- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi sử dụng các phương pháp có một kết luận hoàn thiện, đầy đủ, vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hóa các vấn đề trong nhận thức tổng hợp
- Phương pháp so sánh: là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này cho phép ta phát hiện những điểm giống nhau, khác nhau giữa các thời điểm đã nghiên cứu và đang tồn tại trong những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định đồng thời giúp ta phân tích được các động thái tới phát triển của chúng.
Số liệu phân tích so sánh với:
+ QCVN 03:2008/BTNMT về giới hạn kim loại nặng trong đất + QCVN 05:2013/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh + QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn
+ QCVN 40:2011/BTNMT về chất lượng nước thải công nghiệp + QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt
+ QCVN 09:2008/BTNMT về chất lượng nước ngầm.
- Kết hợp yếu tố định tính và định lượng: các vấn đề vi mô và vĩ mô trong phân tích, đánh giá và dự báo các vấn đề có liên quan quá trình phát triển đô thị ảnh hưởng đến môi trường. Việc phân tích được xử lý bằng phần mềm Excel, đồ thị trong excel giúp trình bày các số liệu bằng việc vẽ thành các hình ảnh trực quan, dễ
hiểu. Đồ thị được liên kết với dữ liệu của nó trong bảng tính do đó khi thay đổi dữ liệu của nó trong bảng tính thì lập tự biểu đồ sẽ thay đổi theo. Đồ thị là một đối tượng của excel, đối tượng này chứa các dữ liệu và biểu diễn hình ảnh với nhiều màu sắc rất phong phú, biểu đạt số liệu một cách dễ hiểu.
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Trên cơ sở những tài liệu thu thập được tiến hành phân tích, chọn lọc. - Xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm Word và phần mềm Exel.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên. Có tọa độđịa lý từ 210 đến 22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106014’ kinh độ Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội 80 km về phía Bắc, có vị trí tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ. Phía Nam giáp thị xã Sông Công.
Phía Tây giáp huyện Đại Từ. Phía Đông giáp huyện Phú Bình.
Thành phố có vị trí chiến lược, quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc, là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh miền xuôi nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với vị trí địa lý
như trên, thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thếđể phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc. [14]
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của thành phố Thái Nguyên được coi như miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Khu vực trung tâm thành phố tương đối bằng phẳng, địa hình còn lại chủ yếu là đồi bát úp, càng về phía Tây bắc thành phố càng có nhiều đồi núi cao.
Địa hình Thái Nguyên phong phú và đa dạng gồm 4 nhóm hình thái địa hình khác nhau: địa hình đồng bằng, địa hình gò đồi, địa hình núi thấp và địa hình nhân tác (Hồ Núi Cốc).
Nhìn chung, địa hình thành phố khá đa dạng phong phú, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mặt khác tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp phù hợp với kinh tế trang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác như chè, các loại cây lấy gỗ [14].
3.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của thành phố có những nét riêng biệt.
Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,5˚C, thấp nhất nhất vào tháng 1 là 15,5˚C. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3mm. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệnh lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 87% tổng lượng mưa trong năm (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó, riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Thành phố có độ ẩm không khí cao, độẩm trung bình năm là 82%. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió Đông Nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết khô hanh.
Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông-lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.
3.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chạy qua địa bàn, con sông này bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòng sông mở rộng từ 70 - 100m. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m³/giây, mùa kiệt 7,5 m³/giây. Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15 km, được bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá thuộc huyện Định Hoá. Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của thành phố, vào mùa lũ, lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt 0,32m³/giây. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có Hồ Núi Cốc (nhân tạo) trên trung lưu sông Công, có khả năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều tiết cho mùa khô hạn.
3.1.1.5. Tài nguyên đất
Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng năm 2005 tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ 1:50.000 cho thấy thành phố có các loại đất chính sau:
- Đất phù sa: diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu.
- Đất bạc màu: diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm có đất: Bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralitic trên nền cơ giới nặng, nhẹ, trung bình và đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralit thích hợp với trồng lúa - màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất xám feralit: diện tích 7.614,96 ha chiếm 43% tổng tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm các loại đất: đất xám feralit trên đá cát; đất xám feralit trên đá sét; đất xám feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ. Đất này thích hợp trồng rừng, trồng chè, cây ăn quả, cây trồng hàng năm.
3.1.1.6. Thực trạng môi trường
- Thành phố chịu ảnh hưởng do ô nhiễm bụi và khí thải của khu công nghiệp Gang Thép, vùng ô nhiễm đã gây ảnh hưởng xấu tới các khu dân cư và sinh thái nói chung của thành phố.
- Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụđã thải khoảng 400 m³/ngày, nước thải độc và bẩn đã gây hiện tượng ô nhiễm suối Mỏ Bạch và nguồn nước sông Cầu. Vấn đề này cần phải giải quyết tốt cả hiện tại và tương lai.
- Ngoài ra còn phải kể đến lượng rác thải sinh hoạt, bệnh viện, trường học... đã đang tạo một sức ép rất lớn đến môi trường chung của thành phố.[14]
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính (19 phường, 9 xã) với tổng diện tích 18.630,56ha với dân số toàn thành phố Thái nguyên là 296.000 người.
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thành phố Thái Nguyên được là một trong những trung tâm kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng trung du miền núi phía Bắc. Trong những năm qua, thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước. [21]
Sự phát triển của 3 nhóm ngành kinh tế lớn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng hiện đại cho thấy thành phố đã từng bước đi vào khai thác lợi thế so sánh của một đô thị, trung tâm kinh tế lớn của vùng. Cơ cấu kinh tế của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các nghành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Điều này cho thấy Thành phốđã từng bước đi vào khai thác lợi thế so sánh của một đô thị, một trung tâm kinh tế lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng từ 95,38 % năm 2010 lên 95,94% năm 2012. Trong khi đó tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ 4,62% xuống 4,06%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân nhiệm kỳ (2010 - 2012) đạt 14,90%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng bình quân cả nhiệm kỳ 2010 - 2012 đạt 15,87%; tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân đạt 18,26% và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt 4,55%. [21]
3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Dân số: Tính đến 31/12/2014 dân số toàn thành phố Thái nguyên là 296.000 người. Trong đó số dân nội thị là 238.024 người - chiếm 80,41% tổng số dân toàn thành phố, số dân ngoại thị là 57.976 người - chiếm 19,59% tổng số dân toàn thành phố. Số sinh viên, học sinh, khách du lịch, lực lượng quân đội, công an, người đến tạm trú để làm việc và khám chữa bệnh khoảng 100.000 người (hơn 7.000 lượt khách ngoại tỉnh, hơn 5.000 lao động ngoại tỉnh và khoảng hơn 90.000 lượt người đến khám chữa bệnh tại thành phố Thái Nguyên).
Hình 3.2: Dân số thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014
- Lao động, việc làm: Tổng số lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước (bao gồm trung ương, địa phương và hành chính sự nghiệp) là 37.610 người, chiếm tỷ lệ 26,73% và lao động làm việc ngoài khu vực nhà nước là 103.090 người, chiếm tỷ lệ 73,27%. Lao động qua đào tạo gồm công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng chiếm 55%; lao động chưa qua đào tạo chiếm 45%. Lao động có tay nghề khá phổ biến ở các ngành xây dựng, khai khoáng, sửa chữa, khí đốt… Tỷ lệ lao động thất nghiệp chiếm 4,46%.
Hình 3.3: Biểu đồ thu nhập bình quân trên đầu người của thành phố
GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 30 triệu đồng. Năm 2011 GDP bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng/năm, bằng 100% kế hoạch (tăng 7 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010). Năm 2012 GDP bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/năm, bằng 100% kế hoạch (tăng 5 triệu đồng so với năm 2011). Năm 2013 GDP bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng/năm. Năm 2014 GDP bình quân đầu người đạt 53 triệu đồng/năm bằng 100% kế hoạch. Thành phố Thái Nguyên là một trong những địa phương có bình quân thu nhập đầu người khá cao so với cả nước. Với đà phát triển đó, trong tương lai, thành phố sẽ có những tiến bộ vượt bậc về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội theo hướng ổn định và bền vững, xứng đáng là trung tâm của vùng Việt Bắc. Đồng thời, thành phố giữ vai trò chủđạo là trung tâm dịch vụ và liên kết phát triển với các vùng xung quanh. [21]
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
+ Đường bộ : Tổng chiều dài đường bộ của tỉnh là 2.753 km trong đó: quốc lộ 183 km, tỉnh lộ 105,5 km, huyện lộ 659 km, đường liên xã 1.764 km. Hệ thống tỉnh lộ và quốc lộđều được dải nhựa. Hệ thống tỉnh lộ và quốc lộđược phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện lỵ, các xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu di tích và thông với các vùng lân cận. Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc tỉnh Thái Nguyên, chạy qua thành Phố Thái Nguyên, nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng. Các quốc lộ 37, 18, 259 cùng hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu giao thông quan trọng và thuận lợi nối Thái Nguyên với các tỉnh lân cận.
+ Đường sắt: Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi lên các tỉnh khá thuận tiện; đảm bảo vận chuyển hành khách và hàng hóa thuận lợi. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội. Tuyến đường sắt Lưu Xá - Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, tuyến đường sắt này cũng nối tỉnh Thái Nguyên với Quảng Ninh. Tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển khoáng sản.
+ Đường thủy: Có hai tuyến đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km và Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km. Trong tương lai sẽ tiến hành nâng cấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hóa việc bốc dỡ, đảm bảo công suất bốc dỡ 1000 tấn hàng hóa/ngày đêm. Ngoài ra Thái Nguyên còn có hai con sông chính là sông Cầu và sông Công sẽđược nâng cấp để vận chuyển hàng hóa.
- Hệ thống bưu chính viễn thông: Thành phố Thái Nguyên có hệ thống thông tin viễn thông kết nối với toàn quốc và quốc tế với mạng truyền dẫn vững chắc bằng thiết bị vi ba và tổng đài điện tử - kỹ thuật số. Với tổng chiều dài 27.000 số hiện nay đã đạt dung lượng 18.000 thuê bao.
- Hệ thống điện: nằm trong hệ thống lưới điện miền Bắc, Thái Nguyên có lưới điện tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
- Hệ thống nước sạch: Thành phố Thái Nguyên đã có nhà máy nước với công suất 30.000 m3/ngày đêm, đảm bảo nhu cầu về khối lượng cung như chất lượng nước cho toàn thành phố.
3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn * Thực trạng phát triển đô thị
Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện theo đồ án quy hoạch chung thành phốđến năm 2020 tại Quyết định số 278/2006/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã mở rộng thành phố về phía Bắc thêm 2 xã Cao Ngạn và Đồng Bẩm. Đến nay, thành phố Thái Nguyên đã và đang tập trung xây dựng và phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt. Kết quảđạt được như sau:
Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng được tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả. Đến nay, gần như toàn bộ diện tích đất nội thịđã được lập quy hoạch chi tiết xây dựng. Đối với các xã ngoại thị, trung tâm các xã đã và đang