Rửa, phân loại và ngâm

Một phần của tài liệu Tiểu luận rau quả tìm hiểu quy trình sản xuất cơm dừa nạo sấy (Trang 31 - 33)

Hình 2.10. Công đoạn rửa

Mục Đích: Rửa nhằm làm sạch dừa, loại bỏ bụi bẩn tạp chất và một phần vi sinh vật bề mặt.

Phân loại: nhằm kiểm tra, loại bỏ tạp chất hay những miếng dừa không đạt yêu cầu giúp cho nguyên liệu đồng nhất không ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp thiết bị hoạt động ổn định.

Cách Tiến Hành: Nguyên liệu sau khi tiếp nhận sẽ được công nhân chuyển lên vít tải đưa vào thiết bị rửa. Tại đây cơm dừa sẽ được rửa sạch những tạp chất bám trên bề mặt bằng nước đã qua xử lý. Nhiệt độ của nước rửa cơm dừa ở nhiệt độ bình thường. Nước rửa cơm dừa được bơm hồi lưu sử dụng lại nhiều lần trong suốt một ca sản xuất (8 tiếng), đồng thời một lượng nước sạch mới cũng được bổ sung thêm vào bồn chứa nước hồi lưu một cách liên tục để đảm bảo đủ nước cung cấp cho thiết bị . Khi kết thúc mỗi ca sản xuất bồn chứa nước rửa dừa sẽ được xã bỏ và bơm nước mới vào cho ca sản xuất sau.

Sau khi đi qua thiết bị rửa, cơm dừa được chuyển lên băng tải, tại đây công nhân tiến hành lựa chọn và phân loại dừa không đạt yêu cầu (dừa chưa đủ độ già < 11 tháng tuổi, không có màu sắc sắc và mùi thơm tự nhiên, dừa có mùi ôi chua, dừa còn vỏ lụa). Việc kiểm tra độ già của cơm dừa được thực hiện bằng phương pháp cảm quan là dùng đầu ngón tay bấm vào cơm dừa, nếu cơm dừa mềm tức là dừa không đạt, dừa chưa đủ tuổi.

Dừa bị sẫm màu do enzyme polyphenol tác dụng với kim loại (quá trình gọt vỏ cám dùng dao bằng kim loại mà trong vỏ cám lại chứa nhiều enzyme polyphenol) và dừa còn sót vỏ cám thì được phân riêng. Dừa bị sẫm màu và dừa mềm thì chứa cùng một sọt còn dừa cứng nhưng sót vỏ thì dựng một sọt riêng.

Đối với nguyên liệu dừa mềm sở dĩ ta phải loại bỏ là do hàm lượng béo trong nguyên liệu kém, cơm dừa sau khi ngâm nước không thể có trạng thái cứng như cơm dừa đủ tuổi như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của máy xay do đó cần được loại bỏ trong quá trình sản xuất cơm dừa nạo sấy.

Dừa sau khi phân loại đạt yêu cầu được chứa trong các sọt nhựa và chuyển đến bồn ngâm được ngâm nước trong các bể chứa từ 2-4h.

Đối với phần cơm dừa đủ tuổi > 11 tháng thì sau khi ngâm nước khoảng 8 tiếng (lúc cơm dừa hút đủ nước) thì sẽ cứng, dễ bẻ gãy và có hiện tượng tự gãy nức đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình xay nhỏ cơm dừa về sau.

Các nguyên liệu không đạt yêu cầu cho vào bao PP trả cho nhà cung cấp, hoặc được công ty mua lại với giá thấp hơn để sản xuất dầu dừa, trường hợp cơm dừa còn dính ít vỏ lụa (các miếng dừa bông) thì sau khi phân loại hết lô hàng (để tránh ứ đọng lô hàng) thì được công nhân gọt sạch lại và đưa vào sản xuất.

Yêu Cầu:

Đối với nước rửa: Rửa bằng nguồn nước sạch, Chlorine không quá 5ppm. Nhiệt độ nước bình thường.

Đối với cơm dừa: Cơm dừa sau khi rửa và phân loại phải đủ độ già, có màu trắng tự nhiên, không lẫn cơm dừa chưa đủ tuổi,vỏ cám, dừa ôi chua có bã mặt, mùi lạ. Dừa sau khi ngâm mộng nước phải được đưa vào sản xuất ngay, không ngâm quá lâu sẽ bị ôi, chua.

Thiết bị rửa

Cấu tạo:

Có dạng máng hở đặt nghiêng khoảng 300 . Một vít tải lớn với cánh vít đột lỗ xuyên suốt theo chiều dài máng, phần trên máng có cố định các vòi phun nước. Đáy máng có tấm lưới để nước rửa cuốn theo cặn bẩn thoát ra. Nước rửa được hứng lại vào

một bể chứa đặt dưới máy, bể chứa chia làm 2 phần, ngăn với nhau bằng 1 vách lưới. Nước rửa vào ngăn 1 các căn bẩn bị ngăn lại ở đây , ngăn thứ 2 đặt đường ống hút. Để đảm bảo đủ lượng nước hoàn lưu, nước sạch được bơm thêm vào ngăn thứ 2. Máy đặt cố định gần cửa nạp liệu để hứng nguyên liệu chuyển vào từ vít tải bên ngoài.

Nguyên lý làm việc: Nước rửa được phun liên tục vào máng lượng nước phun vào và thoát ra được điều chỉnh để trong máng luôn có nước ở đáy máng. Vít tải sẽ vận chuyển cơm dừa đi lên sự ma sát giữa cơm dừa với nhau, với cánh đột lỗ của vít tải kết hợp với nước phum trực tiếp lên vít tải rữa trôi cặn bã bám trên cơm dừa. đến cuối vít tải cơm dừa rơi vào băng tải lựa, để công nhân tiến hành lựa cơm dừa.

Hình 2.11. Thiết bị rửa dừa

Một phần của tài liệu Tiểu luận rau quả tìm hiểu quy trình sản xuất cơm dừa nạo sấy (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w