Tình hình tài chính của ngân hàng

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại VPBank – chi nhánh lê văn việt (Trang 34)

4. Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành (Kế toán, Kiểm toán, Tài chính,

2.1.4. Tình hình tài chính của ngân hàng

Lợi nhuận năm 2014 của ngân hàng đạt 1.609 triệu đồng, tăng trưởng 19% so với năm 2013 và tăng 70% so với năm 2012, hoàn thành 85% kế hoạch. Mặt bằng lãi suất thị trường liên tục giảm dẫn tới biên lợi nhuận thực tế thấp hơn kế hoạch. Bên cạnh đó, việc chú trọng tăng cường trích lập dự phòng cũng là lý do dẫn tới lợi nhuận thấp hơn kế hoạch.

Nhờ sự tăng trưởng mạnh trong các hoạt động cốt lõi của ngân hàng, thu lãi kinh doanh chứng khoán thành công, đồng thời duy trì được bảng cân đối hiệu quả nên tổng thu nhập hoạt động thuần năm 2014 là khá cao, đạt 6.269 triệu đồng, tăng 26% so với năm 2013. Đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng này đến từ thu nhập lãi thuần (Tăng 1.139 triệu đồng – chủ yếu nhờ tăng trưởng cho vay, huy động vượt bậc, cải thiện cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn hiệu quả), tiếp đến là hoạt động mua bán kinh doanh chứng khoán (tăng 157 triệu đồng – tương ứng 52%).

Chi phí hoạt động năm 2014 có biến động so với những năm trước (Tăng 36% so với năm 2013), chủ yếu tăng cho chi phí nhân sự, chi phí quản lý nhằm đáp ứng cho các hoạt động tăng trưởng kinh doanh, các chương trình kinh doanh trọng điểm và hoàn thiện các hệ thống nền tảng, mô hình tổ chức trong quá trình chuyển đổi của ngân hàng. Tăng trưởng chi phí luôn được kiểm soát ở mức hợp lý và phù hợp với mức tăng trưởng của quy mô và thu nhập.

Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) tiếp tục xu hướng tăng trưởng. cụ thể năm 2014 cao hơn năm trước 1% và đạt 15%. Mặc dù trong năm 2014 Ngân hàng có phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) vẫn tăng 12% so với năm 2013, đạt mức 1.975 đồng/cổ phiếu. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA) năm 2014 giảm nhẹ xuống 0,88% so với tỷ lệ này của 2013 là 0,91%.

Biểu đồ 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

Biên thu nhập lãi thuần (NIM) năm 2013 đạt 4,5%, tăng 0,6% so với năm 2012 nhưng sang năm 2014 lại giảm nhẹ 0,05% so với năm trước đạt 4,42%. Trong đó, tỷ suất lợi tức trên tài sản sinh lời (YEA) giảm 1,89% và tỷ lệ chi phí lãi trên công nợ giảm 1,53%.

Như vậy, năm 2014 khép lại với nhiều ghi nhận tích cực trong kết quả kinh doanh của VPBank, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Một số thành tự có thể kể đến là việc tiếp tục đạt những bước tăng trưởng ấn tượng về quy mô cho vay (Tín dụng tăng trưởng 39%), huy động khách hàng (Tăng trưởng 29%), đưa đến bảng cân đối tài sản và nguồn vốn có cấu trúc vững mạnh. Từ đó, tăng trưởng tốt về lợi nhuận (Tăng trưởng 19%), các chỉ tiêu sinh lời và hiệu quả sử dụng tổng tài sản, đồng thời kiểm soát tốt các chỉ số an toàn hoạt động. Kết quả này khẳng định năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, từng bước tiến tới một định chế tài chính hiện đại, năng động và minh bạch.

2.1.5. Định hƣớng phát triển của ngân hàng trong những năm tới

Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt nam, VPBank đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của ngân hàng. Đặc biệt từ năm 2010, VPBank đã tăng trưởng vượt bậc với việc xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi toàn diện dưới sự hỗ trợ của một trong các công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới. Theo chiến lược này, VPBank đặt mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng

TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.

Tầm nhìn trên được hiện thực hóa bằng một chiến lược gồm 2 gọng kìm chính: Tăng trưởng hữu cơ quyết liệt, tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và SME, đồng thời khai thác cơ hội trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn và tín dụng tiêu dùng; Xây dựng các hệ thống nền tảng vững chắc về tổ chức, nhân sự, công nghệ, vận hành, v.v.

Hậu thuẫn cho việc triển khai chiến lược nói trên là văn hóa doanh nghiệp của VPBank, được xây dựng và vun đắp dựa trên 6 giá trị cốt lõi: Khách hàng là trọng tâm; Hiệu quả; Tham vọng; Phát triển con người; Tin cậy; Tạo sự khác biệt.

Những thành quả đạt được trong giai đoạn chuyển đổi vừa qua đã khẳng định chiến lược đúng đắn của VPBank, với những thay đổi tích cực về hình ảnh, chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp, v.v. Sự tin cậy của khách hàng đối với VPBank cũng ngày càng củng cố với việc gia tăng liên tục số lượng khách hàng mới và nguồn vốn huy động. Đặc biệt hơn cả là VPBank đang trở thành một địa chỉ thu hút nhân tài trong ngành tài chính ngân hàng. Những yếu tố then chốt này đã, đang, và sẽ trở thành vũ khí chiến lược của VPBank trong hành trình hướng tới mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.

VPBank tin tưởng rằng với tầm nhìn và chiến lược trên, ngân hàng sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình là mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, quan tâm chú trọng đến quyền lợi người lao động và cổ đông, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank – Chi nhánh Lê Văn Việt 2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại VPBank – Chi nhánh Lê Văn Việt 2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại VPBank – Chi nhánh Lê Văn Việt

2.2.1.1 Thực trạng tình hình dư nợ tại ngân hàng

Bảng 2.1. Thực trạng dƣ nợ tại ngân hàng năm 2012 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 1. Tổng dƣ nợ tín dụng cuối kỳ 36.903 52.474 78.379 2. Cơ cấu tín dụng Theo kỳ hạn: Ngắn hạn 22.746 24.575 24.914 Trung và dài hạn 14.158 27.899 53.465

Theo đối tượng khách hàng:

Doanh nghiệp 19.162 29.524 41.740

Cá nhân 17.741 22.950 36.639

Theo ngành nghề kinh doanh:

Nông nghiệp và lâm nghiệp 1.006 1.615 2.387

Thương mại, sản xuất và chế biến 21.539 16.161 39.799

Xây dựng 5.999 3.794 4.190

Kho bãi, vận tải, thông tin liên lạc 1.146 1.725 3.498 Cá nhân và các hoạt động khác 7.213 29.179 28.505

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPBank)

Biểu đồ 2.3. Tổng dƣ nợ cuối kỳ của ngân hàng năm 2012 - 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nhìn chung dư nợ tín dụng cuối kỳ của VPBank tăng trưởng đều qua mỗi năm. Cụ thể năm 2013 tăng thêm 15.571 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 42,2%. Năm 2014 tăng 25.905 triệu đồng so với năm trước tương ứng tăng trưởng 49,4%.

Để tăng trưởng tín dụng tốt trong điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp, VPBank đã liên tục áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và với nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, thay vì cho vay theo cấu trúc danh mục sản phẩm ngân hàng chuyển dịch sang cho vay theo các chương trình sản phẩm chuẩn để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, bao gồm các chương trình tín dụng, cho vay mua nhà, mua ô tô, cho vay tiêu dùng, tài trợ đảm bảo 100% bằng bất động sản, các chương trình tài trợ theo ngành…

2.2.1.2 Thực trạng tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Bảng 2.2. Kết quả dƣ nợ cho vay theo kỳ hạn năm 2012 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 22.746 61,64 24.575 46,83 24.914 31,79 Trung và dài hạn 14.158 38,36 27.899 53,17 53.465 68,21 Tổng cộng 36.903 100 52.474 100 78.379 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPBank)

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ về dƣ nợ cho vay theo kỳ hạn năm 2012 - 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nhìn chung, dư nợ cho vay ngắn hạn cũng như trung và dài hạn đều có xu hướng tăng qua mỗi năm. Tuy nhiên, đang có sự chuyển đổi cho nhau về cơ cấu trong tổng dư nợ. Cụ thể, năm 2012 tỷ trọng của nợ ngắn hạn chiếm 61,64%, năm 2013 là 46,83%, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Điều này rất phù hợp với phương hướng hoạt động mà VPBank đã đề ra đó là trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, sang đến năm 2014 tỷ trọng này chỉ còn 31,79% và đang dần được thay thế bởi nợ trung và dài hạn chiếm 68,21%. Sự phân chia đồng đều trong cơ cấu tổng dư nợ giúp cho ngân hàng có thể linh hoạt trong kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch tín dụng của ngân hàng, giảm thiểu áp lực lên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tìm kiếm khách hàng.

Điều này phần nào đã cho thấy được công tác tín dụng của ngân hàng luôn ổn định và tăng trưởng cho dù kinh tế còn khá nhiều khó khăn. Các sản phẩm cho vay ngắn hạn mặc dù đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, gây được sự chú ý cũng như lòng tin với khách hàng. Tuy nhiên, các sản phẩm cho vay trung dài hạn cũng đã từng bước phát triển và thay thế cho vay ngắn hạn.

2.2.1.3 Thực trạng tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.3. Kết quả dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng khách hàng năm 2012 - 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Cá nhân 17.741 48,07 22.950 43,74 36.639 46,75 Doanh nghiệp 19.162 51,93 29.524 56,26 41.740 53,25 Tổng cộng 36.903 100 52.474 100 78.379 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPBank)

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng khách hàng 2012 - 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Dư nợ cho vay cá nhân và doanh nghiệp đều có xu hướng tăng và tỷ trọng chênh lệch nhau không nhiều. Trong giai đoạn 2012 – 2014, mức tăng tuyệt đối với cho vay khách hàng cá nhân tăng 18.898 triệu đồng, cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng 22.578 triệu đồng. Tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm 53,25% (Trong đó chủ yếu là cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ). Điều này hoàn toàn đi theo đúng chiến lược bán lẻ của VPBank đó là chú trọng phát triển hỗ trợ phân khúc khách hàng cá nhân và phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngay từ đầu năm 2013, VPBank đã linh hoạt áp dụng các chương trình tín dụng ưu đãi cho khách hàng như: chương trình “Cho vay mua ô tô – Cơn lốc siêu ưu đãi” với lãi suất ưu đãi 6%/năm cho 6 tháng đầu tiên, Chương trình “SME Success 2013”, “Cho vay VND lãi suất ngoại tệ”… Thêm vào đó, năm 2013 VPBank đã được NHNN phê duyệt để lựa chọn tham gia Dự án SMEFP II & III do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ cho Việt Nam.

2.2.1.4 Thực trạng tình hình dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 2.4. Kết quả dƣ nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh năm 2012 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nông nghiệp và lâm nghiệp 1.006 2,73 1.615 3,08 2.387 3,05 Thương mại, sản xuất, chế biến 21.539 58,37 16.161 30,80 39.799 50,78

Xây dựng 5.999 16,26 3.794 7,23 4.190 5,35

Kho bãi, vận tải, thông tin liên

lạc 1.146 3,10 1.725 3,29 3.498 4,46

Cá nhân, hoạt động khác 7.213 19,54 29.179 55,6 28.505 36,36

Tổng cộng 36.903 100 52.474 100 78.379 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPBank)

Căn cứ vào kết quả dư nợ cho vay theo bảng trên, nhìn chung trong 3 năm ngành Nông nghiệp và lâm nghiệp đều chiếm tỷ trọng thấp nhất, cao nhất là ngành Thương mại, sản xuất, chế biến. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp đang có xu hướng tăng nhẹ qua các năm (Từ 2,73% lên 3,05%). Còn tỷ trọng ngành thương mại, sản xuất, chế biến có sự biến động không ổn định, giảm mạnh ở năm 2013 (Chỉ còn 30,80%) và tăng lên lại ở năm 2014 (50,78%).

Nguyên nhân là do VPBank đã dành khối lượng vốn lớn để cho vay với lãi suất ưu đãi cho các khu vực kinh tế mà Chính phủ khuyến khích như nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao. Cụ thể là so với năm 2013, cho vay nông nghiệp và lâm nghiệp tăng 48%, thương mại sản xuất và chế biến tăng 156%, trong khi cho vay xây dựng (Bất động sản) chỉ tăng nhẹ 10%.

2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank – Chi nhánh Lê Văn Việt

2.2.2.1 Thực trạng nợ xấu tại chi nhánh

2.2.2.1.1 Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà thời gian tồn tại của nó vượt qua thời gian cho vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng cộng với thời gian đã được gia hạn thêm nếu khách hàng yêu cầu. Nợ quá hạn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau từ phía khách hàng hay do khách quan…

Chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ quá hạn” là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ thì phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng đó là hiệu quá. Còn nếu tỷ lệ này lớn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh, có thể mất khả năng thanh toán hoặc tệ hơn nữa là phá sản.

Tỷ lệ nợ quá hạn chịu ảnh hưởng của chính sách xóa nợ của ngân hàng. Một ngân hàng có chính sách tốt là phải thiết lập được quỹ dự phòng rủi ro đủ mạnh và thông báo định kỳ về các món vay không có khả năng thu hồi. Tránh tình trạng trong một lúc phải thông báo con số nợ không có khả năng thu hồi là quá lớn và làm giảm tài sản của ngân hàng một cách nghiêm trọng.

Bảng 2.5. Bảng phân loại nhóm nợ của VPBank

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dƣ nợ 36.903 52.474 78.379 Nhóm 1 32.969 48.531 74.230 Nhóm 2 2.930 2.469 2.160 Nhóm 3 258 595 767 Nhóm 4 554 474 706 Nhóm 5 192 405 516 Tổng nợ quá hạn 3.934 3.943 4.149 Tỷ lệ nợ quá hạn 10,66% 7,51% 5,29%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPBank)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy mặc dù tổng dư nợ tăng qua mỗi năm nhưng tăng rất ít, từ năm 2012 đến năm 2014 lượng tăng tuyệt đối là 215 triệu đồng. Trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm mạnh, giảm từ 10,66% xuống 5,29% (Giảm 5,37%). Tỷ lệ này có thể nói đã đạt được chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra.

2.2.2.1.2 Nợ xấu

Khi nợ quá hạn tồn tại đến một thời điểm nào đó xuất hiện khả năng không thu hồi được khoản vay thì khoản nợ này được xem là nợ khó đòi hay là nợ xấu. Nợ được xem là khó đòi thì đồng nghĩa là khó có thể thu hồi được vốn. Nợ xấu là một khoản mà bất cứ ngân hàng nào cũng không muốn có, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi do các nguyên nhân chủ quan trong khâu thẩm định cũng như đạo đức của cán bộ tín dụng, một phần là do những nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng không tự chủ được tài chính hoặc cố tình lừa đảo, chiếm đoạt…

Nợ xấu trên tổng dư nợ là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

Bảng 2.6. Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dƣ nợ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Dƣ nợ tín dụng Nợ xấu Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dƣ nợ (%)

2012 36.903 1.004 2,72

2013 52.474 1.474 2,81

2014 78.279 1.989 2,54

Mặc dù dư nợ tín dụng có xu hướng tăng đều qua mỗi năm, tuy nhiên theo bảng trên, tỷ lệ nợ xấu có tăng nhẹ ở năm 2013 nhưng lại giảm mạnh vào cuối năm 2014. Cụ thể năm 2013 tăng 0,09% và đến năm 2014 giảm tới 0,27%.

Biểu đồ 2.6. Biểu đồ về tỷ trọng nợ xấu năm 2012 – 2014

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại VPBank – chi nhánh lê văn việt (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)