Quản lý danh mục tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại VPBank – chi nhánh lê văn việt (Trang 56)

4. Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành (Kế toán, Kiểm toán, Tài chính,

3.2.4 Quản lý danh mục tài sản đảm bảo

Với các điều khoản trong hợp đồng tín dụng cũng như bằng các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo, công chứng… ngân hàng phải chắc chắn xác lập được quyền của mình đối với tài sản đề phòng trường hợp khách hàng không trả được nợ. Các công việc này cần phải được tiến hành chính xác và đầy đủ hơn, để tránh những thiếu sót có thể ảnh hưởng đến quyền của ngân hàng đối với tài sản đảm bảo.

Bên cạnh đó, việc quản lý tình trạng của tài sản đảm bảo, kiểm tra đánh giá giá trị tài sản đảm bảo phải được thực hiện thường xuyên để tránh tình trạng có thể khách hàng làm biến dạng tài sản đảm bảo. Các tài sản có thể tiến hành định giá lại giá trị định kỳ 6 tháng hoặc tối đa không quá 12 tháng/1 lần, riêng đối với các tài sản được xác định có mức biến động lớn cần phải theo dõi thường xuyên và đánh giá lại đột xuất khi giá trị tài sản giảm mạnh.

3.2.5 Nâng cao chất lƣợng thẩm định và phân tích tín dụng

Thẩm định có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng, nó quyết định xem hồ sơ vay vốn của khách hàng có được phê duyệt hay không. Công tác thẩm định tốt giúp ngân hàng tránh được những rủi ro từ phía khách hàng. Để nâng cao chất lượng thẩm định đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp. Trong quá trình thẩm định cần phải chú ý đến những điểm sau:

Tìm hiểu, phân tích khách hàng: tư cách và năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành quản lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức bố trí lao động; Phân tích đánh giá khả năng tài chính: kiểm tra tính chính xác của báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính; Phân tích quan hệ với khách hàng: Tình hình quan hệ với ngân hàng bao gồm tình hình quan hệ tín dụng, quan hệ tiền gửi hiện tại và cả trong quá khứ.

Trong thẩm định các dự án đầu tư, nhiều dự án lớn cần chú ý đến khả năng thu xếp vốn của dự án, khả năng triển khai quản lý của khách hàng, hiệu quả thực tế của dự án. Hiện nay, đối với những dự án lớn, mà chi nhánh không thể đánh giá được công nghệ, về giá trị thật sự của máy móc công nghệ… thì cần thuê tổ chức độc lập có uy tín để định giá, đánh giá công nghệ máy móc thiết bị cho khách quan.

Việc thẩm định, phân tích tín dụng cần phải nhìn nhận tổng hợp các yếu tố. Phân tích cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu; đồng thời kết hợp với phân tích định tính (Phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng…) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó của ngân hàng.

3.2.6 Quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân và sau giải ngân

Trong thực hiện giải ngân: Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của khách hàng như cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, trả lương công nhân viên, chỉ áp dụng phương thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

Thực hiện kiểm tra sau khi cho vay: Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lượng khách hàng. Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt nhất định nên cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên.

3.2.7 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ

Song song với việc tăng cường kiểm tra, giám sát khách hàng của cán bộ, chi nhánh cần xây dựng quy trình và quy định chặt chẽ về công tác hậu kiểm của bộ phận kiểm tra nội bộ nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng tuân thủ quy định hiện hành.

Bộ phận kiểm soát nội bộ cần phải độc lập tương đối với chi nhánh để tăng cường khả năng kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng, có thể đưa ra được những đánh giá, kiến nghị khách quan đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh nhằm giảm thiểu những rủi ro tín dụng.

Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

3.2.8 Chú trọng thực hiện phân tán và bù đắp rủi ro

Rủi ro càng cao, lợi nhuận cũng sẽ càng cao. Tuy nhiên, rủi ro cao đến một mức nào đó thì ngân hàng sẽ không thể kham nổi và làm cho ngân hàng rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí phá sản. Do vậy, ngân hàng cần có những biện pháp để chia sẻ, phân tán rủi ro.

Đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ: Ngân hàng thực hiện tín dụng thuê mua, thực hiện liên doanh liên kết, đồng bão lãnh,… trong đó nghiệp vụ tín dụng thuê mua là nghiệp vụ khá mới mẻ ở Việt Nam, nó cho phép ngân hàng tiết kiệm thời gian so với thẩm định dự án cho vay giảm thuế, tiết kiệm chi phí. Việc mở ra và phát triển hình thức tín dụng thuê mua trở thành vấn đề cần thiết, cấp bách đối với các NHTM. Đây là một hướng cơ bản đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hội nhập với thế giới.

Đa dạng hóa khách hàng; Cho vay đồng tài trợ: Trong cách cho vay này, mọi vấn đề về mức góp vốn, lợi nhuận, trách nhiệm, quyền hạn và tổn thất đều được chia sẻ theo tỉ lệ vốn góp của ngân hàng với tổng số tiền đầu tư của dự án. Như vậy, gánh nặng khi cho vay của ngân hàng sẽ giảm bớt, đặc biệt là những khoản vay lớn mà ngân hàng không thể đáp ứng được hoặc khó xác định được khả năng mức độ rủi ro thì đây là biện pháp khá hữu hiệu.

Ngoài các biện pháp phân tán rủi ro để tránh rủi ro tín dụng có thể xảy ra, ngân hàng nên trích lập quỹ dự phòng rủi ro cụ thể cho từng khoản vay và tham gia bảo hiểm tín dụng; Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản thế chấp, giải thích rõ những lợi ích mà khách hàng có được nếu rủi ro xảy ra. Vì đôi khi, do tập quán mà những khách hàng chưa quen với việc mua bảo hiểm, họ cho là việc mua bảo hiểm là không cần thiết. Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng: Tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro. Ngoài ra, ngân hàng còn kết hợp các giải pháp khác như: thực hiện đảm bảo tiền vay đúng quy định, thực hiện nghiêm túc các quy chế tín dụng, tăng cường công tác thông tin

phòng ngừa rủi ro và thông báo các rủi ro tiềm ẩn, đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng… nhằm hạn chế tối đa mức rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN

Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan và xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi tiền vay, cao hơn nữa là ngân hàng không thu hồi được cả vốn gốc và lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và thất thoát vốn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm ngân hàng bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và và hệ thống ngân hàng nói riêng.

Bên cạnh đó nếu như RRTD xảy ra càng nhiều với quy mô lớn trong hệ thống ngân hàng của một nước sẽ làm giảm đi uy tín, lòng tin vào hệ thống ngân hàng đó trên trường quốc tế, gây nên những khó khăn trong việc mua bán, đầu tư, thanh toán quốc tế, làm yếu thế khi giao dịch, mua bán với nước ngoài.

Hiện tượng sụp đổ các ngân hàng là vấn đề mà chính phủ các nước rất lo ngại, do đó ngân hàng trung ương thường xuyên khuyến cáo cho các ngân hàng hoặc tài trợ vốn cứu nguy tạm thời. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro và thiệt hại trong kinh doanh, các ngân hàng phải là người chịu trách nhiệm chính trong quản lý, phòng ngừa rủi ro. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mô hình phát triển ở Việt Nam.

Trong phạm vi tầm tay của các ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ tín dụng và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật chất. Do vậy, biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ trong quá trình xử lý công việc.

Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng, cùng với sự tham khảo các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đang triển khai tại Việt Nam, kết hợp với thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro này tại VPBank – Chi nhánh Lê Văn Việt, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế một cách có hiệu quả rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS. Phan Thị Cúc. Quản trị ngân hàng thƣơng mại. Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải.

[2] Hồ Diệu (chủ biên) (2000). Tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê.

[3] PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2007). Quản trị ngân hàng thƣơng mại. Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.

[4] TS. Nguyễn Minh Kiều (2007). Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Nhà xuất bản Thống Kê.

[5] Các trang web tham khảo:

http://vneconomy.vn http://www.vnexpress.net http://www.vietbao.vn http://www.vpbank.com.vn http://www.luatnganhang.com

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị tính: nghìn đồng

A. TÀI SẢN 2014 2013 2012

I. Tiền mặt và vàng 1.358.034 1.549.351 799.402 II. Tiền gửi tại NHNN Việt Nam 3.701.393 1.523.596 1.372.667 III. Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 13.924.797 12.055.421 26.760.927

1. Tiền gửi tại các TCTD khác 2.300.846 3.319.183 17.317.365 2. Cho vay các TCTD khác 11.630.402 8.796.925 9.498.221 3. Dự phòng cho vay các TCTD khác (6.451) (60.687) (54.659)

IV. Chứng khoán kinh doanh 4.243.718 8.508.797 1.345.840

1. Chứng khoán kinh doanh 4.260.016 8.510.340 1.366.615 2. Dự phòng rủi ro chứng khoán kinh

doanh

(16.298) (1.543) (20.775)

V. Cho vay khách hàng 77.255.692 51.869.416 36.523.123

1. Cho vay khách hàng 78.378.832 52.474.123 36.903.305 2. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (1.123.140) (604.707) (380.182)

VI. Chứng khoán đầu tƣ 47.960.783 29.167.489 22.254.016

1. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 44.189.329 28.530.794 22.263.016 2. Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn 4.022.686 636.695 - 3. Dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư (251.232) - (9.000)

VII. Góp vốn, đầu tƣ dài hạn 71.831 71.831 67.338

4. Đầu tư dài hạn khác 72.304 72.304 67.811

5. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (473) (473) (473)

VIII. Tài sản cố định 602.947 418.515 458.197

1. Tài sản cố định hữu hình 291.025 242.984 251.800

a. Nguyên giá 596.927 480.816 529.352

b. Giá trị hao mòn lũy kế (305.902) (237.832) (277.552)

2. Tài sản cố định vô hình 311.922 175.531 176.840

a. Nguyên giá 437.365 270.784 249.222

b. Giá trị hao mòn lũy kế (125.443) (95.253) (72.382)

IX. Bất động sản đầu tƣ 28.175 28.891 29.557

1. Nguyên giá 29.965 29.965 29.916

2. Giá trị hao mòn lũy kế (1.790) (1.074) (359)

X. Tài sản có khác 14.094.008 16.071.063 13.034.109

1. Các khoản phải thu 7.060.716 10.865.571 10.227.540 2. Các khoản lãi, phí phải thu 4.114.405 2.954.722 2.454.983

3. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - - 5.634

4. Tài sản có khác 3.174.284 2.857.330 438.350

TỔNG TÀI SẢN 163.241.378 121.264.370 102.673.090 B. NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỒN CHỦ SỞ HỮU NỢ PHẢI TRẢ I. Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 832.555 1.885.457 1.371.572 II. Tiền gửi và vay từ các TCTD khác 26.228.249 13.134.052 25.655.717

1. Tiền gửi của các TCTD khác 14.694.977 8.081.635 15.542.886 2. Tiền vay từ các TCTD khác 11.533.272 5.052.417 10.112.831

III. Tiền gửi của khách hàng 108.353.665 83.843.780 59.514.141 IV. Các công cụ tài chính phái sinh và nợ

tài chính khác

215.333 50.851 -

V. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tƣ, cho vay TCTD chịu rủi ro

125.246 63.737 64.540 VI. Phát hành giấy tờ có giá 12.409.544 7.600.755 4.766.100 VII. Các khoản nợ khác 6.096.491 6.959.041 4.591.916

1. Các khoản lãi, phí phải trả 2.038.490 2.006.498 1.186.701 2. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

phải trả

264 - -

3. Các khoản phải trả và nợ khác 4.057.737 4.908.974 3.390.977 4. Dự phòng cho các cam kết ngoại bảng - 43.569 14.238

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 154.261.083 113.537.673 95.963.986 VỐN CHỦ SỞ HỮU VIII. Vốn và các quỹ 8.980.290 7.726.697 6.709.104 1. Vốn 6.348.779 5.771.369 5.771.369 a. Vốn cổ phần 6.347.410 5.770.000 5.770.000 c. Thặng dư vốn cổ phần 1.369 1.369 1.369 2. Các quỹ 541.381 328.295 233.031

5. Lợi nhuận chưa phân phối 2.090.130 1.627.033 704.704

TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.980.290 7.726.697 6.709.104

IX. Lợi ích cổ đông thiểu số 5 - -

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Đơn vị tính: nghìn đồng

2014 2013 2012

1. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự

12.404.218 11.194.255 10.340.939 2. Chi phí lãi và các chi phí tương tự (7.113.131) (7.042.590) (7.277.906)

I. Thu nhập lãi thuần 5.291.087 4.151.665 3.063.033

3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 959.852 811.131 671.852 4. Chi phí hoạt động dịch vụ (352.700) (276.385) (401.035)

II. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 607.152 534.746 270.817 III. Lỗ thuần từ kinh doanh ngoại hối

và vàng

(89.905) (20.813) (117.164) IV. Lãi thuần từ mua bán chứng

khoán kinh doanh

(4.607) 117.999 73.913 V. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán

đầu tƣ

465.573 185.902 (176.112)

5. Thu nhập từ hoạt động khác 246.408 124.771 129.438 6. Chi phí hoạt động khác (253.363) (20.744) (23.953)

VI. Lãi thuần từ hoạt động khác (6.955) 104.027 105.485 VII. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ

phần

8.716 11.628 17.092 VIII. Chi phí hoạt động (3.682.984) (2.704.326) (1.874.989) IX. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh trƣớc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

2.588.077 2.380.828 1.362.075

X. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (979.474) (1.025.982) (413.052) XI. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 1.608.603 1.354.846 949.023

7. Chi phí thuế TNDN hiện hành (355.102) (331.592) (239.137)

8. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 92 (5.634) 5.595

XII. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

(355.010) (337.226) (233.542) XIII. Lợi nhuận sau thuế 1.253.593 1.017.620 715.481 XIV. Lãi cơ bản trên cổ phiếu

(VND/cổ phiếu)

BÁO CÁO LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ

Đơn vị tính: nghìn đồng

2014 2013 2012

LƢU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

01. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự nhận được

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại VPBank – chi nhánh lê văn việt (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)