: Lớp cao đẳng điện công nghiệp K3B. Số lượng HSSV tham gia 26HS. Để đảm bảo tính khách quan của kết quả thực nghiệm tác giả giảng dạy 2h học ở cả 2 ca sáng_ ca thực nghiệm (18HS) và ca chiều_ ca đối chứng (18HS); tỷ lệ HS được chia tương đối đồng đều cả về học lực, thể chất, đạo đức.

- Giáo viên dạy thực nghiệm: Tác giả và một GV cùng trực tiếp giảng dạy và có sự tham dự của một số GV khác trong khoa để lấy ý kiến đánh giá về khả năng ứng dụng của công nghệ mô phỏng trong dạy học mô đun Điện tử công suất tại trường dùng phần mềm Psim.

Phương pháp định lượng thống kê

Qua khảo sát thực tế trong quá trình thực nghiệm với cùng một nội dung giảng dạy trong mô đun Điện tử công suất dạy học cho nhiều lớp nghề: Điện công nghiệp bằng phương pháp truyền thống (PPTT), phương pháp giảng dạy hiện đại tác giả đã sử dụng phần mềm mô phỏng Psim để dạy 02 bài thực hành:

Bài 1: Mạch chỉnh lưu hình tia 3 pha không điều khiển (Tác giả giảng) Bài 2: Ổn định điện áp dùng tranzitor (GV khác tham gia giảng)

Ở ca đối chứng: tác giả và GV tiến hành giảng dạy bình thường theo giáo án cũ (tác giả đặt) với các phương pháp giảng dạy truyền thống.

Ở ca thực nghiệm: tác giả và GV tiến hành giảng dạy theo giáo án mới (tác giả đặt) có sử dụng CNMP.

Trong các bài giảng thực nghiệm có sử dụng máy tính, máy chiếu qua đầu ứng dụng CNMP dùng phần mềm Psim để mô phỏng hoạt động của mạch.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học mô đun điện tử công suất tại trường cao đẳng nghề lào cai (Trang 78 - 79)