Lý thuyết chức năng

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 129 - 146)

- Đó là tổng hợp những nhóm khác nhau chiếm một vị trí đặc thù trong cơ cấu giai cấp xã hội, giữa giai cấp tư sản và gia

2.Lý thuyết chức năng

Khi tất cả các thành phần trong xã hội thực hiện tốt chức năng của mình thì sẽ có trật tự xã hội.

Mỗi thành phần trong xã hội có những chức năng đặc thù và chúng phối hợp với nhau hài hòa để phục vụ cho sự ổn định của toàn xã hội.

ở cấp độ cá nhân, nếu chúng ta thực hiện tốt các vai

trò của mình trong một nhóm thì cũng có trật tự xã hội.

xiIi. Kiểm soát xã hội (Social Control) a. Khái niệm

Kiểm soát xã hội là sự bố trí các chuẩn mực, các giá trị cùng những chế tài để ép buộc việc thực hiện chúng.

b. Đặc điểm của kiểm soát xã hội

Sự kiểm soát sẽ khuôn các hành vi của các cá nhân, các nhóm vào các khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận là đúng, cần phải làm theo.

Kiểm soát xã hội sẽ dùng các chế tài tiêu cực đẩy các hành vi lệch lạc vào khuôn phép hay vào trật

8/2004

Kiểm soát xã hội được thực hiện thông qua các thiết chế xã hội như: gia đình, tôn giáo, chính trị, kinh tế, giáo dục,...

Chức năng của kiểm soát: tạo ra những điều kiện cho sự bền vững đồng thời duy trì sự ổn định và trật tự xã hội song song với việc tạo ra những thay đổi mang tính chất hợp lý và tích cực.

Cá nhân tiếp nhận cơ chế kiểm soát xã hội thông qua quá trình xã hội hóa, khi cá nhân thu nhận những giá trị và chuẩn mực xã hội.

Kiểm soát xã hội có mặt ở khắp mọi nơi trong đời sống văn hóa xã hội và luôn luôn tác động đến sự lựa chọn hành vi của các cá nhân và các nhóm.

Công cụ kiểm soát:

- Sự cô lập hoàn toàn

- Sự hạn chế giao tiếp, quản chế - Sự cải tạo, phục hồi.

8/2004

Sự kiểm soát chính thức được thực hiện bởi những tổ chức với các quy định, luật lệ.

Các dạng tổ chức thực hiện việc kiểm soát xã hội:

- Cơ quan thi hành pháp luật như: công an, tòa án, viện kiểm soát, nhà tù,...

Kiểm soát xã hội được thực hiện ở mọi tổ chức xã hội bình thường khác.

Kiểm soát chính thức thường định hướng đến những văn bản hiến pháp, pháp luật hoặc dưới luật đã có hiệu lực.

Trình tự của kiểm soát chính thức:

- Xem xét hành vi có vi phạm quy tắc, chuẩn mực hay không.

- Nếu hành vi vi phạm  dùng các biện pháp cưỡng chế  trở lại khuôn phép hoặc phạt hành vi đó.

8/2004

Các dạng kiểm soát không chính thức

1. Các lợi ích XH về dân chủ, về việc làm, về cơ hội thăng tiến, hoặc đơn giản là nụ cười hay cái gật đầu tán thưởng, đồng tình

2. Sự trừng phạt bao gồm sự phê phán, sự đe dọa về tinh thần và thể xác. Những sự trừng phạt này sẽ tạo ra sức ép trực tiếp làm chấm dứt ngay hành vi lệch lạc.

3. Sự thuyết phục cũng là một cách ngăn chặn và đẩy kẻ lệch lạc vào khuôn phép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xiv. Di động xã hội a. Khái niệm

Di động xã hội còn gọi là sự cơ động xã hội hay sự dịch chuyển xã hội, là khái niệm xã hội học dùng để chỉ sự chuyển động của những cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội.

 Di động xã hội liên quan đến sự vận động của con người từ một vị trí xã hội này đến vị trí xã hội khác trong hệ thống phân tầng xã hội.

8/2004

b. Hình thức của di động xã hội

Di động theo chiều ngang:

Là sự vận động của cá nhân giữa các nhóm xã hội, giai cấp xã hội tới một vị trí ngang bằng về xã hội.

Trong các xã hội hiện đại, di động ngang cũng phổ biến, liên quan đến sự di chuyển địa lý giữa các khu vực, các thị trấn, thành phố hoặc các vùng.

Di động theo chiều dọc:

chỉ sự vận động của các cá nhân giữa các nhóm xã hội, giai cấp xã hội tới vị trí, địa vị xã hội có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn.

Biểu hiện: sự thăng tiến, đề bạt, miễn nhiệm, rút lui, lùi xuống, thất bại.

8/2004

Getard O Donnell

Di động được sự bảo trợ:

đạt được địa vị cao bởi nguyên nhân hoàn cảnh gia đình hoặc yếu tố khác không trực tiếp liên quan đến khả năng hoặc sự nỗ lực, cố gắng.

Di động do tranh tài:

đạt được địa vị cao trên cơ sở của sự nỗ lực và tài năng.

Di động cơ cấu

Là sự di động xã hội với tư cách là kết quả của sự thay đổi trong quá trình phân phối các địa vị trong xã hội.

Di động trao đổi

Trong dạng di động này, một số người thăng tiến thay vào vị trí của một số khác di động xuống, kết quả tạo nên sự cân bằng cơ cấu xã hội.

8/2004

Di động giữa các thế hệ

Thế hệ con cái có địa vị cao hơn hoặc thấp hơn so với địa vị của thế hệ cha mẹ của họ.

Di động trong thế hệ

Một người thay đổi vị trí nghề nghiệp, nơi cư trú trong cuộc đời làm việc của mình, có thể thấp hơn hoặc cao hơn người cùng thế hệ mình.

C. Những yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội

Điều kiện kinh tế xã hội: tùy thuộc vào sự phát triển của xã hội ra sao mà di động xã hội diễn ra ít hoặc nhiều.

Trình độ học vấn: tác động mạnh nhất đến sự di động xã hội

Giới: trong đời sống xã hội vẫn còn có nhiều phân biệt giữa nam và nữ về những khía cạnh khác nhau. Nhìn chung sự di động của nữ thường thấp hơn nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8/2004

Nơi cư trú: cơ may di động đối với cá nhân sống ở đô thị cao hơn những cá nhân cư trú ở vùng nông thôn, vùng xa, vùng cao.

Yếu tố khác: thành phần xuất thân, thâm niên công tác, lứa tuổi, tôn giáo, triển vọng di động cá nhân.

xv. Văn hóa

a. Khái niệm

Theo các nhà triết học: “văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội và đặc trưng cho trình độ đạt được trong sự phát triển lịch sử xã hội”

Tylor: “văn hóa là toàn bộ phức hợp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và các khả năng khác cùng tập quán do con người thu nhập được với tư cách là tập đoàn xã hội”

8/2004

Dưới góc độ xã hội học, văn hóa là sản phẩm của con người, là cách quan niệm cuộc sống, tổ chức cuộc sống và sống cuộc sống ấy. Văn hóa là để đáp ứng những nhu cầu nhất định của con người, là “mức độ con người hóa” chính bản thân mình và tự nhiên. Theo cách này, văn hóa đặc trưng cho một xã hội nhất định và đem lại diện mạo, bản sắc riêng của nó.

Tóm lại, văn hóa có thể được xem như hệ thống

Các giá trị, chân lý, các chuẩn mực và mục tiêu mà con người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và trải qua thời gian.

B. Các thành tố của văn hóa

1. Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 129 - 146)