Các vai trò của nhân viên xã hội với công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 (Trang 25 - 28)

1. Các khái niệm

1.6. Các vai trò của nhân viên xã hội với công tác giảm nghèo

Nhân viên xã hội có thể có nhiều vai trò, trong công tác giảm nghèo, một nhân viên xã hội có các vai trò chủ sau:

- Nhân viên xã hội đóng vai trò xúc tác.

Chất xúc tác luôn được hiểu là để gây ra sự tác động lên một quá trình làm cho quá trình đó diễn ra một cách nhanh chóng theo hướng tích cực. Trong công tác giảm nghèo, nhân viên xã hội cũng cần như một chất xúc tác, dựa trên những hành động phù hợp và có sự chọn lọc, sự tính toán kỹ càng, nhân viên xã hội trợ giúp cho thân chủ hoàn thành nhiệm vụ, giúp công tác giảm nghèo được thực hiện nhanh hơn.

Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 22

- Nhân viên xã hội đóng vai trò là nhà giáo dục.

Điều mà tất cả những người dân trong cộng đồng cần biết đó là có được sự nhận thức mới, sự giác ngộ trong hành động, phân tích được các tình trạng và bối cảnh xã hội mà họ đang sống, tìm ra được nguyên nhân của vấn đề, đó là mong muốn của người dân mà chỉ nhân viên xã hội mới có thể đáp ứng được dưới vai trò là nhà giáo dục.

Nhân viên xã hội cần phải hướng dẫn người nghèo trong cộng đồng tham gia vào các tiến trình để giải quyết các vấn đề của mình, sự tham gia một cách có hiểu biết và theo tinh thần tự nguyện thực hiện GN chính là mục đích trong hoạt động giáo dục trong công tác GN.

Ngoài ra, nhân viên xã hội trong lĩnh vực GN còn có vai trò trợ giúp tất cả các thành viên trong cộng đồng tham gia vào việc xác định ảnh hưởng của nghèo đến đời sống xã hội, từ đó giúp cộng động chủ động tham gia, trợ giúp công tác giảm nghèo tại cộng đồng.

Để làm được điều này, nhân viên xã hội có thể tổ chức các buổi giao lưu cộng đồng, các buổi hội thảo… để tiếp xúc với cộng đồng và trong các buổi đó nhân viên công tác xã hội cần sử dụng các phương pháp tuyên truyền về công tác giảm nghèo một cách thuyết phục tới cộng đồng.

- Nhân viên công tác xã hộicùng với người nghèo lập kế hoạch.

Nhân viên xã hội không phải là người lập ra kế hoạch sau đó đưa cho người dân thực hiện mà ở đó nhân viên công tác xã hội cùng với người nghèo bàn bạc và đưa ra kế hoạch thực hiện cho phù hợp, lúc này nhân viên xã hội là người tham mưu, giúp người nghèo vạch ra những kế hoạch cụ thể, khoa học

Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 23

để thoát nghèo, cũng như tham gia các chương trình giảm nghèo tại địa phương một cách có hiệu quả.

- Nhân viên xã hội đóng vai trò là người kết nối.

Là cầu nối giữa người nghèo, cộng đồng nghèo với các nguồn hỗ trợ. Trong công tác giảm nghèo, việc thu hút được nguồn lực từ bên ngoài trên cơ sở phát huy hết các nguồn nội lực để phát triển, vươn lên thoát nghèo là một cách thức đúng đắn và mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội liên kết để kết nối giữa những người dân trong cồng đồng với nhau tạo ra sự đoàn kết, cùng nhau thoát nghèo.

- Nhân viên xã hội là người huấn luyện

Điều người dân nghèo cần thiết là có được nhận thức mới, hiểu được thực trạng bản thân đang sống, tìm ra được nguyên nhân, các vấn đề để có ý thực vươn lên thoát nghèo. Tránh tư tưởng ỷ lại vào xã hội, ỷ lại vào người khác giúp đỡ.

Nhân viên xã hội còn phải là người tổ chức các lớp huấn luyện bồi dưỡng nhóm nòng cốt của cộng đồng, là người huấn luyện, tác viên phát triển, phải là người làm mẫu, huấn luyện các kĩ năng và cách làm cụ thể để người nghèo dễ học hỏi và làm theo. Nhân viên xã hội phải có các kỹ năng tổ chức các lớp tập huấn, sử dụng các phương pháp thông tin huấn luyện khác nhau bằng lời nói, chữ viết, hình ảnh để có thể cho truyền đạt cho người nghèo một cách dễ hiểu nhất.

Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 24

- Nhân viên công tác xã hội là người nghiên cứu.

Nhân viên xã hội là người cùng với nhóm nòng cốt tìm hiểu, khảo sát và phân tích đặc điểm, tình hình và nhu cầu của người nghèo trong cộng đồng, giúp cộng đồng chuyển những phân tích, nghiên cứu được các chính sách cho phù hợp với tình hình của địa phương. Để từ đó có những biện pháp giúp đỡ người nghèo trong cộng đồng sao cho phù hợp và đưa ra được các chương trình hành động cho phù hợp và cụ thể.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập hiện nay, những thách thức từ các vấn đề xã hội ngày càng lớn và chúng ta chỉ có thể phát triển được một cách bền vững khi kiểm soát được các vấn đề xã hội theo hướng tích cực nhất.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)