Chức năng các tổ trong phân xưởng – Quản lý dây chuyền:

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tế tại xí NGHIỆP dược (Trang 29 - 31)

3. Hoạt động của các phân xưởng sản xuất, tổ chức, quản lý dây chuyền sản xuất theo GMP.

3.3.Chức năng các tổ trong phân xưởng – Quản lý dây chuyền:

Theo như sơ đồ tổ chức tại xưởng Non Beta Lactam dưới sự giám sát của Quản Đốc, các tổ bao gồm: Pha chế, Dập viên – Đóng nang – Bao phim, Sủi bọt, Ép vỉ/Gói, Đổ chai – Đóng gói và Văn phòng. Mỗi tổ đều chịu sự quản lý của tổ trưởng và các KSV chịu trách nhiệm trong khâu của từng tổ.

Trong quá trình sản xuất, ngoài việc đảm bảo nghiêm ngặt các chỉ tiêu GMP- WHO, các tổ trưởng cũng như KSV sẽ thường xuyên kiểm tra cả nguyên liệu lẫn nhân lực, máy móc được theo dõi kỹ càng và bảo trì theo thời hạn. Tại một số phòng sản xuất, người công nhân được trang bị thêm cân để theo dõi khối lượng thuốc có đủ đáp ứng nhu cầu đã đưa ra hay không.

Bên cạnh đó, nhân viên phòng kiểm nghiệm IPC cũng sẽ thường xuyên lấy mẫu của tất cả các phòng để giám định chất lượng cũng như yêu cầu của từng sản phẩm thuốc.

Trước khi chuyển sản phẩm hay nguyên liệu từ tổ này sang tổ khác để tiếp tục quy trình, sản phẩm hay nguyên liệu đạt yêu cầu chất lượng mới được tiếp tục, quá trình này góp phần phát hiện các lỗi hoặc sự cố sớm nhât có thể để hạn chế tối đa sai sót của sản phẩm cuối cùng. Ví dụ: bột nguyên liệu sau khi sấy từ tổ pha chế nếu không đáp ứng đủ điều kiện độ ẩm sẽ bị trả về mà không được ép gói tại tổ sủi bọt.

1 Nhận xét chung:

Dây chuyền sản xuất cũng như quản lý vô cùng chặt chẽ tạo điều kiện cho công tác kiểm tra cũng như đảm bảo chất lượng của thuốc.

Hoạt động, cách tổ chức, quản lý mang tính chuyên nghiệp cao. Các phân xưởng đã hoàn toàn đáp ứng đủ yêu cầu GMP-WHO.

Người công nhân có tinh thần trách nhiệm cao, hiểu rõ tầm quan trọng trong từng khâu sản xuất nhằm tránh những lỗi trong lúc thực hiện.

Tuy nhiên, vì quá trình sản xuất là theo nguyên tắc một chiều, do đó sẽ có thể xảy ra một số vấn đề không mong muốn như có tổ sẽ không có nguyên liệu để tiến hành nếu khâu sản xuất của tổ trước đó gặp phải lỗi trong sản xuất.

Ngoài ra, do công nghệ phát triển, quá trình sản xuất đa số đều sử dụng các máy móc hiện đại, đòi hỏi người công nhân phải không ngừng học hỏi để có hiểu biết nhất định trong quá trình vận hành, và bên cạnh đó phải theo dõi sản phẩm thường xuyên để phát hiện lỗi và kịp thời điều chỉnh hạn chế tối đa việc hao hut hay lãng phí nguyên liệu, tiết kiệm thời gian và đạt năng suất cao nhất trong sản xuất.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tế tại xí NGHIỆP dược (Trang 29 - 31)