Những mong muốn, kiến nghị của người nghèo

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 (Trang 82 - 86)

2. Thực trạng công tác giảm nghèo huyện

2.4. Những mong muốn, kiến nghị của người nghèo

Bảng 2.9. Những mong muốn của người nghèo. (Đơn vị: %)

Mong muốn của người nghèo Tỷ lệ

Hỗ trợ tư liệu sản xuất (đất sản xuất, phương tiện sản xuất…) 23

Hỗ trợ vốn ưu đãi. 65

Hỗ trợ xây nhà ở 100

Hỗ trợ về giáo dục 100

Hỗ trợ học nghề. 25

Giới thiệu việc làm 58

Hỗ trợ về y tế 100

Hỗ trợ kiến thức về chính sách, luật pháp. 25

Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 79

Các nhu cầu hỗ trợ về giáo dục, y tế và nhà ở là những mong muốn được hỗ trợ cao nhất của nghèo. Đây cũng là những chương trình có hiệu quả tốt, được người nghèo đánh giá cao. Từ đây, sinh viên suy luận rằng những mong muốn được hỗ trợ của người nghèo có mối liên hệ mật thiết với hiệu quả của những chương trình đó trong thực tiễn.

Bảng 2.10. Những đề xuất của người nghèo về CTGN (đơn vị %)

Đề xuất của người nghèo Tỷ lệ

Tăng nguồn vốn ưu đãi cho vay 86

Có những chính sách hỗ trợ nhiều hơn về giáo dục 75

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công 95

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Phần lớn người nghèo đều mong muốn nhà nước nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh cho đối tượng bảo hiểm y tế (95%) bởi nhiều ý kiến cho biết thái độ phục vụ của các cán bộ y tế chưa tốt và thiếu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, nâng mức vốn ưu đãi cho vay cũng là một nguyện vọng của rất nhiều người nghèo (86%) bởi mức cho vay 15 triệu đồng hiện tại là khá hạn hẹp, nửa chừng, khó có thể giúp người nghèo sử dụng nguồn vốn hiệu quả, cải thiện kinh tế để “vượt nghèo”.

Cuối cùng, người nghèo mong nhà nước sẽ có nhiều hơn chính sách hỗ trợ về giáo dục. Người dân cho biết, học phí chỉ đóng một phần nhỏ trong những chi phí mà gia đình phải bỏ ra cho con, em họ đến trường. Vẫn có vô số

Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 80

khoản mà học sinh phải chi không kê được, các khoản chi này tăng dần lên đối với từng cấp học và ở mức cao nhất là bậc cao đẳng, đại học.

Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 81

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Công tác giảm nghèo ở huyện Thuận Thành là một trong những thực trạng giảm nghèo phổ biến ở nông thôn.

So với các huyện khác trong tỉnh, CTGN huyện Thuận Thành có phần thuận lợi hơn các khu vực khác bởi đây là khu vực tiềm năng kinh tế, huyện giáp ranh với Hà Nội, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương, thuận lợi cho giao thương. Các khu công nghiệp đang được mở rộng, tạo nhiều công ăn, việc làm cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Đây là tiền đề cho sự phát triển lâu dài của người nghèo. Hơn thế nữa, chính quyền các cấp luôn quan tâm tới công tác giảm nghèo, tạo điều kiện để công tác được triển khai hiệu quả. Thêm vào đó, công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành còn có sự tham gia nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể liên quan trong việc hỗ trợ triển khai, tuyên truyền chính sách, chương trình giảm nghèo.

Bên cạnh những ưu điểm, CTGN ở đây vẫn một số hạn chế cần khác phục như: Tỷ lệ tái nghèo cao, tốc độ giảm nghèo ở các địa phương không đều; một số chính sách hỗ trợ không hiệu quả, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân như: chính sách dạy nghề, chương trình hỗ trợ tính dụng.

Với những ưu điểm và hạn chế trên, công tác giảm nghèo ở huyện Thuận Thành cần có có sự đánh giá hiệu quả của các chính sách, chính sách nào hiệu quả cao, phù hợp với hoàn cảnh địa phương thì tiếp tục phát huy, chính sách nào chưa hiệu quả thì cần nghiên cứu tìm phương hướng cải thiện, nếu không thì cắt bỏ, tạo sự thông thoáng trong chính sách để CTGN được phát huy hiệu quả toàn diện.

Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 82

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN THUẬN THÀNH TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)