Diễn biến môi trường không khí tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn biến chất lượng môi trường tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 (Trang 64 - 72)

Qua hình 3.12 ta thấy hàm lượng Fe trong nước được thể hiện trên biểu đồ qua các đường:

- Cao nhất được thể hiện ở đường đồ thị thuộc phường Cam Giá có hàm lượng Fe cao nhất là 5,6 năm 2014

- Thấp nhất được thể hiện ở đường đồ thị thuộc Quyết Thắng có hàm lượng Fe là 0,05 năm 2008.

Qua hình ta thấy được các đường thể hiện hàm lượng Fe tại khu vực nghiên cứu đang ở mức vượt quy chuẩn cho phép.

3.2.3. Din biến môi trường không khí ti thành ph Thái Nguyên giai đon 2008 - 2014 2008 - 2014

3.2.3.1. Các yếu tốảnh hưởng đến môi trường không khí tại thành phố Thái Nguyên

Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị và công nghiệp ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí tác động xấu đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và biến đổi khí hậu,… Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí ngày càng nhiều. [9]

Tại thành phố Thái Nguyên các nhà máy thuộc Công ty Cổ Phần Gang Thép Thái Nguyên, tình trạng gây ô nhiễm môi trường cũng chưa được xử lý triệt để nhất

là tại Nhà máy luyện thép, Công ty Cổ Phần cơ khí, Nhà máy cán thép Thái Nguyên, Công ty Cổ Phần hợp kim sắt Gang Thép,... Tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường do khói bụi thải phát tán ra các khu dân cư ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. [4]

Nguồn thải từ giao thông vận tải đã trở thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí ở đô thị hiện nay đặc biệt tại thành phố Thái Nguyên, do số lượng xe tăng lên rất nhanh làm tăng nguồn thải gây ô nhiễm không khí. Các hoạt động giao thông vận tải phát thải khí ô nhiễm chủ yếu gây ra các khí độc hại trong đó có NOx, SO2 và các loại bụi. Ngoài ra các hoạt động xây dựng nhưđào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép.

3.2.3.2. Sự biến động các chỉ số trong môi trường không khí - Diễn biến hàm lượng SO2 trong môi trường không khí

Bảng 3.10. Hàm lượng SO2 trong môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2014 (Đơn vị: mg/m3) Địa điểm Kết quả phân tích QCVN 05:2009/BTNMT 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tân Long 0,036 0,035 0,048 0,033 0,043 0,058 0,069 0,35 Quyết Thắng 0,034 0,041 0,057 0,054 0,038 0,059 0,087 0,35 Quan Triều 0,043 0,037 0,049 0,061 0,069 0,059 0,060 0,35 Cam Giá 0,029 0,028 0,060 0,058 0,056 0,061 0,067 0,35 Tân Lập 0,025 0,035 0,049 0,039 0,057 0,056 0,056 0,35 Tân Thịnh 0,023 0,031 0,029 0,041 0,030 0,059 0,065 0,35

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Công nghệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên). [20]

Hầu hết ở các địa điểm nghiên cứu nồng độ SO2 ở mức 0,023 mg/m3 (năm 2008) tại Tân Thịnh đến 0,87 mg/m3 (năm 2014) tại Quyết Thắng. So với QCVN thì dao động từ -0,33 đến -0,26. Qua đó ta thấy nồng độ SO2 so với QCVN đều đạt tiêu chuẩn, nằm dưới mức ô nhiễm theo quy chuẩn.

Phường Tân Thịnh có nồng độ SO2 thấp nhất 0,023 mg/m3 (năm 2008) nhưng so sánh với quy chuẩn vẫn dưới mức quy chuẩn 8,6 lần. Nguyên nhân là do phường Tân Thịnh trước đây là một trong những xã ven đô nhưng trong những năm gần đây quá trình phát triển đô thị theo đó lượng SO2 xả ra môi trường không khí nhiều hơn nhưng mức độ chưa ở mức ô nhiễm vì chưa vượt quá QCVN.

Theo đơn vị thời gian từ 2008 - 2014 thì tất cả các nồng độ SO2 ở các địa điểm nghiên cứu đều không vượt quá (QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT). Năm 2014 cao nhất, năm 2008 thấp nhất. Diễn biến nồng độ SO2 được thể hiện cụ thểở đồ thị dưới đây:

Hình 3.13: Đồ th nng độ SO2 trong môi trường không khí ti khu vc nghiên cu giai đon 2008 -2014

- Diễn biến hàm lượng NO2 trong môi trường không khí

Bảng 3.11. Hàm lượng NO2 trong môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2014

(Đơn vị: mg/m3)

Địa điểm Kết quả phân tích QCVN

05:2009/BTNMT 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tân Long 0,05 0,05 0.05 0,045 0,064 0,05 0,052 0,2 Quyết Thắng 0,05 0,05 0.05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,2 Quan Triều 0,046 0,05 0.05 0,05 0,051 0,05 0,053 0,2 Cam Giá 0,05 0,05 0.052 0,05 0,05 0,05 0,05 0,2 Tân Lập 0,05 0,049 0.05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,2 Tân Thịnh 0,05 0,05 0.05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,2

Nhận xét: Hầu hết ở các địa điểm nghiên cứu nồng độ NO2 ở mức 0.046 mg/m3 (năm 2008) tại Quan Triều đến 0,064 mg/m3 (năm 2012) tại Tân Long. So với QCVN thì dao động từ - 0,154 đến - 0,136. Qua đó ta thấy nồng độ NO2 so với QCVN đều đạt tiêu chuẩn, nằm dưới mức ô nhiễm theo quy chuẩn.

Theo đơn vị hành chính thì: Phường Tân Long có nồng độ NO2 cao nhất là 0,064 mg/m3 (năm 2012) nhưng so sánh với quy chuẩn thì vẫn dưới mức quy chuẩn là 3,1 lần nằm dưới mức ô nhiễm. Chỉ số NO2 tại đây có là do có nhiều khu dân cư từ các khí thải từ xe máy, ô tô. Phường Tân Long là một đơn vị hành chính giáp với một số khu vực khai thác than và một số khoáng sản khác như cát và nhà máy sản xuất gạch. Hơn nữa Tân Long là khu vực có tuyến đường chánh của thành phố nên lượng xe lưu thông với số lượng lớn nên hàm lượng NO2 ở phường Tân Long cao nơn tất cả các địa điểm nghiên cứu khác nhưng nồng độ NO2 vẫn chưa vượt quá mức quy chuẩn cho phép.

Phường Quan Triều có nồng độ NO2 thấp nhất 0,046 mg/m3 (năm 2008) nhưng so sánh với quy chuẩn vẫn dưới mức quy chuẩn 4,3 lần. Nguyên nhân là do vào thời điểm đó đô thị vẫn chưa phát triển mạnh.

Theo đơn vị thời gian từ 2008 - 2014 thì tất cả các nồng độ NO2 ở các địa điểm nghiên cứu đều không vượt quá (QCVN 05: 2009/BTNMT và QCVN 26: 2010/BTNMT). Diễn biến nồng độ NO2được thể hiện cụ thểởđồ thị dưới đây:

Hình 3.14: Đồ th nng độ NO2 trong môi trường không khí ti khu vc nghiên cu giai đon 2008 -2014

Nồng độ NO2 trong không khí thể hiện rõ ràng trên biểu đồ bằng các đường: - Cao nhất được thể hiện ởđường đồ thị thuộc phường Tân Long có nồng độ NO2 cao nhất.

- Thấp nhất được thể hiện ở đường đồ thị thuộc phường Quan Triều có nồng độ NO2 là thấp nhất.

Qua đồ thị ta cũng thấy được các đường thể hiện hàm lượng NO2 trong không khí tại khu vực nghiên cứu đều nằm dưới mức 0.2 mg/m3. Như vậy so với QCVN thì mức NO2 tại khu vực nghiên cứu đạt tiêu chuẩn là chưa ô nhiễm trong không khí.

- Diễn biến hàm lượng CO trong môi trường không khí

Bảng 3.12. Hàm lượng CO trong môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2014

(Đơn vị: mg/m3)

Địa điểm Kết quả phân tích QCVN

05:2009/BTNMT 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tân Long 20 20 20 20 20 20 20 30 Quyết Thắng 20 20 20 20 20 20 20 30 Quan Triều 20 20 20 20 20 20 20 30 Cam Giá 20 20 20 20 20 20 20 30 Tân Lập 20 20 20 20 20 20 20 30 Tân Thịnh 20 20 20 20 20 20 20 30

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Công nghệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên). [20]

Nhận xét: Hầu hết ở các địa điểm nghiên cứu nồng độ CO ở mức 20mg/m3 ở tất cả các năm. So với QCVN thấp hơn ngưỡng ô nhiễm là -10 mg/m3. Qua đó ta thấy nồng độ CO so với QCVN đều đạt tiêu chuẩn. nằm dưới mức ô nhiễm theo quy chuẩn. Theo đơn vị thời gian từ 2008 - 2014 thì tất cả các nồng độ CO ởđịa điểm nghiên cứu đều không vượt quá (QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT)

So với QCVN để nồng độ CO đạt ở mức ô nhiễm thì phải bằng 30mg/m3. Nhưng qua điều tra ta thấy nồng độ CO ở các địa điểm nghiên cứu tối đa là 20 mg/m3. Như vậy nồng độ CO trong không khí tại khu vực nghiên cứu đều nằm dưới mức 30mg/m3 so với QCVN thì mức CO tại khu vực nhiên cứu đạt tiêu chuẩn và chưa ô nhiễm trong không khí.

- Diễn biến hàm lượng bụi trong môi trường không khí

Bảng 3.13. Hàm lượng bụi trong môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2014

(Đơn vị: mg/m3)

Địa điểm Kết quả phân tích QCVN

05:2009/BTNMT 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tân Long 0,23 0,26 0,23 0,73 0,97 1,08 1,16 0,3 Quyết Thắng 0,27 0,37 0,25 0,38 0,54 0,72 0,96 0,3 Quan Triều 0,49 0,39 0,42 0,68 0,72 0,84 1,06 0,3 Cam Giá 0,49 0,32 0,27 0,43 0,82 0,91 0,96 0,3 Tân Lập 0,42 0,25 0,35 0,56 0,71 0,79 0,82 0,3 Tân Thịnh 0,31 0,34 0,43 0,74 0,85 0,98 1,05 0,3

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Công nghệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên). [20]

Nhận xét: Hầu hết ở các địa điểm nghiên cứu nồng độ bụiở mức 0,23 mg/m3 (năm 2008) tại Tân Long. Qua đó ta thấy nồng độ bụi so với QCVN đều bắt đầu ô nhiễm.

Phường Tân Long có nồng độ bụi thấp nhất 0,23 mg/m3 (năm 2008) nhưng so sánh với quy chuẩn vẫn dưới mức quy chuẩn -0,7 lần. Nguyên nhân là do vào thời điểm đó đô thị vẫn chưa phát triển mạnh. Đến năm 2014 hàm lượng bụi tăng lên 1,16 mg/m3 vượt 3,86 lần QCCP, nguyên nhân phường Tân Long là 1 đơn vị hành chính giáp với khu vực khai thác than khoáng sản và nhà máy sản xuất gạch, hơn nữa Tân Long là khu vực có tuyến đường chánh của thành phố nên lượng xe lưu thông với số lượng lớn nên hàm lượng bụi phường Tân Long cao hơn tất cả các địa điểm nghiên cứu.

Theo đơn vị thời gian từ 2008 - 2014 thì tất cả các nồng độ bụi ở các địa điểm nghiên đều có vượt quá (QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT). Năm 2014 là cao nhất và năm 2008 là thấp nhất. Diễn biến hàm lượng bụi được thể hiện cụ thểởđồ thị dưới đây:

Hình 3.15: Đồ th hàm lượng bi trong môi trường không khí ti khu vc nghiên cu giai đon 2008 -2014

Hàm lượng bụi trong không khí thể hiện rõ ràng trên biểu đồ qua các đường: - Thấp nhất được thể hiện ở đường đồ thị thuộc phường Tân Long có nồng độ bụi là thấp nhất.

Qua đồ thị ta cũng thấy được các đường thể hiện bụi trong không khí tại khu vực nghiên cứu đều nằm trên mức 0,3 mg/m3 như vậy so với QCVN thì mức bụi tại khu vực nghiên cứu vượt tiêu chuẩn là đã ô nhiễm trong môi trường không khí.

- Diễn biến tiếng ồn trong môi trường không khí

Bảng 3.14. Tiếng ồn trong môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2014

(Đơn vị: dBA)

Địa điểm Kết quả phân tích QCVN

26:2010/BTNMT 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tân Long 59 69 71 75 71 79 80,5 70 Quyết Thắng 64,2 64 67,5 73,1 75,9 74 76 70 Quan Triều 66,2 72 74 72 72,3 70 75,5 70 Cam Giá 60 69 67 70 76 72 75,2 70 Tân Lập 57 66 67,6 71 73,7 70 70 70 Tân Thịnh 61,4 62 65,8 74,6 70,2 76 78,9 70

Nhận xét: Hầu hết ở các địa điểm nghiên cứu hàm lượng tiếng ồnở mức 61,7 dBA (năm 2008) tại Tân Long đến 80,5 dBA (năm 2014) tại Tân long. So với QCVN thì dao động từ - 11 đến 10,5 Qua đó ta thấy hàm lượng tiếng ồn so với QCVN đều bắt đầu ô nhiễm.

Theo đơn vị thời gian từ 2008 - 2014 thì tiếng ồn tất cả các ở các địa điểm nghiên đều có vượt quá (QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT). Năm 2014 là cao nhất và năm 2008 là thấp nhất. Diễn biến hàm lượng tiếng ồn được thể hiện cụ thểởđồ thị dưới đây:

Hình 3.16: Đồ th tiếng n trong môi trường không khí ti khu vc nghiên cu giai đon 2008 -2014

Hàm lượng tiếng ồntrong không khí thể hiện rõ ràng trên biểu đồ qua các đường: - Cao nhất được thể hiện ở đường đồ thị thuộc phường Tân long có hàm lượng tiếng ồn là cao nhất.

- Thấp nhất được thể hiện ở đường đồ thị thuộc phường Tân Lập có hàm lượng tiếng ồn là thấp nhất.

Qua đồ thị ta cũng thấy được các đường thể hiện nồng độ tiếng ồn trong không khí tại khu vực nghiên cứu đều nằm trên mức 70 dBA như vậy so với QCVN thì mức tiếng ồn tại khu vực nghiên cứu vượt tiêu chuẩn là đã ô nhiễm trong môi trường không khí.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn biến chất lượng môi trường tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)