Tình hình vành ững nghiên cứu về ônhiễm môi trường tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn biến chất lượng môi trường tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 (Trang 27 - 31)

Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề rất đáng lo ngại.

Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Ô nhiễm môi trường không khí không chỉ tác động xấu đối với sức khỏe con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp) mà còn ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu như: hiệu ứng nhà kính, mưa axít và suy giảm tầng ôzôn,… Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn. Ở Việt Nam, tại các khu công nghiệp, các trục đường giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau, nồng độ các chất ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Và sự gia tăng dân số, gia tăng đột biến của các phương tiện giao trong khi cơ sở hạ tầng còn thấp làm cho tình hình ô nhiễm trở nên trầm trọng. [15]

ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.

Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí môi trường nào nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi. [19]

Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội 2013. Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã gặp phải những vấn đề về ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt dộng với tổng số 611 nhà máy trên diện thích 2298

ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.174.000 m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5, 1789 tấn BOD, 104 tấn Nitơ, 15 tấn Photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân hủy và làm sạch các dòng sông. [3]

Các loại ô nhiễm thường thấy tại các đô thị Việt Nam là ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm bụi, ô nhiễm các khí sulfure, cacbonic, ô nhiễm chì… Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt thường rất cao như chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy sinh hóa, nhu cầu ôxy hóa học, nitorit,.. gấp từ 2 - 5 lần, thậm chí từ 10 - 20 lần trị số tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt lại B, chỉ số E.Coli vượt tiêu chuẩn cho phép hàng trăm lần. Ngoài ra các chất ô nhiễm hữu cơ trên, môi trường nước mặt đô thị một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và chất độc hại như chì, thủy ngân, asen, clo, phenol. [16]

Chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Dizel, như vậy đã thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4.200 tấn CO2, 4.500 tấn NO2, 160.000 tấn CO, 13.200 tấn hydrocacbon và 156 tấn aldehyt. Chính vì thế tại nhiều khu vực trong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm khá cao. [6]

Tuy là một nước đang phát triển nhưng vấn đề về ô nhiễm môi trường ở nước ta đã được quan tâm từ rất lâu, từ năm 1996 đã có đề tài cấp Bộ nghiên cứu về

“Ô nhiễm môi trường do phương tiện vận tải gây ra” của tác giả Bùi Văn Ga trường Đại học Đà Nẵng đề tài đã đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông vận tải gây ra, và những năm sau đó nhiều đề tài nghiên cứu mới được ra đời như: “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch tại ba làng nghề tái chế chất thải” đề tài hợp tác quốc tế thuộc đề tài "Môi trường của sự phát triển trong công nghiệp hoá các làng nghề thủ công" (Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan), thời gian: 1998-1999. Và “Điều tra, đánh giá tình trạng ô nhiễm công nghiệp, đề xuất

các giải pháp cải thiện, kiểm soát và khống chế ô nhiễm trong quá trình phát triển công nghiệp ở Hà Nội” Cơ quan quản lý: Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hà Nội, thời gian thực hiện: 1999-2000, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Lân. Điều này chứng tỏ môi trường luôn được quan tâm và ngày càng nhận được sự hỗ trợ từ các nước và các tổ chức phi chính phủ.

Xã hội càng phát triển cùng theo đó là hàng loạt các vấn đề cần giải quyết, ngày nay vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái là vấn dề không chỉ diễn ra ở các nước phát triển mà còn diễn ra trên toàn thế giới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng. Hiện nay ô nhiễm môi trường không chỉ ô nhiễm về không khí mà còn ô nhiễm vềđất, nước và hậu quả mà chúng mang lại là ảnh hưởng rất nhiều về mọi mặt đối với cuộc sống con người. Các chất thải ngày càng nhiều và phong phú trong khi đó các biện pháp xử lý thì kém hiệu quả cùng với sự không quan tâm một cách chính đáng đã làm cho môi trường ngày càng tồi tệ hơn. Vì vậy bảo vệ môi trường đag là một vấn đề cấp bách.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Môi trường đất, nước và không khí thành phố Thái Nguyên.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

Thành phố Thái Nguyên

2.2. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu từ năm 2008 - 2014 2.3. Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn biến chất lượng môi trường tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)