công ty TNHH SX TM DV Nguyễn Gia Nguyễn..
2.2.1 Tình hình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH – SX – TM – DV Nguyễn Gia Nguyễn. TNHH – SX – TM – DV Nguyễn Gia Nguyễn.
Bảng 2.3 Bảng kim ngạch xuất nhập khẩu trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014 Đơn vị tính: USD
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nhập khẩu 395,610 410,570 503,160
Xuất khẩu 173,240 189,523 203,916
Tổng 568,850 600,093 707,076
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp cơ cấu dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu từ 2012 - 2014 Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giao nhận hàng nhập 69.55 68.42 71.16
Giao nhận hàng xuất 30.45 31.58 28.84
Tổng 100 100 100
( Nguồn: Phòng Kế toán)
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Hàng nhập 70% Hàng xuất 30% 2012 Hàng nhập 68% Hàng xuất 32% 2013 Hàng nhập 71% Hàng xuất 29% 2014
Nhận xét
Qua Bảng 2.3 và Biểu đồ 2.2 ta thấy tỷ lệ dịch vụ giao nhận hàng nhập có sự biến động nhẹ trong thời kỳ từ năm 2012 – 2014, tỷ lệ giao nhận hàng nhập giảm nhẹ trong năm 2013 so với năm 2012, cụ thể từ 69.55 % xuống 68.42 %, tức giảm 1.13 %, đến năm 2014, tỷ lệ giao nhận hàng nhập khẩu cũng tăng nhưng không đáng kể so với thời kỳ 2013/2012, tăng từ 68.42 % năm 2013 lên 71.16 % năm 2014, tương ứng tăng 2.74 %. So với tỷ trọng giao nhận hàng xuất khẩu, thì tỷ trọng giao nhận hàng nhập khẩu tại doanh nghiệp có tỷ trọng lớn hơn nhiều, gần như là gấp đôi. Thông thường trình tự giao nhận hàng nhập sẽ trải qua nhiều công đoạn hơn so với dịch vụ giao nhận hàng xuất nên phí giao nhận hàng nhập nhận được sẽ cao hơn phí giao nhận hàng xuất.
Bảng 2.5 Bảng Tổng doanh thu về dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu
Đơn vị tính: 1000 Đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ % chênh lệch
2013/2012 2014/2013 Tổng DT 2,457,120 2,613,978 3,052,693 6.4 16.8 Hàng FCL 1,788,354 1,963,780 2,376,510 9.8 10.8 Hàng LCL 668,766 650,198 676,183 (2.78) 4.0 (Nguồn: Phòng Kế toán) Nhận xét:
Ta thấy tổng doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu qua các năm đều tăng, tăng cụ thể là 156,867 nghìn đồng từ năm 2012 đến năm 2013, tức tăng 6.4 %, và từ năm 2013 đến năm 2014 tổng doanh thu tăng 438,706 nghìn đồng, tức 16.8 %, so với giai đoạn 2013/2012 thì giai đoạn 2014/2013 có mức tăng đãng kể hơn về mặt doanh thu, gấp hơn 2.5 lần. Trong nguồn doanh thu này thì nguồn doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng nhập FCL chiếm tỷ trọng lớn hơn hàng LCL, và là nguồn doanh thu chính từ dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu của doanh nghiệp, bởi vì phí dịch vụ hàng FCL cao và thủ tục nhanh hơn, tỷ lệ doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng nhập FCL cũng có xu hướng tăng từ năm 2012 – 2014, cụ thể tăng
175,426 nghìn đồng từ năm 2012 đến năm 2013 và mức tăng cao hơn từ năm 2013 đến năm 2014, tăng 412,730 nghìn đồng, tăng từ 9.8 % giai đoạn 2013/2012 lên 10.8 % giai đoạn 2014/2013. Một lý do lý giải việc tỷ lệ giao nhận hàng nhập FCL tăng là do lượng hàng nhập của khách hàng ngày càng lớn. Qua bảng trên, cho thấy những tín hiệu khả quan cho dịch vụ giao nhận hàng nhập FCL là một mảng triển vọng, đóng góp vào doanh thu chính cho dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu tại công ty Nguyễn Gia Nguyễn. Còn đối với hàng LCL thì có mức biến động ngược lại trong thời kỳ 2102 – 2013, sản lượng giao nhận hàng LCL có mức giảm 18,568 nghìn đồng, tương ứng giảm 2.78 %, nhưng sau đó, sản lượng giao nhận hàng LCL đã có mức tăng nhẹ, tăng 25,985 nghìn đồng trong thời kỳ 2013 – 2014, tương ứng tăng 4 %.
2.2.2 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty
Sơ đồ 2.2 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)
Các bước trong quy trình giao nhận:
Bước 1 Đàm phán và ký kết hợp đồng giao nhận Chuẩn bị
Tìm kiếm khách hàng, tiến hành trao đổi những thông tin cần thiết để biết
KHAI HẢI QUAN CHO LÔ HÀNG NHẬP KHẨU NHẬN VÀ KIỂM TRA BCT ĐÀM PHÁN VÀ KÝ HĐGN ĐĂNG KÝ MỞ TỜ KHAI HẢI QUAN LẤY D/O QUYẾT TOÁN VÀ TRẢ HỒ SƠ TÍNH THUẾ VÀ NỘP THUẾ GIAO HÀNG CHO KHÁCH HÀNG THANH LÝ HẢI QUAN NHẬN VÀ KIÊM TRA HÀNG
khách hàng có những yêu cầu gì, đưa ra cách thức thực hiện hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu và thương lượng các điều khoản về giá cả, thời gian hoàn thành thủ tục nhận hàng và giao hàng cho khác hàng. Hai bên trao đổi những thông tin về lô hàng sắp nhập khẩu; tên hàng, xuất xứ, đặc điểm, ký mã hiệu, là hàng bách hóa hay hàng nguy hiểm, thời gian dự kiến hàng đến, những yêu cầu đối với hàng hóa như giấy kiểm tra chất lượng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, thực vật…..Cách thức và phương thức liên lạc và trao đổi thông tin, chuyển giao bộ chứng từ sau này giữa hai bên.
Nhận xét
Ưu điểm: Có lượng khách hàng ổn định, quen thuộc và làm việc lâu năm nên quá trình thỏa thuận, ký kết hợp đồng diễn ra nhanh chóng, rút ngắn thời gian.
Hạn chế: Đối với nhũng khách hàng mới nhận làm dịch vụ giao nhận lần đầu, phía người nhập khẩu chuẩn bị nhũng thông tin không đầy đủ, mất thời gian cho việc bổ sung, chuẩn bị thông tin đầy đủ, chi tiết để việc ký kết hợp đồng diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng.
Bước 2 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
Sau khi hai bên ký kết hợp đồng, tiến hành quy trình giao nhận, bước đầu tiên trong khâu chuẩn bị để nhận hàng là nhận bộ chứng từ có thể được gửi từ dịch vụ chuyển fax nhanh trực tiếp cho doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải ra ngân hàng để nhận được bộ chứng từ tùy vào hình thức thanh toán hợp đồng nhập khẩu. Bộ chứng từ bao gồm:
- Hóa đơn thương mại.
- Phiếu đóng gói hàng hóa. - Bảng kê chi tiết.
- Giấy chứng nhận xuất xứ.
- Bảo hiểm đơn. Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Giấy chứng nhận số lượng. - Giấy chứng nhận chất lượng. - Giấy chứng nhận trọng lượng. - Giấy chứng nhận phẩm chất. - Giấy chứng nhận vệ sinh. - Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, thực vật.
Tùy từng loạt mặt hàng, mua bán theo điều kiện thương mại nào và yêu cầu của nhà xuất nhập khẩu mà có đầy đủ tất cả các chứng từ trên hoặc không.
Việc kiểm tra bộ chứng từ nếu thanh toán theo L/C thì đối chiếu chứng từ với các chi tiết trong L/C, xem có phù hợp không, còn khi thanh toán bằng các hình thức thanh toán khác như TTR.TR, D/P… thì đối chiếu các thông tin với hợp đồng và với các chứng từ với nhau.
1. Kiểm tra vận đơn đường biển
Kiểm tra số bản gốc, tên người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông báo, thông tin cảng bốc, cảng dỡ, thông tin mô tả hàng hóa, số lượng container, điều khoản cước phí, ngày giao hàng, ngày lập B/L, người ký phát vận đơn, các điều kiện đặc biệt khác, kiểm tra vận đơn có hoàn hảo không. Đối chiếu các thông tin trên B/L có phù hợp, có thống nhất với hợp đồng và những chứng tờ khác trong bộ chứng từ.
2. Kiểm tra hóa đơn thương mại
Kiểm tra người lập hóa đơn: ai là người lập hóa đơn, người lập có thể là người thụ hưởng hay người đại diện cho bên bán.
Kiểm tra tên và địa chỉ người mua, mô tả hàng hóa, đơn giá, trọng lượng, số lượng, điều kiện giao hàng và những số liệu khác.
3. Kiểm tra chứng từ bảo hiểm
Kiểm tra loại chứng từ bảo hiểm được xuất trình có đúng hay không.
Kiểm tra tên và địa chỉ người được bảo hiểm.
Kiểm tra trị giá bảo hiểm.
Kiểm tra chứng từ bảo hiểm được ghi là bản gốc hay bản phụ.
4. Kiểm tra phiếu đóng gói
Kiểm tra tên và địa chỉ người mua, mô tả hàng hóa, đơn giá, số lượng, trọng lượng hàng, điều kiện giao hàng, hình thức đóng gói, số tiền trên hóa đơn và những dữ liệu khác.
5. Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ
Kiểm tra loại C/O , form gì, người lập C/O, thông tin người gửi hàng, người nhận hàng.
Kiểm tra thông tin liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa như: cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, tên tàu, số B/L, phải giống như chúng được thể hiện trên B/L.
Kiểm tra việc mô tả hàng hóa, số lượng, trọng lượng, ngày cấp C/O có hợp lệ không.
6. Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm định
Kiểm tra người lập chứng từ, ngày lập, thông tin liên quan đến người mua, người bán.
Kiểm tra các nội dung về hàng hóa như tên hàng, số lượng, tổng trị giá phải đồng nhất với các chứng từ khác, kiểm tra số bản xuất trình.
Kiểm tra xác nhận của người lập về số lượng, chất lượng hàng sau khi kiểm tra.
7. Kiểm tra những chứng từ xác minh bản chất hàng hóa.
Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, chứng nhận số lượng, chứng nhận trọng lượng, chứng nhận khử trùng, chứng nhận kiểm dịch động vật, thực vật.
Kiểm tra tiêu đề và người lập chứng từ.
Kiểm tra các chi tiết về người nhận hàng, người gửi hàng, các thông tin về việc vận chuyển hàng hóa được thể hiện trên chứng từ có đồng nhất với chứng từ khác hay không.
- Kiểm tra tên hàng, số lượng, trọng lượng, ký mã hiệu hàng hóa. - Kiểm tra kết quả giám định.
- Ngày kiểm tra phẩm chất hàng hóa.
- Chứng từ phải được chứng thực bởi cơ quan giám định phẩm chất hàng hóa.
Nhận xét
Ưu điểm: Cách thức, hệ thống liên lạc, trao đổi thông tin giữa hai bên đa dạng, thuận lợi cho việc trao đổi, chỉnh sửa thông tin, hoàn thiện bộ chứng từ như qua mail, fax, điện thoại, internet….
Hạn chế: Nhận không đầy đủ bộ chứng từ, trong một số trường hợp thiếu những chứng từ quan trọng như Invoice hay Bill of Lading nên chưa thể tiến hành khai báo hải quan ngay.
Ví dụ: Trong một lần nhận làm dịch vụ giao nhận cho lô hàng nhập khẩu nội tạng động vật, phải chờ giấy xác nhận an toàn thực phẩm từ phía nước xuất khẩu, vì muốn nhập mặt hàng này về Việt Nam phải có giấy phép, có giấy xác nhận từ phía xuất khẩu, quá trình xin giấy phép đối với mặt hàng này khá lâu, phải qua nhiều cơ quan chứng nhận, mất rất nhiều thời gian để bổ sung đầy đủ giấy tờ để có thể làm thủ tục nhận hàng.
Kiểm tra không đầy đủ, không kỹ càng yêu cầu của lô hàng, có trường hợp lô hàng yêu cầu phải có giấy kiểm dịch chất lượng, nhưng do ko kiểm tra đầy đủ thông tin để tiến hành những thủ tục cần thiết cho việc thông quan nhận hàng tại cảng, gây gián đoạn quá trình giao nhận và mất thêm thời gian.
Bước 3 Lấy D/O
Sau khi nhận bộ chứng từ và kiểm tra bộ chứng từ là phù hợp, khi có thông báo hàng đến (Arrival Note) người giao nhận sẽ lấy B/L kèm giấy giói thiệu của công ty để lên hãng tàu lấy D/O, kèm theo đó là nộp phí D/O.
Nhận xét
Ưu điểm: Có quan hệ tốt với hãng tàu, là khách hàng thường xuyên nên việc lấy D/O nhanh chóng.
Hạn chế: Arrival note đến chậm, gây chậm trễ cho việc lấy D/O.
Thời gian nhận D/O kéo dài gây phát sinh tiền lưu container, lưu kho bãi khi hết hạn được lưu container, lưu bãi miễn phí.
Khi đóng phí D/O, người giao nhận quên không lấy hóa đơn. Khi đến khâu đăng ký mở tờ khai hải quan, dẫn tới thiếu chứng từ để đối chiếu.
Bước 4 Khai hải quan cho lô hàng nhập
Sau khi có được D/O, người giao nhân tiến hành khai hải quan. Bộ chứng từ tờ khai hải quan hàng nhập bao gồm:
Tờ khai hải quan hàng nhập (2 bản chính).
Hợp đồng ngoại thương (1 bản sao).
Hóa đơn thương mại (1 bản chính, 1 bản sao).
Phiếu đóng gói (1 bản chính, 1 bản sao).
Vận đơn đường biển (1 bản sao).
Ngoài ra tùy từng mặt hàng nhập khẩu mà có thêm một số chứng từ khác như giấy chứng nhận xuất xứ, giấy phép nhập khẩu, giấy kiểm dịch, phụ lục tờ khai….
Sau khi có bộ chứng từ đầy đủ từ phía khách hàng, kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ, việc nhận D/O, bên giao nhận sẽ tiến hành khai báo hải quan.
Hiện nay việc khai báo hải quan đã tiện lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều nhờ sử dụng nghiệp vụ khai báo hải quan điện tử. Để sử dụng được phần mềm khai báo hải quan điện tử.
Bước 1, Đăng ký và sử dụng chương trình.
Lần đầu chạy chương trình sẽ yêu cầu đăng ký thông tin doanh nghiệp, sau khi điền đầy đủ, nhấn “đồng ý” để hoàn tất.
Bước 2, Thiết lập hệ thống trước khi khai báo.
Trước khi tiến hành khai báo, thì thiết lập các thông số cần thiết để kết nối tới hệ thống hải quan. Truy cập chức năng từ menu “thiết lập thông số khai báo VINACCS”.
Nhập đầy đủ các thông số về tài khoản khai báo như hình dưới đây.
Địa chỉ khai báo VINACCS là địa chỉ kết nối để truyền dữ liệu lên cơ quan hải quan. Nếu thực hiện khai báo thử, doanh nghiệp đánh dấu chọn vào mục “khai
giả lập”, đây là chức năng của phần mềm gải lập hệ thống hải quan để trả về khi doanh nghiệp khai báo thử dựa trên quy trình nghiệp vụ thực tế của hệ thống VINACCS, giúp người khai hình dung được quy trình thực tế.
Bước 3, Đăng ký tờ khai hàng nhập khẩu mới (IDA).
Từ giao diện chính của chương trình, vào menu “Tờ khai xuất nhậpkhẩu/đăng ký mở tờ khai nhập khẩu (IDA).
Khi đó màn hình nhập khẩu hiện ra như sau:
Phần 1 là danh sách các nút nghiệp vụ (các nút này sẽ mờ đi hoặc sáng lên theo từng trạng thái của tờ khai).
Phần 2 là hướng dẫn nhập liệu cho từng chỉ tiêu trên tờ khai và thông điệp trả về của hệ thống hải quan.
Phần 3 là thông tin tờ khai hải quan gồn thông tin chung, danh sách hàng, chỉ thị của hải quan và kết quả xử lý tờ khai.
Nhập thông tin chung của tờ khai tại tab “thông tin chung”.
Nhập dữ liệu vào loại hình khai báo, mã hải quan khai báo…các chỉ tiêu có dấu (*) màu đỏ là bắt buộc nhập, các ô màu xám là chỉ tiêu thông tin do hệ thống trả về hoặc chương trình tự tính, doanh nghiệp không cần nhập những chỉ tiêu này. (1) Nhập thông tin cơ bản của tờ khai:
Mã loại hình: người nhập khẩu theo hồ sơ, mục đích nhập khẩu của lô hàng để khai báo mã loại hình:
A11: nhập tiêu dùng.
A12: nhập nguyên liệu sản xuất.
A21: chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập. A31: nhập hàng xuất khẩu bị trả lại..
(1)Thông tin về đơn vị xuất nhập khẩu:
Nhập vào thông tin người nhập khẩu, đối tác xuất khẩu, đại lý làm thủ tục hải quan, hoặc người ủy thác:
Mã người nhập khẩu:
Nhập mã số thuế người nhập khẩu.
Nếu người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VINACCS hoặc đã nhập mã người
nhập khẩu thì hệ thống sẽ tựu động xuất ra tên người nhập khẩu.
Tên người nhập khẩu: thông tin đơn vị nhập khẩu.
Mã bưu chính.
Địa chỉ người nhập khẩu.
Số điện thoại người nhập khẩu
Tên người xuất khẩu.
Địa chỉ người xuất khẩu.
(1)Thông tin vận đơn
Nhập các thông tin về vận chuyển hàng hóa như số vận đơn, phương tiện vận chuyển, cảng địa điểm xếp / dỡ hàng.
Thông tin vận đơn: số vận đơn được nhập theo định dạng: mã SCAC CODE + số vận đơn, mã SCAC là mã của nhà vận chuyển (mã hãng vận chuyển có thế tham khảo trên www.customs.gov.vn)
Đối với B/L và AWB có thể nhập đến 5 số vận đơn.