Thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank – Chi nhánh Lê Văn Việt

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại VPBank – chi nhánh lê văn việt (Trang 41 - 45)

4. Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành (Kế toán, Kiểm toán, Tài chính,

2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank – Chi nhánh Lê Văn Việt

2.2.2.1 Thực trạng nợ xấu tại chi nhánh

2.2.2.1.1 Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà thời gian tồn tại của nó vượt qua thời gian cho vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng cộng với thời gian đã được gia hạn thêm nếu khách hàng yêu cầu. Nợ quá hạn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau từ phía khách hàng hay do khách quan…

Chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ quá hạn” là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ thì phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng đó là hiệu quá. Còn nếu tỷ lệ này lớn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh, có thể mất khả năng thanh toán hoặc tệ hơn nữa là phá sản.

Tỷ lệ nợ quá hạn chịu ảnh hưởng của chính sách xóa nợ của ngân hàng. Một ngân hàng có chính sách tốt là phải thiết lập được quỹ dự phòng rủi ro đủ mạnh và thông báo định kỳ về các món vay không có khả năng thu hồi. Tránh tình trạng trong một lúc phải thông báo con số nợ không có khả năng thu hồi là quá lớn và làm giảm tài sản của ngân hàng một cách nghiêm trọng.

Bảng 2.5. Bảng phân loại nhóm nợ của VPBank

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dƣ nợ 36.903 52.474 78.379 Nhóm 1 32.969 48.531 74.230 Nhóm 2 2.930 2.469 2.160 Nhóm 3 258 595 767 Nhóm 4 554 474 706 Nhóm 5 192 405 516 Tổng nợ quá hạn 3.934 3.943 4.149 Tỷ lệ nợ quá hạn 10,66% 7,51% 5,29%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPBank)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy mặc dù tổng dư nợ tăng qua mỗi năm nhưng tăng rất ít, từ năm 2012 đến năm 2014 lượng tăng tuyệt đối là 215 triệu đồng. Trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm mạnh, giảm từ 10,66% xuống 5,29% (Giảm 5,37%). Tỷ lệ này có thể nói đã đạt được chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra.

2.2.2.1.2 Nợ xấu

Khi nợ quá hạn tồn tại đến một thời điểm nào đó xuất hiện khả năng không thu hồi được khoản vay thì khoản nợ này được xem là nợ khó đòi hay là nợ xấu. Nợ được xem là khó đòi thì đồng nghĩa là khó có thể thu hồi được vốn. Nợ xấu là một khoản mà bất cứ ngân hàng nào cũng không muốn có, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi do các nguyên nhân chủ quan trong khâu thẩm định cũng như đạo đức của cán bộ tín dụng, một phần là do những nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng không tự chủ được tài chính hoặc cố tình lừa đảo, chiếm đoạt…

Nợ xấu trên tổng dư nợ là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

Bảng 2.6. Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dƣ nợ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Dƣ nợ tín dụng Nợ xấu Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dƣ nợ (%)

2012 36.903 1.004 2,72

2013 52.474 1.474 2,81

2014 78.279 1.989 2,54

Mặc dù dư nợ tín dụng có xu hướng tăng đều qua mỗi năm, tuy nhiên theo bảng trên, tỷ lệ nợ xấu có tăng nhẹ ở năm 2013 nhưng lại giảm mạnh vào cuối năm 2014. Cụ thể năm 2013 tăng 0,09% và đến năm 2014 giảm tới 0,27%.

Biểu đồ 2.6. Biểu đồ về tỷ trọng nợ xấu năm 2012 – 2014

Đơn vị tính: % 2,72 2,81 2,54 2,4 2,45 2,5 2,55 2,6 2,65 2,7 2,75 2,8 2,85 2012 2013 2014

Để đạt được kết quả như trên, ngoài việc tăng trưởng tín dụng, VPBank còn luôn chú trọng kiểm soát và quản lý chất lượng nợ chặt chẽ, với tiêu chí lấy chất lượng tín dụng quyết định tăng trưởng. Ngân hàng đã đưa vào triển khai thành công hệ thống phê duyệt tín dụng tập trung, liên tục cải tiến hệ thống thẻ chấm điểm (Scorecard) tiên tiến; xây dựng hệ thống quản trị rủi ro đồng bộ, áp dụng hệ thống cảnh báo sớm, bộ máy thu hồi nợ bao gồm cả thu hồi sớm và thu hồi muộn… hướng tới việc triển khai thành công khung quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức an toàn, chiếm 2,54% trên tổng dư nợ vào cuối năm 2014 và luôn < 3% tại mọi thời điểm, hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra.

2.2.2.2 Thực trạng nợ xấu phân theo kỳ hạn

Bảng 2.7. Kết quả nợ xấu phân theo kỳ hạn năm 2012 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ xấu 1.004 100 1.474 100 1.989 100 Ngắn hạn 772 76,89 941 63,84 1.099 55,25 Trung và dài hạn 232 23,11 533 36,16 890 44,75

Biểu đồ 2.7. Biểu đồ về nợ xấu phân theo kỳ hạn năm 2012 – 2014

Năm 2012 với nền kinh tế khủng hoảng đã làm cho kinh tế của nước ta cũng dao động mạnh, thêm vào đó là biến động của chu kỳ kinh tế năm 2012 khá nhanh và mạnh. Mà hoạt động cho vay tại ngân hàng chiếm đa số là cho vay ngắn hạn nên tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao tại ngân hàng – luôn dao động ở mức trên 50%.

Tuy nhiên sang đến năm 2014, do dư nợ tín dụng đang có sự chuyển đổi từ ngắn hạn sang trung và dài hạn nên cơ cấu nợ xấu phân theo kỳ hạn đã trở nên cân đối hơn. Cụ thể, ngắn hạn chiếm 55,25%, trung và dài hạn chiếm 44,75%.

2.2.2.3 Thực trạng nợ xấu phân theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.8. Kết quả nợ xấu phân theo đối tƣợng khách hàng năm 2012 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ xấu 1.004 100 1.474 100 1.989 100 Cá nhân 182 18,13 301 20,42 736 37,00 Doanh nghiệp 822 81,87 1.173 79,58 1.253 63,00

Biểu đồ 2.8. Biểu đồ nợ xấu phân theo đối tƣợng khách hàng năm 2012 – 2014

Thực tế nợ xấu qua các năm cho thấy khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể năm 2014 chiếm 63% giảm 18,87% so với năm 2012 chiếm 81,87%.

Nguyên nhân là do năm 2012 tình hình kinh tế đang bước vào giai đoạn khó khăn. Đây là khoảng thời gian gây nhiều lao đao và khốn đốn cho doanh nghiệp khi phần lớn đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nợ xấu của khách hàng phân khúc này chiếm tỷ trọng khá cao. Nhưng nhờ những động thái tích cực từ sự cố gắng của các ngân hàng cũng như sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cũng dần lây lại thăng bằng cho nền kinh tế. Việc tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn lưu động, giảm lãi suất cho vay được ngân hàng hưởng ứng mạnh. Cùng với đó là việc phối hợp thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Cũng như hạn chế rủi ro bằng việc nâng cao công tác thẩm định tài sản đảm bảo, công tác tín dụng tại ngân hàng, nâng cao trình độ của các chuyên viên phối hợp tư vấn khách hàng trong phương án kinh doanh của khách hàng… Do đó, sang đến năm 2014, nợ xấu đã giảm đáng kể cùng với đó tỷ trọng nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp cũng giảm theo.

Hiện nay ngân hàng áp dụng nhiều giải pháp tình thế để đảm bảo chất lượng tín dụng, thể hiện qua các nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng. Nhóm chỉ tiêu định tính thể hiện cho vay đảm bảo các quy chế, thể lệ tín dụng, đo lường mức độ thực hiện cũng như tuân thủ các quy trình quy chế cho vay tại ngân hàng, các yếu tố liên quan đến môi trường kinh tế, xã hội, môi trường tự nhiên, con người, thông tin các tài sản đảm bảo trong quá trình cho vay, công tác thẩm định cho vay cũng như thu hồi nợ sau cho vay. Nhóm chỉ tiêu định lượng nói chung nhằm phân tán rủi ro, đảm bảo các thông số tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại VPBank – chi nhánh lê văn việt (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)