Động cơ Stirling kiểu alpha:
H. 3-3. Động cơ Stirling kiểu alpha bố trí theo kiểu chữ V.
H. 3-5. Động cơ Stirling với cơ cấu Ross- York.
Động cơ Stirling kiểu gamma:
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Phân tích chu trình nhiệt động và mô phỏng hoạt động của một số loại động cơ Stirling” có thể rút ra một số kết luận như sau:
Ngày nay, các loại động cơ đốt ngoài nói chung, động cơ Stirling nói riêng gần như đã không còn được sử dụng nữa và thay vào đó là động cơ đốt trong. Nhưng không vì thế mà động cơ Stirling bị lãng quên đi, trái lại nó vẫn được nghiên cứu rất nhiều ở các nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao như Mỹ, Nhật bởi lẽ nó có hiệu suất nhiệt rất cao, làm việc yên tĩnh và được xem là một loại động cơ sạch. Các động cơ đốt trong hiện đại ngày nay cũng không thể có được hiệu suất cao như thế. Hơn thế nữa, động cơ Stirling có thể sử dụng những nguồn nhiệt mà động cơ đốt trong không thể dùng được đó là năng lượng mặt trời. Điều này rất quan trọng trong điều kiện nguồn nhiên liệu xăng, dầu, khí đốt có thể sẽ cạn kiệt trong thời gian không lâu nữa với tốc độ khai thác như ngày nay.
Đề tài “Phân tích chu trình nhiệt động và mô phỏng hoạt động của một số loại động cơ Stirling” là một đề tài rất hay. Đây là một vấn đề tưởng chừng như cũ, không còn ý nghĩa trong thời đại này nhưng thực ra nó vẫn là một vấn đề rất mới và có ý nghĩa to lớn trong tương lai. Với trình độ khoa học đang ngày càng phát triển và sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học thì những khó khăn tạo của động cơ Stirling về mặt chế tạo và làm kín sẽ được khắc phục. Khi đó động cơ Stirling sẽ trở thành một loại động cơ có nhiều ưu thế nhất.
Việc mô phỏng hoạt động của động cơ Stirling b ằng phần mềm Flash dễ dàng, không đòi hỏi người sử dụng phải thông thạo vi tính cũng có thể thao tác đư ợc.
2. Đề xuất ý kiến
Qua quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, để góp một phần nhỏ vào công cuộc đào tạo của ngành cơ khí động lực nói riêng và của ngành cơ khí nói chung, em có một vài kiến nghị sau:
Trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các máy móc dùng để thực hành tháo lắp cũng như các dụng cụ, phương tiện chẩn đoán thường rất đắt tiền. Do
đó để sinh viên có được một tay nghề cũng như kiến thức thực tế vững vàng khi ra trường, nhà trường cần phải tạo các mối quan hệ với các cơ sở bên ngoài để sinh viên có thể vừa học vừa tìm hiểu thêm.
Tăng cường nghiên cứu khoa học để tăng thêm sự sáng tạo và tính tự lập trong công việc cho sinh viên.
Đối với các bài giảng về nguyên lý hoạt động hay quy trình tháo lắp của các loại động cơ, các bộ phận, thiết bị thì cần phải có các hình ảnh mô phỏng để sinh viên tiếp thu được dễ dàng hơn.
Để cho sinh viên có kiến thức vững vàng về động cơ, nhà trường cần có mô hình của những loại động cơ phổ biến . Xuất phát từ bản thân em khi làm đề tài về động cơ Stirling em thấy rằng nếu ởtrường có mô hình của động cơ Stirling thì thuận lợi hơn cho em rất nhiều.
Trên đây chỉ là một số ý kiến chủ quan của em, hy vọng có thể góp một phần nhỏ để nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên cũng như công cuộc xây dựng và phát triển của nhà trường.
Một lần nữa em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Văn Nhận, các thầy- cô đã dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập và các bạn đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Văn Công Minh (2005), Phân tích chu trình nhiệt động, đặc điểm kết cấu và khả
năng ứng dụng động cơ Stirling trong ngành thủy sản Việt Nam,Luận văn thạc sỹ,
trường Đại học Thủy Sản.
2.Nguyễn Lưu Thịnh (2005), Phân tích đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động
của động cơ Stirling, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Thủy Sản.
3.Vũ Duy Trường (2001), Kỹ thuật nhiệt, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
4.Nguyễn Trường Sinh, Thiết kế hoạt hình cho web với Macromedia flash, NXB Giáo dục.