Nguyên giai đoạn 2008 - 2014
3.2.4.1. Chất lượng môi trường đất trên địa bàn thành phố
Qua điều tra phỏng vấn về chất lượng môi trường đất trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, trong số 150 phiếu được hỏi thì 57/150 phiếu được hỏi cho rằng đất bị ô nhiễm chiếm 38%, trong đó các ý kiến đều cho rằng đất đang bị ô nhiễm ở mức độ vừa phải và rất ô nhiễm. Đây chính là một vấn đề mà chính quyền cần phải quan tâm và đưa ra các biện pháp quản lý, xử lý kịp thời.
Bảng 3.15. Đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm đất theo ý kiến của người dân STT Nguyên nhân ô nhiễm đất Ý kiến đánh giá Tỷ lệ (%)
1 Nông nghiệp 48 32
2 Công nghiệp 69 46
3 Nước, rác thải sinh hoạt 37 24,76
4 Yếu tố khác 8 5,34
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn phiếu điều tra)
Về nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm đất. Qua điều tra tôi thu thập được bảng số liệu sau:
Qua bảng điều tra cho thấy, nguyên nhân gây ô nhiễm đất rên địa bàn được người dân đánh giá chủ yếu là do hoạt động nông nghiệp, công nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn: Nông nghiệp chiếm 32%, công nghiệp chiếm 46%. Ngoài ra còn do nước, rác thải sinh hoạt và một số yếu tố khác.
Nước ta là một nước mà hoạt động nông nghiệp chiếm ưu thế, trong quá trình sản xuất còn lạc hậu, chưa cải thiện. Hoạt động nông nghiệp sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón chưa đúng kỹ thuật, chưa đảm bảo như Phường Túc Duyên, xã Tân Cương,…. Còn thiếu sự hiểu biết về cách dùng, cách sử dụng hay vì lợi ích kinh tế trước mắt mà quên đi sự ảnh hưởng tiêu cực lớn đến sức khỏe con người và môi trường. Hàm lượng dư thừa thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trong đất vẫn còn là một vấn đề lớn không chỉ riêng ở khu vực thành phố Thái nguyên mà trên cả nước nói chung. Vì vậy người dân nơi đây cũng có ý kiến, kiến nghị với các cấp chính quyền
cần có biện pháp can thiệp kịp thời để cải thiện tình trạng ô nhiễm đất trên địa bàn, tập huấn về cách sử dụng thuốc BVTV, phân bón cho bà con để sử dụng đạt hiệu quả cao. Ngoài ra thì hoạt động công nghiệp trên địa bàn cũng là nguyên nhân gây nên vấn đề ô nhiễm đất. Nước thải sản xuất trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, đơn vị, xí nghiệp… chưa đảm bảo xả ra ngoài môi trường chứa hàm lượng KLN, vi khuẩn, ký sinh trùng,… làm cho môi trường đất cũng ngày càng ảnh hưởng hơn.
3.2.4.2. Chất lượng môi trường nước trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người và sinh vật. Hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người phụ thuộc vào nguồn nước là rất lớn. Tuy nhiên, khi hỏi về chất lượng môi trường môi trường nước trên địa bàn sinh sống của ông/bà, thì điều đáng tiếc là có tới 23% số người dân cho rằng nguồn nước nơi đây đang bị ô nhiễm. Theo người dân được hỏi cho biết, nước ở các con mương, rãnh, thậm chí là ao, hồ có màu rất đục, màu lạ, thậm chí là màu rất đen. Gây nên những mùi khó chịu; các hoạt động sản xuất như trồng rau, chăn thả cá, hay lấy nước phục vụ cho các mục đích khác… cũng bịảnh hưởng.
Nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng nước nơi đây, theo ý kiến người dân thì các ý kiến được phỏng vấn cho rằng môi trường nước nơi đây bị ảnh hưởng do nông nghiệp chiếm 21,33%, công nghiệp chiếm 56%, hoạt động sản xuất kinh doanh - dịch vụ chiếm 45,33%, các yếu tố khác 16%.
Hình 3.17: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên
Về công trình thoát nước thải trên địa bàn thể hiện bảng 3.16 Như sau:
Bảng 3.16. Công trình thoát nước trên địa bàn nghiên cứu
STT Loại cống Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Cống thải có nắp đậy 106 70,67 2 Cống thải lộ thiên 25 16,67
3 Không có cống thải, xả thải trực tiếp ra
ngoài môi trường 19 12,66
Tổng 150 100
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn phiếu điều tra)
Qua bảng số liệu cho thấy, 106/150 ý kiến các hộ cho rằng trên địa bàn cống thải có nắp đậy chiếm 70,67%; 25/150 phiếu cho rằng cống nước thải chưa có nắp đậy, lộ thiên chiếm 12,67%; có 19/150 phiếu chiếm 12,66% khẳng định chưa có cống thải, xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường, gây ảnh hưởng tới mỹ quan cũng nhưảnh hưởng tới chất lượng môi trường nơi đây. Nguyên nhân do nhiều hộ gia đình còn chịu ảnh hưởng bởi lối sống và sinh hoạt từ xưa, một phần còn lại chưa ý thức được lợi ích từ việc xây dựng công trình thoát nước thải. Hơn nữa, các hệ thống cống thải trên địa bàn còn chưa đạt tiêu chuẩn, các đơn vị xả thải chưa đầu tư vào hệ thống này, kinh phí công tác cho môi trường còn hạn hẹp. Nguồn tiếp nhận nước thải để tập chung xử lý cũng là một vấn đề quan trọng, biện pháp xử lý sao cho đạt hiệu quả nhất vẫn còn là một vấn đề khó. Còn nhiều trường hợp nước thải còn chảy tràn ra ngoài đường, gây mùi hôi thối, khó chịu, ảnh hưởng xấu tới môi trường và khu vực. Vì vậy mà chất lượng môi trường nước trên địa bàn chưa cải thiện được.
Hầu hết các hộ trên mỗi địa bàn được điều tra phỏng vấn thì sử dụng nguồn nước máy chiếm 81,33%, được cung cấp từ Công ty Cổ Phần nước sạch Thái Nguyên, bên cạnh đó cũng có hộ sử dụng thêm cả nguồn nước giếng đào, giếng khoan để phục vụ cho mục đích sinh hoạt, kinh doanh, dịch vụ của mình; có một số hộ sử dụng cả nước mưa, nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ 4,67%, vì nước mưa ở khu vực Thành Phố Thái Nguyên không được sạch và đảm bảo như ở những vùng xa trung tâm Thành phố, vùng quê, miền núi. Hoạt động công nghiệp phát triển mạnh đã làm cho môi trường không khí không được trong lành, đồng nghĩa với việc chất lượng nước mưa không được đảm bảo.
Điều tra về chất lượng nước sinh hoạt mà ông/bà sử dụng: Theo đánh giá cảm quan về nguồn nước sinh hoạt của người dân thì tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.17. Đánh giá cảm quan của người dân về nguồn nước sử dụng STT Vấn đề nguồn nước sử dụng Số ý kiến đánh giá Tỷ lệ (%)
1 Không có 92 61,33
2 Có mùi, vị 35 23,33
3 Ý kiến khác: cặn, váng,… 23 15,34
Tổng 150 100
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn phiếu điều tra)
Qua bảng kết quả trên cho thấy có 92/150 phiếu của người dân cho rằng nước dùng của họ sử dụng không có vấn đề gì chiếm 61,33%; có 23,33% số phiếu cho rằng nước sử dụng có mùi tanh, vị lạ; 15,34% số phiếu cho rằng nước của họ có cặn, váng…Đối với các hộ sử dụng nguồn nước sinh hoạt là nước máy, nguyên nhân chủ yếu gây nên mùi là do trong nước mãy vẫn có Clo, chất được dùng để xử lý khử trùng nước trước khi cung cấp cho người dân sử dụng, bên cạnh đó là mùi tăng do các hộ gia định thường dùng ống dẫn nước bằng kim loại. Hầu hết các trường hợp cho rằng nguồn nước sử dụng có vấn đềđang ở mức ít bị ảnh hưởng.
Khi hỏi về biện pháp gì đã được chính quyền nơi đây áp dụng để cải thiện chất lượng môi trường nước thì 100% các ý kiến cho rằng chính quyền đã đôn đốc yêu cầu xả thải đúng quy định đối với các doạnh nghiệp, xí nghiệp, nhà máy. Xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Xử phạt đối với các hành vi xả thải sai quy định. Phát động lao động xung quanh khu vực, đơn vị làm việc, sinh sống, khơi thông cống rãnh… Đồng thời người dân nơi đây cũng kiến nghị các ban ngành liên quan cần tổ chức giám sát, quan trắc chất lượng nước trên địa bàn thường xuyên, đảm bảo chất lượng nước cho bà con sử dụng một cách an toàn, đặc biệt là các khu vực có các nhà máy sản xuất gây ảnh hưởng lớn tới môi trường.
3.2.4.3. Chất lượng môi trường không khí trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên
Chất lượng môi trường không khí hầu như ảnh hưởng không đáng kể đến cuộc sống của người dân nơi đây, phần lớn các hộ dân được phỏng vấn không ở gần các trục chính của đường giao thông nên ít bị ảnh hưởng bởi bụi trên các tuyến đường. Số phiếu được hỏi có cho rằng môi trường không khí nơi đây không bị ô
nhiễm chiếm 85,33%. Số phiếu còn lại thì cho rằng môi trường đang bị ảnh hưởng, nhưng ở mức độ thấp chiếm 14,67%. Nguyên nhân của vấn đề gây nên ô nhiễm này phần lớn do người dân sử dụng thuốc trừ sâu, gây mùi khó chịu và độc hại tới môi trường xung quanh, ngoài ra cũng là do mùi hôi thối từ các bãi rác thải chưa được xử lý triết để, còn tồn đọng. Thêm vào đó là hộ dân sử dụng bếp than tổ ong, đặc biệt là các hộ kinh doanh các mặt hàng ăn sáng, hay mùa đông người dân hay sử dụng đểđun bếp thường nhiều hơn.
Về biện pháp cải thiện chất lượng môi trường không khí được áp dụng thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.18. Biện pháp cải thiện chất lượng môi trường không khí được áp dụng trên địa bàn
STT Biện pháp cải thiện chất lượng môi trường không khí
Số phiếu trả lời
Tỷ lệ (%)
1 Phun nước thường xuyên 29 19,33
2 Trồng cây xanh 17 11,33
3 Khuyến khích các đơn vị, công ty, doanh nghiệp sử
dụng các thiết bị đạt tiêu chuẩn 88 58,67
4 Xử lý nghiêm chỉnh các trường hợp vi phạm, gây ô
nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật. 67 44,67
5 Chưa có biện pháp gì 0 0
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn phiếu điều tra
Qua bảng 3.18 và hình 3.18 cho thấy chính quyền nơi đây đã quan tâm tới chất lượng môi trường không khí của khu vực, đảm bảo chất lượng cuộc sống nơi đây. Hầu hết các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, đơn vị hiện nay đều được giám sát chặt chẽ. Các thiết bị được cung cấp, bảo dưỡng liên tục để đảm bảo hiệu quả sản xuất cũng như môi trường. Xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm. Vì vậy, kết quảđiều tra về chất lượng môi trường không khí có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của ông/bà không? Thì số câu trả lời nhận được từ người dân là không ảnh hưởng gì chiếm 78,67%, ảnh hưởng ít chiếm 14,66%, có ảnh hưởng chiếm 6,67%. Những trường hợp bị ảnh hưởng thì chủ yếu là gây nên mùi khó chịu, gây nhức đầu; một số trường hợp thì còn gây nên mắc các bệnh về hô hấp.
Người dân nơi đây có ý kiến, kiến nghị với chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý có thẩm quyền cần quan tâm, giám sát hơn nữa chất lượng môi trường để người dân trên địa bà được sống trong môi trường trong lành và đảm bảo.
3.2.4.4. Tình hình công tác quản lý môi trường trên địa bàn
Công tác quản lý môi trường ngày nay có vai trò quan trọng trong xã hội, bởi lẽ môi trường sống ngày càng được nhận thức có vai trò to lớn đối với con người và sinh vật trên Trái Đât. Trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên, các khu vực được phỏng vấn đều khẳng định địa phương họ đã có các cán bộ chuyên trách về môi trường và hấu hết được đạo tào đúng chuyên ngành hoặc được đào tạo về lĩnh vực nông - lâm nghiệp và đã được đi tập huấn, đào tạo về chuyên ngành môi trường.
Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường cũng đã được quan tâm, các hoạt động dọn dẹp vệ sinh của địa phương cũng được lên kế hoạch và hoạt động theo định kỳ 4-5 lần/1 năm. Công tác này đã được triển khai đến từng cơ sở, từng hộ dân. Qua điều tra, phỏng vấn tôi thống kê được nguồn tiếp cận thông tin, hiểu biết về môi trường của người dân được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.19. Nguồn tiếp cận thông tin, hiểu biết về môi trường của người dân
STT Nguồn tiếp cận Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Văn bản 12 8
2 Tập huấn 33 22
3 Truyền thông 112 74,67
4 Nguồn khác: báo chí, internet,.. 65 43,33
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn phiếu điều tra)
Qua bảng cho thấy, hầu hết người dân được tiếp cận các thông tin, hiểu viết về môi trường thông qua hoạt động truyền thông và báo chí, internet.
Rác thải trên địa bàn hầu hết là rác sinh hoạt, rác do sản xuất nông nghiệp, các phế liệu do sản xuất công nghiệp, làng nghề…Về công tác thu gom trên địa bàn thì theo điều tra phỏng vấn tôi thu được bản số liệu sau:
Bảng 3.20. Công tác thu gom rác trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên
STT Hình thức thu gom Số phiếu trả lời Tỷ lệ %
1 Đổ rác thải ở bãi thải chung 0 0 2 Được thu gom theo hợp đồng dịch vụ 113 75,33
3 Các đơn vị, công ty, xí nghiệp, hộ gia đình
tự thu gom xử lý 26 17,33
4 Đổ tùy tiện 11 7,34
Tổng 150 100
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn phiếu điều tra)
Qua bảng cho thấy, công tác thu gom rác trên địa bàn chủ yếu theo hợp đồng, dịch vụ chiếm 75,33%, để chuyên chở đến đến điểm tập kết, sau đó được đưa lên ô tô chuyên dụng chởđến khu xử lý.
Hiện trạng thu gom rác trên thành phố còn nhiều bất cập, có thể thấy một số hộ dân đánh giá rằng rác còn vứt tùy tiện chiếm 7,34%, hay một số đơn vị còn tự thu gom xử lý rác, điều này cho thấy thu gom và xử lý rác cũng chưa đạt được hiệu quả cao để đảm bảo môi trường. Điều này cũng phản ánh ý thức của người dân đối với vấn đề thu gom rác còn chưa cao. Chúng ta đều biết rằng, ở bất cứđâu, dù thành phố, khu công nghiệp, xí nghiệp hay hộ gia đình nếu rác thải không được thu gom,
tồn đọng lâu ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và mĩ quan. Vì vậy mà cơ quan có thẩm quyền cần thắt chặt công tác quản lý hơn nữa để mỗi địa phương trên địa bàn có thể thu gom rác thải đạt hiệu quả, đảm bảo cuộc sống cho con người và môi trường ngày càng trong sạch hơn.
Về các biện pháp, hình thức xử lý đã được áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường: Tùy vào tình huống, trường hợp vi phạm mà các đơ vị vi phạm có những hình thức xử phạt khác nhau. Theo điều tra thì người dân nơi đây cho rằng chủ yếu các đơn vị bị xử lý theo hình thức: Phạt tiền và buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường và bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Vậy qua trên có thểđánh giá rằng công tác quản lý môi trường trên địa bàn Thành Phố Thái nguyên đã được quan tâm, quản lý tương đối tốt. Chất lượng môi trường đảm bảo cho con người và sinh vật, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những một số khó khăn trong công tác quản lý như: nhân lực, tài chính, sự hiểu biết của con người về tầm quan trọng của con người, ý thức tự giác chấp hành luật, quy định của các cá nhân và doanh nghiêp,…Vì vậy người dân được phỏng vấn có kiến nghị rằng mong các Sở, ban ngành, các cơ quan chuyên môn quan tâm và đầu tư hơn nữa trong công tác bảo vệ môi trường để Môi trường khu vực Thành phố Thái nguyên nói riêng và cả nước nói chung được đảm bảo và ngày càng trong lành hơn.
3.2.5. Các giải giải pháp về phát triển bền vững trong bảo vệ môi trường
Từ kết quả nghiên cứu đề tài cá tôi đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường tại Thành phố Thái Nguyên như sau:
Giải pháp về kỹ thuật – công nghệ
- Đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư nhằm kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu các nguồn phát sinh ra chất thải trong quá trình sản xuất và sinh hoạt.