Đánh giá công tác giảm nghèo năm 2013

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 (Trang 75 - 82)

2. Thực trạng công tác giảm nghèo huyện

2.3. Đánh giá công tác giảm nghèo năm 2013

Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 72

Bảng 2.7. Kết quả sự tham gia của người nghèo trong các chương trình giảm nghèo.

Tên chương trình, chính sách giảm nghèo Tỷ lệ (%) Hỗ trợ người nghèo vay vốn từ ngân hàng chính sách 43

Hỗ trợ/miễn giảm học phí. 100

Hỗ trợ về y tế 77

Trợ giúp người nghèo xây nhà ở 7

Dạy nghề, phát triển sản xuất. 12

Hỗ trợ các dịp lễ, tết. 100

Trợ cước sinh hoạt (tiền điện) 50

(nguồn: số liệu điều tra)

Xét một cách tổng quan, hầu hết người nghèo được tham gia các chương trình, chính sách giảm nghèo đang triển khai trên địa bàn, như 100% các hộ được tham gia chương trình hỗ trợ/miễn giảm học phí, hỗ trợ các dịp lễ, tết và trợ cước sinh hoạt (tiền điện). Tuy nhiên, chỉ có một số ít các hộ được tham gia chương trình trợ gúp xây nhà ở (7%).

Khi hỏi những chủ hộ không tham gia chương trình giảm nghèo ở trên về nguyên nhân mà họ không tham gia, thu được kết quả như sau:

Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 73

Biều đồ 2.3. Nguyên nhân không tham gia chương trình giảm nghèo.

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu là người nghèo thấy không cần thiết nên không tham gia.

Một chủ hộ không tham gia chương trình hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho biết

Hay một ý kiến khác về chương trình dạy nghề như sau:

18%

3%

11% 68%

Không thuộc diện tham gia

Không có thông tin không đủ điều kiện Không cần thiết

“Số tiền vay được thì ít, chẳng thế làm gì được. Đã vậy, muốn vay được còn qua đủ mọi thủ tục. Tốt nhất là không vay.”

Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 74

Từ những ý kiến đánh giá trên, có thể thấy rằng một số chính sách như hỗ trợ vay vốn và dạy nghề vẫn chưa có giá trị thực tiễn cao để thu hút sự tham gia của người dân.

2.3.2. Khó khăn và thuận lợi khi tham gia chương trình giảm nghèo. 2.3.2.1. Những khó khăn.

Bảng 2.7. Những khó khăn khi tham gia chương trình giảm nghèo.

Những khó khăn Tỷ lệ (%)

Thời gian triển khai và nhận hỗ trợ lâu 57

Chính sách còn nhiều điểm chưa phù hợp với bản thân 43 Thủ tục rườm rà, cách thức làm việc chưa đổi mới. 29

Cán bộ chính sách chưa nhiệt tình 9

Chưa được giải thích rõ về các chính sách 62

(Nguồn: Số liệu điều tra) “Dạy nghề ở xã toàn những nghề chẳng có tác dụng gì. Dạy may, dạy nấu ăn thì cô cần gì phải học. Mấy cái nghề vô bổ đấy thì làm sao mà nuôi sống gia đình được hả cháu? Tốn thời gian, thà rằng chẳng học còn hơn.”

Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 75

Từ bảng 2.7, có thể thấy rằng 2 khó khăn lớn nhất mà người nghèo gặp phải trong quá trình tham gia đó là chưa được giải thích rõ về các chính sách cùng với thời gian triển khai và nhận hỗ trợ lâu. Điều này cho thấy, công tác tuyên truyền, tư vấn cho người dân về nội dung các chương trình, chính sách giảm nghèo vẫn chưa tốt. Thực tế có rất nhiều hộ nghèo do không có đầy đủ thông tin về các chính sách, chương trình giảm nghèo nên không phát huy được tối đa nguồn lực của chương trình.

Vấn đề sự “nhiệt tình” của cán bộ chính sách được người dân đánh giá với tỷ lệ khá khiêm tốn là 9%. Đây là một trong những điểm tích cực của cán bộ chính sách huyện Thuận Thành.

2.3.2.2. Những thuận lợi.

Bảng 2.8. Những thuận lợi khi tham gia chương trình giảm nghèo.

Những thuận lợi Tỷ lệ (%)

Dễ dàng tiếp cận với chính sách 66

Được cung cấp nhiều thông tin về chương trình/chính sách 43

Được tạo điều kiện tham gia chính sách 77

Cán bộ chính sách nhiệt tình giúp đỡ 35

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Đa số người nghèo ý kiến rằng họ dễ dàng tiếp cận với các chính sách (66%) và họ được tạo điều kiện để tham gia chương trình giảm nghèo (77%). Đây là một đánh giá có tính tích cực về công tác GN.

Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 76

Hay những ý kiến đánh giá khác về chương trình hỗ trợ giáo dục của một chủ hộ cận nghèo là phụ nữa đơn thân nuôi con.

Tuy nhiên, nhân tố “sự nhiệt tình” của cán bộ chính sách chưa được người dân đánh giá cao (35%). Kết hợp với những kết quả thu được ở bảng 2.7. Ta có thể nhận định rằng cán bộ chính sách xã, huyện dù không gây khó khăn, nhưng cũng không quá tận tình giúp đỡ người nghèo tham gia chương trình giảm nghèo.

2.3.3. Hiệu quả các chương trình giảm nghèo.

Biểu đồ 2.4. Người nghèo đánh giá kết quả chương trình giảm nghèo.

(Đơn vị: %)

“Cứ hết hạn thẻ bảo hiểm, chú ra nhà bác trưởng thôn là được nhận thẻ mới ngay.”

(Nam chủ hộ tham gia khảo sát tâm sự)

“Con trai chị đang học tiểu học, may mà kỳ nào cũng được nhận trợ cấp. Không thì mình chị cũng khó mà nuôi nó ăn học được.”

Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 77

(Nguồn: số liệu điều tra)

Một nửa người nghèo đánh giá các chương trình giảm nghèo có hiệu quả ở mức bình thường (50%). Và số người đánh giá hiệu quả ở mức “tốt” gần gấp đôi số người đánh giá ở mức “chưa tốt”. Điều này cho thấy, đa số các chương trinh/chính sách trong CTGN đã được triển khai và đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn có trên 10% người dân đánh giá “chưa tốt”.

Khi được hỏi về lý do để đưa ra đánh giá trên, các ý kiến tập trung vào các lý do sau:

 Chiếm 30% ý kiến nói rằng: chính sách hỗ trợ xây nhà ở, chính sách hỗ trợ giáo dục và chính sách hỗ trợ các dịp lễ, tết rất có ý nghĩa, rất thiết thực. 33% 50% 17% Tốt Bình thường Chưa tốt

Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 78

 55% ý kiến cho biết: các chính sách hỗ trợ về y tế, hỗ trợ cước sinh hoạt hàng tháng là có ích, nhưng mức trợ cấp thấp nên hiệu quả chưa cao trong cuộc sống.

 15% ý kiến cho rằng: Chính sách dạy nghề và chính sách hỗ trợ ưu đãi vay vốn từ ngân hàng tín dụng chưa thiết thực, không hiệu quả.

Về kết quả đạt được của những hộ nghèo sau khi tham gia chương trình giảm nghèo năm 2013.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)