Hệ thống phân loại KH đƣợc coi là căn cứ quan trọng bám sát quy trình cho vay tín dụng. Dựa vào những thông tin thu thập về KH, NH lập ra những chỉ tiêu phân tích đánh giá về tƣ cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của KH để thƣờng xuyên phân loại KH tùy theo chỉ tiêu, nhằm:
-Áp dụng mức lãi suất phù hợp cho từng nhóm KH. Lãi suất là công cụ nhạy cảm nhất, cũng là yếu tố đƣợc KH cũng nhƣ NH quan tâm vì nó tạo ra lợi nhuận. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu tín dụng tại CN chƣa cao là chính sách lãi suất thiếu sự linh hoạt: Mức lãi suất cho vay đối với các KH khác nhau dƣờng nhƣ không có sự phân biệt lớn, do đó đã giảm khả năng thu hút KH lớn của CN thông qua lãi suất. Vì vậy, CN cần đƣa ra các mức lãi suất khác nhau nhằm thu hút KH và giữ mối quan hệ lâu dài với KH. Ví dụ, đối với các KH có uy tín, KH có quan hệ thƣờng xuyên, KH đã trả nợ gốc và lãi đúng hạn thì phải đƣợc ƣu đãi giảm lãi suất tiền vay, giảm phí dịch vụ, tăng lãi suất tiền gửi,…
-Đánh giá đúng chất lƣợng tín dụng KH quan hệ thƣờng xuyên, uy tín NH có thể nắm bắt và tiết kiệm đƣợc chi phí thẩm định và giám sát. Căn cứ vào số dƣ của KH, NH biết đƣợc khả năng tiềm tàng và chu kỳ sử dụng vốn, tiền mặt cũng nhƣ quan hệ với các đối tác trong việc mua nguyên vật liệu, tiêu thụ,…vừa thu thập đƣợc thông tin về KH của mình, vừa gián tiếp có những thông tin về đối tác của KH. Nếu đối tác có hiệu quả hoạt động tốt thì CN cần đƣa ra biện pháp để thu hút KH đó về giao dịch tại NH mình. Ngƣợc lại, thông qua đó nếu đối tác của KH cũng là KH đã giao dịch tại NH, mà có dấu hiệu hoạt động kém đi thì NH kịp thời đƣa ra các biện pháp thu hồi nợ.