2. Vấn đề nghèo trên thế giới
2.2. Nguyên nhân dẫn tới nghèo trên thế giới
Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân của tình trạng nghèo. Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới tình trạng nghèo nhất là nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội. Nó cũng không phải là nguyên nhân thuần tuý về mặt kinh tế hoặc do thiên tai địch hoạ. Ở đây nguyên nhân của tình trạng nghèo là có sự đan xen, thâm nhập vào nhau của cái tất yếu lẫn cái ngẫu nhiên, cái cơ bản và cái tức thời, cả nguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, tự nhiên lẫn kinh tế -xã hội.
Thực tế đã cho thấy, nghèo trên thế giới bắt nguồn từ không ít nguyên nhân, trong đó phải kể đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nay vẫn đeo đuổi nhiều nước, đặc biệt các nước phát triển trong đó có Mỹ. Thêm vào đó, khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng đang phải đối mặt với khủng hoảng nợ công nên buộc phải áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng” làm ảnh hưởng
Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 30
đến các vấn đề an sinh xã hội, khiến tình trạng thất nghiệp càng trở nên trầm trọng và cũng có tác động không nhỏ đến phần còn lại của thế giới.
Nguyên nhân quan trọng nữa phải kể đến là giá lương thực trên thế giới tăng cao. Dân số thế giới gia tăng trong khi sản xuất lương thực chỉ đủ cho 7 tỷ người ăn mà chẳng có dư thừa, nên bất cứ biến động nào như thiên tai, lũ lụt, hạn hán khiến sản lượng giảm, đều có thể làm lương thực tăng giá. Đó là chưa kể quá trình đô thị hoá đang tăng tốc khiến đất đai canh tác ở nhiều nước ngày càng bị thu hẹp, trong khi đầu tư cho nông nghiệp vẫn chưa được chú trọng đúng mức.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến nghèo trên thế giới được liệt kê ra là chiến tranh, cơ cấu chính trị (thí dụ như chế độ độc tài, các quy định thương mại quốc tế không công bằng), cơ cấu kinh tế (phân bố thu nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có thể trả tiền được), thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch bệnh, dân số phát triển quá nhanh và không có bình đẳng nam nữ.
Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo tương đối là thất nghiệp và thiếu việc làm. Ngoài ra những yếu tố nguy hiểm khác là phân bố thu nhập quá mất cân bằng, thiếu giáo dục và bệnh tật mãn tính.
Cho đến thế kỷ 19 sự nghèo nàn phần lớn không được xem như là có nguyên nhân từ xã hội mà là do lỗi lầm cá nhân hay "trời muốn". Cùng với công nghiệp hóa và các tranh cãi chung quanh "câu hỏi xã hội" tại châu Âu, quan điểm cho rằng hiện tượng nghèo nàn phổ biến là kết quả của sự thất bại của thị trường và có thể được làm giảm thiểu bằng các biện pháp quốc gia. Thí dụ như ở Liên hiệp Anh, việc chống nghèo chính là khởi điểm của một
Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 31
chính sách xã hội hiện đại. Thế nhưng trong thời gian gần đây hiệu quả của việc chống nghèo bằng chính sách xã hội tại nhiều nước công nghiệp đã bị đặt câu hỏi vì nhiều hình thức nghèo mới xuất hiện.