Những chứng từ trong giao nhận hàng hóa xuất nhậpkhẩu bằng đường

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu và một số giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH SX TM DV nguyễn gia nguyễn (Trang 30)

1.3.1 Sơ lược về vận tải hàng hóa bằng đường biển

Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. Hiện nay vận tải đường biển là con đường vận chuyển hàng hóa nhiều nhất trên thế giới, đảm bảo chuyên chở gần 80 % tổng khối lượng hàng hóa buôn bán trên thế giới.

1.3.2 Những ưu nhược điểm của vận tải hàng hóa bằng đường biển Ưu điểm Ưu điểm

Năng lực vận tải bằng đường biển rất lớn, tuy thời gian vận chuyển không nhanh nhưng chi phí tương đối thấp. Đặc biệt, phương thức vận chuyển bằng đường biển khắc phục được những hạn chế từ những phương thức vận chuyển khác như có thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn, cồng kềnh, mức độ an toàn cao, mức chi phí thấp hơn nhiều so với các phương thức vận tải khác. Bên cạnh đó, vận tải hàng hóa bằng đường biển có thể vận tải hầu hết các loại hàng với lộ trình đường đi dài và rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các nước, khu vực trên thế giới

Nhược điểm

Vận tải hàng hóa bằng đường biển bên cạnh những ưu điểm vượt trội hơn so với những hình thức vận tải khác thì còn vướng phải một số hạn chế như không vận chuyển hàng hóa tới tận nơi mà cần có những phương tiện trung chuyến khác như bằng đường bộ,vận tải biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tốc độ tàu còn thấp.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển sẽ phải tốn nhiều thời gian hơn.

1.3.3 Những chứng từ trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển đường biển

1.3.3.1 Chứng từ trong giao nhận hàng hóa xuất khẩu

Chứng từ được sử dụng trong giao nhận hàng hóa xuất khẩu bao gồm: chứng từ hải quan; chứng từ với cảng và tàu và những chứng từ khác.

 Chứng từ hải quan

ngành (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện) để đối chiếu với bản sao phải nộp.

- Hai bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu.

- Một bản chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhân đăng ký mã số

doanh nghiệp.

- Hai bản chính bản kê chi tiết hàng hóa (đối với hàng không đồng nhất). Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng nhập qua lãnh thổ quốc gia.

Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận của những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó bên xuất khẩu chuyển quyền sổ hữu hàng hóa cho bên nhập khẩu và bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng cho bên xuất khẩu.

Bản kê chi tiết hàng hóa là chứng từ về chi tiết hàng hóa trong kiện hàng, nó tạo điều kiện cho việc kiểm tra hàng hóa.

 Chứng từ với cảng và tàu

Chỉ thị xếp hàng (shipping note) là chỉ thị của người gửi hàng cho công ty vận tải và cơ quan quản lý cảng, công ty xếp dỡ, cung cấp những chi tiết đầy đủ về hàng hóa được gửi đến cảng để xếp lên tàu và những chỉ dẫn cần thiết.

Biên lai thuyền phó là chứng từ do thuyền phó phụ trách về gửi hàng, cấp cho người gửi hàng hay chủ hàng xác nhận tàu đã nhận hàng xong. Việc cấp biên lai thuyền phó là một sự thừa nhận rằng hàng đã được xếp xuống tàu, đã được xử lý một cách cẩn thận và thích hợp. Dựa trên cơ sở biên lai thuyền phó, thuyền trưởng sẽ ký phát vận đơn đường biển là tàu đã nhận hàng để chuyên chở.

Vận đơn đường biển (Bill of Lading)là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa được tiếp nhận để chuyên chở. Vận đơn đường biển có 3 chức năng chính: là biên lai người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở; là bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải; là chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L.

Bản khai lược hàng hóa là bản kê các loại hàng xếp lên tàu để vận chuyển đến các cảng khác nhau do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập nên. Bản

lược khai cung cấp số liệu thống kê và cơ sở để công ty vận tải dùng để đối chiếu khi dỡ hàng.

Phiếu kiểm đếm (dock sheet) là phiếu kiểm đếm tại cầu tàu, trên đó ghi số lượng hàng hóa đã được giao nhận tại cầu tàu. Tally sheet là phiếu kiểm đếm hàng hóa đã xếp lên tàu do nhân viên kiểm đếm chịu trách nhiệm ghi chép. Phiếu kiểm đếm là một chứng từ gốc về số lượng hàng hóa được xếp lên tàu nên bản sao của phiếu kiểm đếm phải giao cho thuyền phó phụ trách hàng hóa giữ, cần thiết cho những khiếu nại về tổn thất hàng hóa về sau.

Sơ đồ xếp hàng là bản vẽ vị trí xếp hàng lên tàu, nó có thể dùng các màu khác nhau để đánh dấu hàng của từng cảng cho tiện theo dõi, kiểm tra khi dõ hàng lên xuống các cảng.

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền ghi trên hóa đơn.

Chứng từ bảo hiểmlà chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm.

1.3.3.2 Chứng từ trong giao nhận hàng hóa nhập khẩu

Giấy chứng nhân phẩm chất ( Certificate of quality) là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với điều khoản của hợp đồng. Giấy chứng nhận phẩm chất có thể co nguời cung cấp hàng hoặc cơ quan kiểm nghiệm hàng xuất nhập khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận của hai bên mua bán.

Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng ( Certificate of quantity/ weight)là chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng của hàng hóa thực giao, do người cung cấp hàng hoặc cơ quan kiểm nghiệm hàng xuất khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận trong hợp đồng.

Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O)là chứng từ do nhà sản xuất hay cơ quan thẩm quyền cấp để xác nhận nơi sản xuất hay khai thác ra hàng hóa.

Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinhlà những chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt kiểm dịch, bao gồm giấy chứng nhận kiểm dịch động vật và thực vật.

Phiếu đóng gói (Packing list)là bảng kê khai tất cả hàng hóa đóng trong một kiện hàng.

Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargoROROC)đây là biên bản được lập giữa cảng với tàu sau khi đã dỡ xong lô hàng hay toàn bộ lô hàng trên tàu xuống để xác nhận số hàng thực tế đã giao nhận tại cảng dỡ hàng quy định.

Văn bản này nhằm chứng minh sự thừa thiếu giữa số lượng hàng thực nhận tại cảng và hàng ghi trên bản lược khai của tàu. Vì vậy đây là căn cứ để người nhận hàng tại cảng khiếu nại người chuyên chở hay công ty bảo hiểm, và cũng là bằng chứng cho việc cảng đã hoàn thành việc giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng số lượng mà mình thực tế đã nhận với người chuyên chở.

Biên bản hàng hư hỏng, đổ vỡ (Cargo outurn report – COR)Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy hàng hóa bị hư hỏng, đổ vỡ thì đại diện của cảng (công ty giao nhận, kho hàng) và tàu phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đổ vỡ của hàng hóa. Biên bản này gọi là biên bản xác nhận hàng hư hỏng đổ vỡ do tàu gây nên.

Đây là văn bản xác nhận phẩm chất thực tế của hàng hóa tại nước nhập khẩu, do cơ quan giám định chuyên nghiệp cấp.

Biên bản giám định số lượng/ trọng lượng, đây là chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng thực tế của lô hàng được dỡ khỏi phương tiện vận tải, do công ty giám định cấp sau khi làm giám định.

Thư khiếu nại,đây là văn bản đơn phương của người khiếu nại đòi người bị khiếu nại thỏa mãn yêu sách của mình do người bị khiếu nại đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Thư dự kháng,khi nhận hàng tại cảng đích, nếu người nhận hàng có nghi ngờ về tình trạng tổn thất của hàng hóa thì phải lập thư dự kháng để bảo lưu quyền khiếu nại đòi bồi thường các tổn thất về hàng hóa của mình. Thư dự kháng là một thông báo về tình trạng tổn thất của hàng hóa chưa rõ rệt do người nhận hàng lập gửi cho

người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở. Sau khi lập thư dự kháng để bảo lưu quyền khiếu nại của mình, người nhận hàng phải tiến hành giám định tổn thất lập biên bản giám định tổn thất hoặc biên bản hư hỏng, đổ vỡ hàng hóa, làm cơ sở tính toán tiền bồi thường

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nền tảng lý luận chung về nghiệp vụ và quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, đặc điểm, vai trò và lợi ích của chúng đối với hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu trên thế giới và cách thức tiến hành nghiệp vụ ra sao để hàng hàng hóa có thể lưu thông, có thể vận chuyển được từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Để làm được điều đó, việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tuân thủ pháp luật, những văn bản pháp lý, những công ước quốc tế cũng như những nguyên tắc trong hoạt động giao nhận quốc tế mà pháp luật về hoạt dộng xuất nhập khẩu điều chỉnh.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH SX TM DV NGUYỄN GIA NGUYỄN 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH SX TM DV Nguyễn Gia Nguyễn. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

 Tên công ty: Công ty TNHH SX TM DV Nguyễn Gia Nguyễn.

 Tên tiếng anh: Nguyen Gia Nguyen Manufacture Trade Service Co.,Ltd.

 Email: nguyengianguyen14@gmail.com

 Mã số doanh nghiệp: 0304992074

 Số điện thoại: 84.8.38588264.

 Fax: 84.8.38589943

 Người đại diện pháp lý: Nguyễn Thị Ngọc Hạnh.

 Địa chỉ: 180/34 C Lạc Long Quân, Phường 10, Quận 11, TPHCM, Việt Nam.

 Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng

đường biển.

Công ty TNHH SX TM DV Nguyễn Gia Nguyễn đã thành lập và đi vào hoạt động gần 10 năm và đã tạo lập được uy tín cũng như chỗ đứng nhất định trên thị trường giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, thiết lập được mối quan hệ bền vững với không ít khách hàng, với bề dày 10 năm kinh nghiệm, Nguyễn Gia Nguyễn đã trở thành một sự lựa chọn đáng tin cậy cho nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

2.1.2 Chức năng, phạm vi hoạt động

2.1.2.1 Dịch vụ giao nhận bằng đường biển -Tư vấn làm chứng từ xuất nhập khẩu.

- Đóng gói, dán nhãn mác. - Làm hàng đặc biệt, quá khổ….

2.1.2.2 Làm thủ tục hải quan, chứng từ bảo hiểm

- Mua bảo hiểm hàng hóa - Khai báo hải quan điện tử.

- Thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

2.1.2.3 Gom hàng lẻ và phân phối

- Gom hàng đi các nước

2.1.2.4 Dịch vụ vận tải

- Vận chuyển hàng xuất khẩu tới nơi xếp hàng.

- Vận chuyển hàng nhập về kho hoặc giao cho đơn vị nhập khẩu

2.1.3 Hệ thống tổ chức của công ty 2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu của công ty 2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu của công ty

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

(Nguồn: Phòng nhân sự)

2.1.3.2 Nhiệm vụ chức năng của các phòng

 Giám đốc: Đại diện cho công ty, quyết định tất cả các vấn đề liên quna đến hoạt động hằng ngày của công ty, tổ chức và điều hành mọi hoạt động kinh doanh, quyết định bổ nhiệm hay miễn nhiệm các chức năng quản lý trong công ty, chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực trong công ty.

 Bộ phận sales – phòng kinh doanh: Theo dõi tiến trình nghiệp vụ của các

GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU BỘ PHẬN SALES BỘ PHẬN CHỨNG TỪ BỘ PHẬN GIAO NHẬN

phòng ban trong công ty, thực hiện chào giá, tìm kiếm, liên hệ khách hàng, hỗ trợ phòng chứng từ; tham mưu cho lãnh đạo về kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các phương án cơ hội kinh doanh; thực hiện các hoạt động tiếp thị; chịu trách nhiệm giao dịch, ký kết hợp đồng ngoại thương xuất nhập khẩu của công ty.

 Bộ phận chứng từ và giao nhận : Soạn hồ sơ, làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục xuất nhập khẩu đúng quy định cũng như theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng, thực hiện cung cấp chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa, nghiên cứu, theo dõi những chủ trương, chính sách xuất nhập khẩu, thuế của nhà nước ban hành, hải quan quản lý, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, công văn để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định.

 Bộ phận kế toán: Theo dõi chi phí phát sinh hằng ngày, làm ủy nhiệm chi để thanh toán tiền hàng cho các công ty trong nước và lệnh chuyển tiền cho công ty nước ngoài, xác định các khoản thuế nộp cho nhà nước, lập báo cáo kinh doanh, tham mưu cho lãnh đạo thực hiện đúng các quy định, thông tư, chuẩn mực kế toán.

 Bộ phận hành chính nhân sự: Quản lý hồ sơ nhân viên, hệ thống, giải quyết thủ tục liên quan đến vấn đề nhân sự, tiền lương (tuyển dụng, hợp đồng lao động, bổ nhiệm,bãi nhiệm, khen thưởng, điều động, kỷ luật…); quản lý công văn, sổ sách hành chính, con dấu và quản lý tài sản, thực hiện công tác lưu trữ các loại hồ sơ tài liệu.

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển khăn và định hướng phát triển

Đã thành lập và đi vào hoạt động gần 10 năm, là một quãng thời gian đủ dài để doanh nghiệp có thể tạo chỗ đứng trên thị trường giao nhận và có những khách hàng lớn cũng như bạn hàng kinh doanh, với phương châm hoạt động uy tín, chất lượng, giá cả cạnh tranh, bên cạnh việc duy trì và phát triển mối quan hệ với những khách hàng lâu năm,doanh nghiệp cũng đã giao dịch với nhiều khách hàng mới, bằng chứng là dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu những năm gần đây luôn tăng, góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp..

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH SX – TM – DV Nguyễn Gia Nguyễn trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014.

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012 – 2014 Đơn vị tính: 1000 Đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng doanh thu 3,489,643 3,600,157 3,822,130

Tổng chi phí 2,356,363 2,493,574 2,543,076

Thuế TNDN 1,142,283 1,106,583 1,279,054

Lợi nhuận trước thuế 285,570.75 276,645.75 319,763.5

Lợi nhuận sau thuế 856,712.25 829,937.25 959,290.5

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng Kế toán)

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chi phí Lợi nhuận

Từ những số liệu của bảng trên, ta có thể thấy được tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014 qua biểu đổ bên dưới về ba chỉ tiêu chính, đó là doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

Tuy sự biến động về các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua các năm

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu và một số giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH SX TM DV nguyễn gia nguyễn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)